Bài 32: Kính lúp

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số kiến thức phần “quang hình học” – vật lí 11 thpt (Trang 104 - 105)

9. Đóng góp của luận văn

3.4.5.Bài 32: Kính lúp

NVKP 1 (NVKP 32.1): vận dụng các kiến thức ở bài “Thấu kính mỏng”, quan sát, nhận biết, HS trả lời được cấu tạo của kính lúp, nhận xét về chiều và độ lớn ảnh của các dòng chữ từ đó suy ra tính chất của ảnh qua kính lúp và công dụng của kính lúp. Nhóm 1, 2, 4, 5 trả lời khá mạch lạc và hoàn chỉnh; các nhóm 3, 6 trả lời vẫn chưa đầy đủ hoàn toàn.

NVKP 2 (NVKP 32.2): HS phân tích từng vấn đề rồi tổng hợp lại để rút ra cách sử dụng kính lúp, liên hệ với các kiến thức cũ về trường hợp tạo ảnh ảo qua thấu kính hội tụ và điều kiện nhìn rõ của mắt. Các nhóm đều suy luận được và trả lời đúng, dùng từ Vật lí chính xác.

NVKP 3 (NVKP 32.3): Dựa vào hình vẽ gợi ý trước đó trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực, HS xác định thêm trường hợp góc trông vật có giá trị lớn nhất ứng với vật đặt tại

điểm cực cận, các nhóm nhanh chóng lập được công thức tính số bội giác trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Tuy nhiên, nhóm 5 chưa xác định được α0nên còn lúng túng chưa lập được công thức. Sau khi giải quyết NVKP này, HS có ý kiến thắc mắc về trường hợp số bội giác trường hợp ngắm chừng ở cực cận, GV đưa ý kiến này cho các nhóm thảo luận và giải quyết xem như một nhiệm vụ học tập ở nhà.

Phát biểu xây dựng bài: số HS phát biểu tăng hơn các giờ trước và HS phát biểu với vẻ tự tin hơn. Nhiều nhóm HS và cá nhân đã được cộng điểm nên các em được kích thích mạnh khi có yêu cầu khám phá hoặc xây dựng bài.

Ở bài này, GV đưa thêm một NVKP nữa để thử sức HS: NVKP 4 (NVKP 32.4). Các nhóm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này, HS vận dụng trường hợp ảnh ảo (d’=O A'k <0), phân tích được mắt đặt sát kính nên O ≡ Ok => d’Cc= - OCc; d’Cv = - OCv => điều kiện của d. Một số nhóm giải theo cách dùng điều kiện OCc≤ |d’| ≤ OCv=> điều kiện của d.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số kiến thức phần “quang hình học” – vật lí 11 thpt (Trang 104 - 105)