Vấn đề câu hỏi trong dạy học tích cực

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số kiến thức phần “quang hình học” – vật lí 11 thpt (Trang 35 - 39)

9. Đóng góp của luận văn

1.4.2.Vấn đề câu hỏi trong dạy học tích cực

1.4.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của câu hỏi trong dạy học

Theo TS. Lê Thanh Oai [21], câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh được giải quyết. Trong dạy học, câu hỏi được sử dụng như là một công cụ dùng để tổ chức quá trình nhận thức; kiểm tra, đánh giá; tự đánh giá và tự học. Muốn vậy, trong nội dung câu hỏi, cái cần tìm phải được đặt trong mối quan hệ xác định với những kiến thức HS đã học, vốn kiến thức HS đã biết để thiết kế câu hỏi; như vậy mới khơi dậy được những tiềm năng sẵn có, kích thích hứng thú, khát vọng được giải đáp của HS. Câu hỏi lúc đầu là một hiện tượng khách quan đối với người học, nó được vật chất hóa dưới dạng ngôn ngữ viết, hoặc lời nói và nó chỉ trở thành hiện tượng chủ quan khi HS tiếp nhận, ý thức nó như một vấn đề cần được giải quyết. Do đó, có thể khái quát về câu hỏi: câu hỏi là một sản phẩm trung gian quan trọng quyết định chủ thể nhận thức lĩnh hội được hiểu biết về môt sự vật, hiện tượng nào đó.

Từ điển tiếng Nga nêu 3 ý nghĩa của thuật ngữ câu hỏi:

- Một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh đòi hỏi phải trả lời, phải thực hiện;

- Một nhiệm vụ như là một đối tượng nghiên cứu, một phán đoán, một bài toán, một vấn đề đòi hỏi giải quyết;

- Một bài toán, một mệnh đề chưa thể hiện đầy đủ thông tin về một sự vật nào đó. Có thể nói, trong các bài giảng của GV, câu hỏi luôn xuất hiện và là phương tiện để khai thác thông tin hai chiều giữa người dạy và người học. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi muốn nói đến câu hỏi của GV vì nó đóng vai trò quan trọng trong các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp dạy học khám phá. Đặt câu hỏi là trung tâm của phương pháp dạy học tích cực. Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và thu hút họ vào các cuộc thảo luận hiệu quả. Câu hỏi tốt sẽ làm cho HS không những hiểu nội dung vấn đề đang học mà còn làm cho các em tăng sự tự tin, tăng tính tích cực học tập, kích thích tư duy, có khả năng giải quyết tốt vấn đề và diễn đạt mang tính sáng tạo, . Có thể lấy một ví dụ về tác dụng của câu hỏi: Trong cuốn “Tư duy như Einstein” của Scott Thorpe có nói đến cách đặt câu hỏi của Einstein trước một vấn đề tự nhiên để giải thích tại sao nhà bác học thiên tài này hay có những phát minh đột phá. Trước hiện tượng giải phóng năng lượng trong phản ứng hạt nhân, rất nhiều người đi vào nghiên cứu với câu hỏi “Tại sao tự nhiên có thể vận động theo cách đó, khi ta biết nó không thể”. Einstein thì lại đặt câu hỏi “Tự nhiên sẽ như thế nào nếu nó vận động theo cách chúng ta quan sát thấy”. Câu hỏi đầu hướng chúng ta vào việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề (cái chúng ta cho là không thể), câu hỏi sau hướng chúng ta vào việc tìm ra cái mới (tự nhiên sẽ vận động như thế nào) dựa trên cái đã biết (kết quả quan sát hiện tượng). Và sau đó, Einstein đã phát hiện ra công thức nổi tiếng E = mc2để giải thích tự nhiên vận động như thế nào.

1.4.2.2. Một kiểu phân loại câu hỏi trong dạy học

Trong bài viết của mình, PGS. TS Lê Phước Lộc [13] cho rằng, có rất nhiều kiểu phân loại câu hỏi để người GV sử dụng trong QTDH, tùy theo mục đích dạy học của mình. Vậy cở sở nào để phân loại câu hỏi và cách sử dụng chúng như thế nào trong dạy học? Để phục vụ cho đề tài này, ở đây chúng tôi trình bày một kiểu phân loại câu hỏi mà PGS. TS Lê Phước Lộc đã có cách phân loại câu hỏi và cách sử dụng câu hỏi của riêng mình trong dạy học.

Cơ sở để phân loại câu hỏi:Dựa vào kiến thức trả lời và mức độ tư duy -Kiến thức mà HS phải trả lời: mức độ khó dễ và dung lượng nhiều ít. -Mức độ truy xuất các hoạt động tư duy của HS để trả lời câu hỏi.

Theo kiểu phân loại này, có 4 loại câu hỏi

-Kiến thức: có sẵn, ngắn (một định nghĩa, một khái niệm, một quy luật đã học). -Mức độ tư duy: không sáng tạo, chỉ cần tái hiện, lặp lại hoặc bắt chước.

-Mẫu câu hỏi: Hãy nhắc lại…; Hãy cho biết kết quả đo được từ thí nghiệm…; Hãy cho một ví dụ khác về…;…

b/ Câu hỏi loại “trình bày” (loại 2)

-Kiến thức: đơn giản (trình bày hoặc mô tả một vấn đề, một sự kiện mới được xem, được nghe,…).

-Mức độ tư duy: phát biểu không theo khuôn mẫu có sẵn, có lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của bản thân.

-Mẫu câu hỏi: Hãy mô tả…; Hãy trình bày…; Hãy chứng minh…

c/ Câu hỏi loại “giải thích” (loại 3)

-Kiến thức: phải trả lời nhiều, phức tạp.

-Mức độ tư duy: truy xuất các hoạt động tư duy, tự cấu trúc câu trả lời.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, tìm cách trả lời, trong câu hỏi loại này phải ngầm chứa một sự gợi ý. Có hai cách đặt câu hỏi:

• Cách đặt câu hỏi có dùng từ hỏi trực tiếp: từ hỏi + nội dung hỏi (có ngầm chứa sự gợi ý)?

Ví dụ: Tại sao vào những ngày trời nắng nóng, ta nhìn thấy trên mặt đường nhựa như có vũng nước xa xa trước mặt nhưng thật ra khi lại gần thì lại không thấy?

• Cách đặt câu hỏi dùng từ mệnh lệnh: mệnh lệnh + nội dung cần trả lời + gợi ý. Ví dụ: Hãy giải thích cơ chế tạo ảnh của kính hiển vi dùng để quan sát các vật rất nhỏ.

(Những cụm từ gạch dưới là để ngầm gợi ý cho HS)

d/ Câu hỏi loại “luận chứng” (loại 4)

-Kiến thức: vận dụng kiến thức đã học đã học để tìm một hoặc nhiều phương án giải quyết hợp lí một vấn đề trong thực tế.

-Mức độ tư duy: truy xuất các hoạt động tư duy, tự tìm các phương án trả lời, tự cấu trúc câu trả lời, có sáng tạo.

Câu hỏi loại này đòi hỏi HS có năng lực tư duy cao. Tính sáng tạo ở đây là: tự tìm các phương án trả lời, phương án tối ưu, tự biện luận lời giải (nếu cần)

+ Loại câu hỏi có một phương án tối ưu. Ví dụ như một bài toán, một bài tập Vật lí mang tính tổng hợp chỉ có một cách giải duy nhất.

+ Loại câu hỏi có nhiều phương án giải quyết. Ví dụ: Làm thế nào để đảm bảo an toàn trên đoạn đường cong ? (Có 4 phương án: mặt đường nghiêng, giảm vận tốc, tăng ma sát mặt đường, đi nghiêng)

Cách phân loại này có các ưu điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV có thể xuất phát từ nội dung cần có (câu trả lời của HS) để cấu trúc câu hỏi. - Tạo điều kiện cho GV khi có ý đồ phát triển tư duy HS.

- Tạo điều kiện cho GV có mẫu câu hỏi cho đối tượng cụ thể nhằm tạo động lực trong học tập của HS, nhất là các HS yếu kém, đảm bảo nguyên tắc về tính vừa sức trong học tập.

1.4.2.3. Một số cách sử dụng câu hỏi trong dạy học [13]

 Sử dụng câu hỏi phù hợp đối tượng HS

Rõ ràng là, một HS yếu, kém khó có thể trả lời câu hỏi loại “giải thích” và “luận chứng” (loại 3 và loại 4), trong khi, các PPDH tích cực, người GV cần sự đối thoại với mọi HS nhằm kích thích, đặc biệt đối với HS có học lực yếu, nhút nhát để tạo động lực trong học tập cho các em này. Câu hỏi loại “phát biểu” và “trình bày” (loại 1 và loại 2) rất cần trong đối thoại hoặc trong kiểm tra đầu giờ đối với những HS loại này. Câu hỏi loại 3 và loại 4 nên dành cho HS khá giỏi trong đối thoại, kiểm tra đầu giờ hoặc sử dụng trong kiểm tra viết.

Ví dụ:Về định luật I Niu-tơn có nhiều cách đặt câu hỏi: -Hãy phát biểu định luật I Niu-tơn

-Hãy mô tả một thí nghiệm để kiểm chứng định luật I Niu-tơn

-Tại sao ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, khi xe thắng gấp thì tất cả người, đồ đạc trong xe đều “chuyển động” về phía trước?

-Hãy tìm những ứng dụng kĩ thuật có liên quan đến định luật và giải thích chúng.

 Sử dụng câu hỏi chứ đựng hệ thống đánh giá Bloom

+ Về hệ thống đánh giá Bloom, chúng tôi trình bày trong Phụ lục 2.

+ Trong các bài kiểm tra viết bình thường (15 phút, 1, tiết), yêu cầu đánh giá HS ở ba bậc đầu tiên (biết, hiểu và vận dụng) phù hợp với câu hỏi loại 1, 2 và 3. Ví dụ: có thể dùng 3 câu hỏi riêng biệt ở trên để đánh giá và phân loại HS. HS trung bình, yếu làm được câu hỏi loại 1 và 2, HS khá giỏi làm được câu hỏi loại 3. Câu hỏi loại 3 đòi hỏi HS phải liên hệ các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề cụ thể.

Từ một số cách sử dụng câu hỏi trong dạy học, chúng tôi nhận thấy câu hỏi loại 3 (câu hỏi loại “giải thích”) có thể giúp rèn luyện và phát triển tư duy của HS. Vì vậy, trong PPDHKP, chúng tôi chọn câu hỏi loại 3 để cấu trúc NVKP, tất nhiên NVKP còn có những đặc điểm riêng của nó (sẽ được trình bày ở phần sau).

Ngoài ra, nhằm bổ sung cho việc vận dụng có hiệu quả, chúng tôi đưa thêm vào loại câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi về cái chưa biết, thường xuất phát từ phía học sinh hơn là phía giáo viên. Câu hỏi nêu vấn đề bao giờ cũng nhằm kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh, buộc các em phải vận dụng những thao tác tư duy khác nhau, phải giải thích, chứng minh, tự kết luận. Để trả lời những câu hỏi nêu vấn đề, học sinh cũng phải tái hiện kiến thức cũ, nhưng không phải dưới dạng “kiến thức cũ nguyên xi” mà học sinh phải gia công thêm, kết hợp các kiến thức đó với nhau…

+ Câu hỏi nêu vấn đề khác với “câu hỏi thông báo”. Những câu hỏi có tính chất thông báo chỉ đòi hỏi sự nhớ lại (tái hiện) kiến thức cũ đã biết, yêu cầu chủ yếu trí nhớ của học sinh mà không động viên sự tìm tòi của các em.

+ Câu hỏi như là giai đoạn của kiến thức đang hình thành, có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học, và câu hỏi sẽ là phương tiện ghi nhận tình huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề phải có những đặc điểm sau:

a/ Phải chứa đựng một mâu thuẫn nhận thức. Điều đó chỉ đạt được khi câu hỏi phản ánh được mối liên hệ bên trong giữa điều đã biết và điều phải tìm.

b/ Phải chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời. Nghĩa là phải tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết, tạo điều kiện tìm ra con đường đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề.

c/ Phải phản ánh được tâm trạng ngạc nhiên của học sinh khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức, khi đụng chạm tới vấn đề.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số kiến thức phần “quang hình học” – vật lí 11 thpt (Trang 35 - 39)