9. Đóng góp của luận văn
2.6. Kết luận chương 2
Dựa trên mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình Vật lí 11 THPT, điều kiện giảng dạy cụ thể nơi công tác, tôi đã vận dụng cơ sở lí luận để soạn thảo các NVKP và thiết kế tiến trình dạy học một số bài học của phần “Quang hình học” theo PPDHKP.
Các NVKP và tiến trình dạy học được thiết kế đã được đáp ứng các yêu cầu gồm: cự là bao nhiêu và có tác
dụng tạo ảnh như thế nào?
Nhờ vậy mà giúp chúng ta chọn lựa được một chiếc kính lúp phù hợp với mục đích sử dụng. NVKP 32.4: Một HS cận thị có các điểm Cc, Cv cách mắt lần lượt là 10 cm và 90 cm. HS này dùng kính lúp có độ tụ +10 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính. Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính? (2 phút)
Giao nhiệm vụ về nhà
- Hãy thiết lập công thức tính số bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận - Làm các bài tập trong SGK lần,...góc trông vật trực tiếp. (Làm việc cá nhân)
+ Phù hợp với trình độ của học sinh, cung cấp các điều kiện hợp lí để học sinh có thể tự hoạt động tư duy xây dựng kiến thức mới
+ Nội dung bài học hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, ham tìm hiểu, giúp học sinh chủ động và tích cực tiếp nhận và giải quyết vấn đề
Theo tiến trình dạy học như trên và điều kiện giảng dạy tại trường phổ thông hiện nay, tôi nhận thấy rằng hoàn toàn có thể đưa vào thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các NVKP và các tiến trình dạy học đã được thiết kế.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra, kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng vào dạy học một số kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lí 11 THPT theo quy trình soạn thảo ở chương 2.
Kết quả thực nghiệm sư phạm phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Những NVKP trong giờ học Vật lí có làm cho HS hứng thú và tích cực học môn Vật lí hay không?
- có tập cho HS thói quen tư duy trước những trở ngại về trí tuệ hay không?
Chính vì vậy, việc thực nghiệm sư phạm sẽ giúp trả lời cho các câu hỏi trên và có thể sẽ tìm ra những điểm chưa phù hợp trong việc sử dụng với nội dung kiến thức và từng đối tượng HS để có thể có được những cách làm phù hợp hơn. Qua đó sẽ được vận dụng rộng rãi hơn trong dạy học Vật lí, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Vật lí và quá trình đổi mới PPDH ở trường phổ thông.
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức dạy một số bài của phần “Quang hình học” – Vật lí 11 THPT cho các lớp đối chứng và thực nghiệm
• Đối với lớp thực nghiệm: sử dụng và dạy theo tiến trình đã được thiết kế ở chương 2. Khi cần thiết, các HS ở lớp thực nghiệm được chia làm sáu nhóm để có thể làm việc theo nhóm. Để NVKP thêm hấp dẫn, tăng tính kích thích đối với HS, tôi đã sử dụng các mô phỏng Vật lí, flash, phần mềm thí nghiệm ảo Crocodile, video, dạy bằng giáo án điện tử.
• Đối với các lớp đối chứng: GV dạy bình thường, không phiếu học tập, bài giảng điện tử và các phần mềm mô phỏng. Các tiết học tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng là 2 lớp 11 của trường THPT Phú Hòa, huyện Củ Chi, TPHCM.
+ Lớp TN: 11A3 (38 HS) + Lớp ĐC: 11A2 (39 HS)
Cả hai lớp đều do tác giả luận văn giảng dạy. Căn cứ vào kết quả học tập ở học kì 1 và kết quả bài kiểm tra cho hai lớp TN và ĐC trước khi tiến hành TNSP, tôi nhận thấy chất lượng học tập của hai lớp được đánh giá là tương đương nhau.(xem phụ lục 5)
3.2.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ ngày 01/03/2013 đến ngày 26/03/2013, theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại trường THPT Phú Hòa, huyện Củ Chi, TPHCM.
3.3. Phương pháp đánh giá kết quả của thực nghiệm sư phạm
Đánh giá quá trình: thông qua biểu hiện của HS và kết quả của các NVKP mà HS đã giải quyết
+ Ở mỗi tiết học của lớp TN, tôi có một bảng quan sát do đồng nghiệp của tôi là thầy Phan Minh Nở ghi nhận và phát cho HS làm các phiếu NVKP, phiếu học tập trên lớp để đánh giá biểu hiện tích cực cũng như sự tiến bộ của HS.
+ Đánh giá biểu hiện tích cực, chủ động học tập của HS khi tham gia hoạt động xây dựng bài học theo và kết quả giải quyết các NVKP
+ Hoạt động nhóm: các thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ, sẵn sàng thảo luận, hoạt động xây dựng bài học.
+ Hoạt động cá nhân:
• HS tập trung chú ý, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập. • HS trả lời đúng các câu hỏi mà GV đã đặt ra trong giờ học.
• HS hứng thú, thích thú khi học Vật lí: giơ tay phát biểu, xung phong lên bảng, có ý kiến thắc mắc và tranh luận trong giờ học.
• HS vận dụng kiến thức để giải bài tập và giải thích được các hiện tượng thực tế. • Thời gian hoàn thành các công việc được GV giao cho.
+ Xử lí, phân tích đánh giá quá trình
Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua bài kiểm tra
Từ kết quả kiểm tra của HS, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm. Ở đây, chúng tôi chú ý:
+ Phân tích các tham số đặc trưng
+ So sánh kết quả từ đồ thị phân bố tần suất và tần suất tích luỹ + Kiểm định giải thuyết thống kê
3.4. Diễn biến quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm
Để nắm bắt hoạt động học tập trên lớp của các lớp TN, tôi đã đưa ra mẫu bảng quan sát cụ thể cho từng bài lên lớp (xem phụ lục 1). Tôi nhờ đồng nghiệp của tôi là thầy Phan Minh Nở theo dõi, quan sát và ghi chép trong những tiết thực nghiệm.
Điều tra tính tích cực học tập của HS cuối đợt TNSP bằng phiếu điều tra (xem phụ lục 6)
Đặc biệt, trước khi vào TNSP, tôi giới thiệu cách học theo để HS biết và tham gia học tích cực mà không bỡ ngỡ. Các yêu cầu: nhanh, nhạy tiếp thu NVKP và tích cực học tập, làm việc theo nhóm được luyện tập cho HS với các nội dung HS đã học. Thêm vào đó, để tạo động lực cho HS tích cực hơn, nhất là ở những tiết đầu, tôi cho điểm cộng khi nhóm HS giải quyết xong NVKP đúng thời gian cũng như các ý kiến xây dựng bài xuất sắc của cá nhân HS.
3.4.1. Bài 26: Khúc xạ ánh sáng
Đa số HS tham gia vào giải quyết NVKP theo nhóm, tuy nhiên có một số HS chưa tích cực tham gia vào hoạt động nhóm, biểu hiện ở sự thờ ơ, không hợp tác. Đây cũng là tiết học đầu tiên nên HS chưa quen, GV đưa ra 3 NVKP thì không đủ thời gian để hoàn thành bài dạy.
Theo ghi chép trên bảng quan sát thì: Số HS thờ ơ
• ở NVKP 1: nhóm 2: 1 HS; nhóm 3: 2 HS; nhóm 4: 1 HS; nhóm 5: 1HS • ở NVKP 2: nhóm 3: 1 HS; nhóm 4: 2 HS; nhóm 5: 1 HS; nhóm 6: 1 HS • ở NVKP 3: nhóm 2: 1 HS; nhóm 4: 1 HS
NVKP 1 (NVKP 26.2): các nhóm 2, 5 nhận xét được khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng khi nhìn vào bảng số liệu và dự đoán được tỉ số sini/sinr là không đổi; các nhóm 1, 3, 4 nhận xét được nhưng nhưng chưa dự đoán được; nhóm 6 dự đoán sai.
NVKP 2 (NVKP 26.3): các nhóm 2, 6 trả lời đầy đủ; các 1, 3, 4, 5 trả lời được nhưng chưa đầy đủ.
NVKP 3 (NVKP 26.4): các nhóm 1, 5 trả lời và giải thích được; các nhóm 3, 6 trả lời được nhưng chưa giải thích được hoặc giải thích chưa đầy đủ; các nhóm 2, 4 trả lời sai.
Phát biểu xây dựng bài ở lớp TN: HS phát biểu xây dựng bài còn ít, khi phát biểu HS giải thích chưa trọn vẹn, còn mắc phải một số lỗi như: chưa dùng từ Vật lí chính xác, giải thích chưa đầy đủ và chính xác,...
Sau giờ học này, tôi biểu dương các nhóm học tốt để HS hình dung cụ thể hơn nhiệm vụ học tập của mình trong tiết học.
Ở bài học này, với thời lượng một tiết học không đủ để HS giải quyết cả 3 NVKP, mặt khác HS chỉ mới làm quen với cách học này nên các em chưa quen với việc tiếp thu và giải quyết nhanh các NVKP. Do đó, trong bài học này, GV có thể chỉ đưa ra 1 hoặc 2 NVKP tùy từng đối tượng HS.
3.4.2. Bài 27: Phản xạ toàn phần
HS bắt đầu học được cách trao đổi nhóm để giải quyết vấn đề từ bài đầu tiên. Tuy nhiên, sự tiến bộ còn chậm, vẫn còn một vài em thiếu sự chú ý và chưa hoàn thành nhiệm vụ giao về nhà.
Kết quả giải quyết NVKP
NVKP 1 (NVKP 27.1): nhóm 2 vận dụng được kiến thức về khúc xạ ánh sáng để khảo sát và dự đoán sự tồn tại của r theo i; các nhóm còn lại vận dụng được kiến thức để khảo sát nhưng chưa dự đoán được.
NVKP 2 (NVKP 27.2): dựa vào kết quả giải quyết NVKP 27.1 ở trên, các nhóm đều có thể suy luận và giải quyết được nhiệm vụ này.
NVKP 3 (NVKP 27.3): các nhóm 1, 2, 4, 6 vận dụng được kiến thức về khúc xạ ánh sáng và kiến thức hình học để giải thích đầy đủ; các nhóm 3, 4 giải thích chưa đầy đủ.
NVKP 4 (NVKP 27.4): các nhóm đều cho được nhận xét. Với sự gợi ý của GV: sợi quang gồm hai phần chính là phần lõi và phần vỏ, các nhóm đều giải thích được nguyên tắc cấu tạo của sợi quang là phần lõi có chiết suất lớn hơn phần vỏ, trình bày được các ứng dụng của sợi quang.
Phát biểu xây dựng bài: phát biểu chưa nhiều nhưng có nhiều câu trả lời đúng hơn, HS tự giác xung phong trả lời các câu hỏi, không khí giờ học sôi nổi và tích cực hơn tiết trước, các nhóm có ý kiến thắc mắc và tranh luận với các nhóm khác. Tuy nhiên, HS tiếp thu và giải quyết các NVKP vẫn còn tương đối chậm.
Sau giờ học này, chúng tôi tiếp tục biểu dương các nhóm học tốt và rút kinh nghiệm cho các giờ sau.
3.4.3. Bài 28: Lăng kính
HS dần quen với phương pháp học và làm việc nhóm, số HS hoàn thành nhiệm vụ giao về nhà tăng so với tiết trước, số ý kiến thắc mắc và tranh luận nhiều hơn.
Kết quả giải quyết NVKP
NVKP 1 (NVKP 28.1): nhóm 2 giải thích chưa đầy đủ; các nhóm còn lại vận dụng được kiến thức về khúc xạ ánh sáng giải thích đầy đủ.
NVKP 2 (NVKP 28.2): sau khi vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng để vẽ đường truyền của tia sáng qua lăng kính trong trường hợp có tia ló qua mặt bên kia của lăng kính, các nhóm 1, 2, 6 nhận xét đúng về độ lệch của tia ló so với tia tới; các nhóm còn lại nhận xét chưa đúng.
NVKP 3 (NVKP 28.3): đa số các nhóm đều có thể vận dụng điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần trong lăng kính để giải thích, các nhóm 1, 2, 4, 6 trả lời đầy đủ và đúng thời gian qui định, các nhóm 3, 5 chưa hoàn thành kịp thời gian.
NVKP 4 (NVKP 28.4): từ thí nghiệm chiếu ánh sáng vào lăng kính phản xạ toàn phần, HS biết được đường đi của tia sáng trong lăng kính, từ đó các nhóm 1, 2, 4, 6 vẽ được cách đặt lăng kính trong kính tiềm vọng, các nhóm 3, 5 chưa vẽ cách đặt lăng kính đúng. Đối với NVKP này, HS rất hào hứng.
Phát biểu xây dựng bài: HS phát biểu nhiều hơn, tranh luận sôi nổi hơn. HS vận dụng và liên hệ được kiến thức, xung phong giải bài tập ngay tại lớp. HS ngày càng tự tin hơn, đặc biệt HS đã quen dần với hoạt động nhóm, tốc độ giải quyết các NVKP nhanh hơn.
3.4.4. Bài 29: Thấu kính mỏng
Kết quả giải quyết NVKP
NVKP 1 (NVKP 29.1): NVKP này gần gũi với thực tế, với vốn kiến thức đã có từ thực tiễn các em có thể giải quyết được NVKP một cách nhanh chóng, tất cả các nhóm đều trả lời đúng.
NVKP 2 (NVKP 29.2): từ cách xác định các tiêu điểm, các tiêu diện, tiêu cự và độ tụ của thấu kính hội tụ, các nhóm 1, 2, 5 xác định đúng các tiêu điểm, các tiêu diện, tiêu cự và độ tụ của thấu kính phân kì; các nhóm còn lại xác định chưa chính xác.
NVKP 3 (NVKP 29.3): các nhóm 2, 3, 5, 6 trả lời đúng và đầy đủ; các nhóm 1, 4 trả lời chưa đầy đủ 3.
NVKP 4 (NVKP 29.4): các nhóm 1, 2, 4, 6 vận dụng được khái niệm về ảnh điểm để vẽ ảnh của điểm B qua thấu kính phân kì và hội tụ, từ đó xác định được ảnh A’ của điểm A bằng cách hạ B’ vuông góc lên trục chính ; các nhóm 3, 5 vẽ được ảnh nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời gian.
NVKP 5 (NVKP 29.5): ở bài “Lăng kính”, HS đã nhận xét được về độ lệch của chùm tia ló ra khỏi lăng kính nên HS có thể vận dụng để nhận xét sự khác nhau về độ lệch của chùm tia ló giữa thấu kính hội tụ và phân kì. Các nhóm 1, 2, 4 trả lời và giải thích đúng; các nhóm 3, 5, 6 trả lời chưa đúng.
NVKP 6 (NVKP 29.6): một số dụng cụ có dùng thấu kính đã được nói đến ở NVKP 1 nên tất cả các nhóm đều nhanh chóng giải quyết được nhiệm vụ này. Tuy nhiên các nhóm 1, 2, 5, 6 kể được nhiều hơn và đúng, nhóm 3 kể được nhiều nhưng một số dụng cụ không chính xác, nhóm 4 kể được ít cần có sự đóng góp ý kiến từ các nhóm khác.
Phát biểu xây dựng bài: nhiều HS có thể vận dụng kiến thức vừa học để giải ngay bài tập 12 trang 190 SGK, xung phong lên bảng để giải. Các nhóm HS rất tích cực, xung phong trả lời các câu hỏi và giải quyết các NVKP. HS ngày càng tự tin hơn, chủ động hơn trong làm việc nhóm.
3.4.5. Bài 32: Kính lúp
NVKP 1 (NVKP 32.1): vận dụng các kiến thức ở bài “Thấu kính mỏng”, quan sát, nhận biết, HS trả lời được cấu tạo của kính lúp, nhận xét về chiều và độ lớn ảnh của các dòng chữ từ đó suy ra tính chất của ảnh qua kính lúp và công dụng của kính lúp. Nhóm 1, 2, 4, 5 trả lời khá mạch lạc và hoàn chỉnh; các nhóm 3, 6 trả lời vẫn chưa đầy đủ hoàn toàn.
NVKP 2 (NVKP 32.2): HS phân tích từng vấn đề rồi tổng hợp lại để rút ra cách sử dụng kính lúp, liên hệ với các kiến thức cũ về trường hợp tạo ảnh ảo qua thấu kính hội tụ và điều kiện nhìn rõ của mắt. Các nhóm đều suy luận được và trả lời đúng, dùng từ Vật lí chính xác.
NVKP 3 (NVKP 32.3): Dựa vào hình vẽ gợi ý trước đó trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực, HS xác định thêm trường hợp góc trông vật có giá trị lớn nhất ứng với vật đặt tại