Xây dựng mô hình động cơ Stirling

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”, vật lý 10 ban cơ bản (Trang 78)

7. Đóng góp của đề tài

2.3.3.Xây dựng mô hình động cơ Stirling

2.3.3.1. Giới thiệu động cơ Stirling

Động cơ Stirling, được phát minh bởi Robert Stirling vào cuối thế kỉ XIX, là một loại động cơ nhiệt hoạt động dựa trên nguyên lý biến nhiệt lượng thành công. Có hai loại động cơ nhiệt phổ biến là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Động cơ đốt trong sử dụng sự đốt cháy nhiên liệu bên trong xi-lanh của động cơ, trong khi đó, động cơ đốt ngoài sử dụng nguồn nhiệt bên ngoài để đốt nóng tác nhân sinh công bên trong động cơ. Nguồn nhiệt này có được từ việc đốt cháy các loại nhiên liệu (xăng, dầu hỏa, than…), từ năng lượng Mặt trời, từ nhiệt sinh ra do phân hủy các chất hữu cơ… Động cơ Stirling thuộc loại động cơ đốt ngoài, tất cả các động cơ Stirling hoạt động đều đòi hỏi sự chênh lệch nhiệt độ được tạo ra từ một vùng tiếp xúc với nguồn nóng và một vùng khác trên động cơ được làm mát. Khác với động cơ đốt trong, khí (tác nhân sinh công) bên trong xi-lanh của động cơ Stirling là một khối khí cô lập và không bị đốt cháy, do đó không tiêu thụ nhiên liệu và xả khí thải ra môi trường. Nếu nguồn nhiệt bên ngoài dùng để cung cấp nhiệt lượng cho động cơ Stirling là sạch thì đây là loại động cơ thân thiện với môi trường hơn rất nhiều so với các loại động cơ tiêu thụ nhiên liệu, xả khí thải ra môi trường. Động cơ Stirling cũng ít gây ra ô nhiễm tiếng ồn vì nó không có các van lấy khí và xả khí, không có giai đoạn đánh lửa đốt cháy nhiên liệu, đây là những nguồn chính gây ra ô nhiễm tiếng ồn của các loại động cơ đốt trong hiện nay. Và đặc biệt, động cơ Striling có thể dùng trong dạy học để minh họa một cách trực quan các kiến thức của chương “Cơ sở của nhiệt động lực học”.

2.3.3.2. Nguyên lí hoạt động của động cơ Stirling

Động cơ Stirling hoạt động theo một chu trình gồm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn là một quá trình thuận nghịch, và cả bốn quá trình thuận nghịch này tạo nên chu trình Stirling như hình 2.11.

Động cơ Stirling kiểu pít-tông tự do như hình 2.12 có thể sử dụng trong dạy học ở các trường phổ thông. Động cơ Stirling loại này có một pít-tông nhỏ gọi là pít-tông truyền lực gắn liền với một xi-lanh nhỏ hoặc một lớp màng cao su (tùy trường hợp động cơ hoạt động ở nhiệt độ cao hay thấp); một pít-tông thứ hai nằm bên trong, không khít chặt với một xi-lanh lớn khác, gọi là pít-tông tự do. Vai trò của pít-tông này là di chuyển khối khí bên trong xi-lanh lên xuống giữa hai vùng có nhiệt độ khác nhau trên động cơ, một vùng được nguồn nhiệt nung nóng và một vùng được làm mát. Ở thiết kế như hình 2.12, đáy dưới của động cơ được nung nóng bằng một ngọn lửa và phía trên được làm mát bằng nước hoặc môi trường xung quanh. Hai pít-tông được liên kết với nhau sao cho chuyển động của chúng lệch pha nhau 90o để khi pít-tông truyền lực đang di chuyển chậm ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì pít-tông tự do ở điểm giữa của quỹ đạo chuyển động với vận tốc lớn nhất.

Hình 2.11. Giản đồ p–V của chu trình Stirling

Hình 2.12. Các giai đoạn hoạt động của chu trình Stirling loại pít-tông tự do

−Ở vị trí 1 của hình 2.12, pít-tông tự do đang ở vị trí trên cùng, lúc này lượng khí sẽ chiếm chỗ vùng nóng đang ở nhiệt độ TH. Khí nhận nhiệt lượng QH, dãn nở và đẩy pít-tông truyền lực di chuyển lên phía trên (đường 12 trên hình 2.12).

−Ở vị trí 2, pít-tông truyền lực ở vị trí cao nhất của quỹ đạo chuyển động (khối khí đạt thể tích lớn nhất V2). Giai đoạn pít-tông truyền lực di chuyển chậm lên vị trí cao nhất được xem như quá trình đẳng tích (đường 23 trên hình 2.12). Pít-tông tự do lúc này di chuyển đến vùng nóng, đẩy khí di chuyển lên vùng lạnh. Trong thiết kế này, pít-tông tự do sẽ trữ nhiệt lượng QC của khí khi nó được làm lạnh từ nhiệt độ TH đến TC.

− Ở vị trí 3, toàn bộ lượng khí đang ở vùng lạnh, lúc này khí sẽ co lại và kéo pít- tông truyền lực đi xuống (đường 34 trên hình 2.12).

− Ở vị trí 4, pít-tông truyền lực di chuyển chậm và bị nén hoàn toàn ở vị trí thấp nhất của quỹ đạo (khối khí có thể tích nhỏ nhất V1). Pít-tông tự do di chuyển lên trên và đẩy khối khí xuống vùng nóng. Khi khối khí lạnh đi ngang qua pít-tông tự do, nó sẽ nhận lại nhiệt lượng QH đã trữ trước đó (đường 41 trên hình 2.12). Động cơ Stirling khi hoàn tất chu trình sẽ trở về vị trí 1, và cứ thế lặp đi lặp lại.

2.3.3.3. Xây dựng động cơ Stirling từ vỏ lon, chai nhựa và các vật liệu đơn giản

Có hai mẫu động cơ Stirling loại pít-tông tự do có thể chế tạo dùng trong dạy học: loại hoạt động ở nhiệt độ thấp và loại hoạt động ở nhiệt độ cao.

- Động cơ Stirling loại pít-tông tự do, như hình 2.12, hoạt động với nguồn nóng có nhiệt độ thấp (hơi nóng của tách nước sôi…) có thể được chế tạo hoàn toàn từ những dụng cụ rẻ tiền. Thành phần cấu tạo chính:

+ Xi-lanh lớn là bộ phận chứa pít-tông tự do, hai đáy của xi-lanh được đóng kín bằng hai đĩa nhôm. Hai đĩa nhôm này có thể tận dụng từ các hộp đựng sơn hay những lon đồ hộp, phần thân xi-lanh hình trụ có thể lấy từ những ống nhựa lớn (dùng đề làm ống thoát nước mưa) hay các chai nhựa đựng nước ngọt loại lớn. Pít- tông tự do có thể tận dụng từ những miếng xốp.

+ Xi-lanh nhỏ chứa pít-tông truyền lực: Xi-lanh và pít-tông này có thể lấy từ các ống đồng mua ở các cửa hàng bán vật liệu cũ. Ta chọn kích thước của hai ống đồng sao cho một ống vừa khít và có thể trượt bên trong ống còn lại, ống này ta sẽ bịt kín hai đầu để làm pít-tông truyền lực.

+ Trục quay có thể lấy từ dây đồng hoặc dây kẽm. Bánh đà có thể lấy từ đĩa CD, đĩa DVD đã bị hỏng, hoặc miếng gỗ tròn.

- Động cơ Stirling loại pít-tông tự do hoạt động với nguồn nóng có nhiệt độ cao (đun bằng nến hay đèn cồn) có thể được chế tạo từ các loại vỏ lon và các vật dụng rẻ tiền. Ở mẫu động cơ này, ta có thể thay xi-lanh chứa pít-tông truyền lực bằng lớp màng cao su (có thể lấy từ bong bóng). Cơ chế hoạt động của động cơ loại này như sau:

+ Màng cao su được dán chặt vào lon kim loại. Khi lon kim loại được truyền nhiệt lượng, áp suất của khối khí tác dụng lên màng cao su làm nó dãn nở và căng ra, và khi được làm lạnh đi thì màng sẽ co lại.

Hình 2.13. Cấu tạo động cơ Stirling loại pít-tông tự do với nguồn nóng có nhiệt độ cao

+ Tiếp theo, ta cho pít-tông vào bên trong lon kim loại, pít-tông phải có đường kính nhỏ hơn đường kính của lon kim loại để khi pít-tông hoạt động, nó sẽ dễ dàng di chuyển khối khí lên xuống. Phần đáy của lon được nung nóng và phần trên của lon được làm lạnh. Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, ta dùng tay di chuyển pít-tông lên xuống. Vào thời điểm pít-tông di chuyển lên trên, khí bên trong lon được nung nóng và chiếm đầy phần thể tích phía dưới lon, màng cao su dãn ra như

hình 2.13b. Pít-tông di chuyển xuống dưới, phần không khí lạnh sẽ chiếm đầy thể tích phía trên, màng cao su sẽ co lại như hình 2.13c. Pít-tông có đường kính nhỏ hơn lon có thể di chuyển tự do, đẩy khối khí bên trong xi-lanh lên xuống, làm thay đổi áp suất nên pít-tông này gọi là pít-tông tự do. Ta nối pít-tông tự do với với trục quay được bẻ như hình 2.13a, khi trục quay quay sẽ làm di chuyển pít-tông lên xuống, làm màng cao su dãn ra hoặc co lại. Động cơ Stirling sẽ chuyển đổi sự co dãn của màng cao su thành chuyển động quay của trục quay. Nối màng cao su với trục quay bằng một thanh nhỏ, lực tạo ra từ màng cao su khi co dãn sẽ điều chỉnh hướng quay của trục quay. Để động cơ hoạt động thì trục quay phải được nối với bánh đà như hình 2.13d.

Dựa trên nguyên lý hoạt động và các đặc điểm kĩ thuật mô tả như trên, trong quá trình chế tạo, ta có thể điều chỉnh lại thiết kế cho phù hợp và các sản phẩm sau khi hoàn thành có thể như hình 2.14.

2.4. Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài của chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”có sử dụng các thí nghiệm thiết bị thí nghiệm đã xây của nhiệt động lực học”có sử dụng các thí nghiệm thiết bị thí nghiệm đã xây dựng

2.4.1. Logic hình thành kiến thức trong chương

Theo chương trình sách giáo khoa Vật lý lớp 10 ban cơ bản hiện nay, chương “Chất khí” có 4 bài:

§28. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí (1 tiết). §29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt (1 tiết). §30. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ (1 tiết).

§31. Phương trình trạng thía khí lí tưởng (2 tiết)

Chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” gồm có 2 bài: §32. Nội năng và sự biến thiên nội năng (1 tiết).

§33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học (2 tiết).

Logic hình thành các kiến thức mới trong chương này qua các hình 2.15, 2.16 và 2.17.

Hình 2.15. Sơ đồ cấu trúc nội dung thuyết động học phân tử chất khí theo chương trình Vật lý 10, ban cơ bản.

Hình 2.16. Sơ đồ cấu trúc nội dung các định luật chất khí theo chương trình Vật lý 10, ban cơ bản

Hình 2.17. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” theo chương trình Vật lý 10, ban cơ bản

Sau đây, tôi trình bày tiến trình dạy học một số bài cụ thể trong chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học” với sự hỗ trợ của các thí nghiệm đã

xây dựng. Trong tiến trình dạy học này , học sinh được quan sát thí nghiệm để làm rõ kiến thức, quan sát thí nghiệm để gợi mở vấn đề cần nghiên cứu, quan sát thí nghiệm để vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích hiện tượng và đặc biệt học sinh được đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra những hệ quả được suy ra từ giả thuyết. Nhờ vậy, tính tích cực, sáng tạo của học sinh được phát triển. Giáo viên chỉ hướng dẫn, giúp đỡ học sinh khi học sinh gặp khó khăn.

Những nội dung kiến thức và bài học được chọn để xây dựng tiến trình dạy học như sau:

§28. Thuyết động học phân tử chất khí. §30. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ. §33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học.

2.4.2. Tiết 1: Thuyết động học phân tử chất khí

a) Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thứ: (hình 2.18)

b) Ý tưởng sư phạm khi soạn thảo bài học

Trước tiên, ta nhớ lại Thuyết động học phân tử chất khí có nội dung sau: - Chất khí cấu tạo từ những hạt riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ chất khí càng cao.

- Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất của chất khí lên thành bình.

Chuyển động hỗn loạn của các phân tử lần đầu tiên được quan sát bởi nhà bác học Brao, khi ông quan sát chuyển động hỗn loạn không ngừng của các hạt phấn hoa qua kính hiển vi. Chuyển động này phản ánh gián tiếp chuyển động hỗn loạn không ngừng của các phân tử, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: Thuyết động học phân tử bắt đầu được coi là một học thuyết khoa học.

Khi phân tích các hiện tượng nhiệt, học sinh gặp một hình thức mới về chuyển động của vật chất, khác về nguyên tắc với chuyển động cơ học vĩ mô: chuyển động này không ngừng và hỗn loạn. Ở sách giáo khoa Vật lý 10, ban cơ bản,

chuyển động này được minh họa ở hình 28.5 (trang 153) nhưng hình này chỉ miêu tả hướng mà các phân tử sẽ chuyển động còn chuyển động thực như thế nào thì không rõ, điều này gây thắc mắc cho nhiều học sinh.

Hình 2.18. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức

Việc cho học sinh quan sát chuyển động Brao không những giải đáp cho học sinh thắc mắc trên, mà còn làm rõ những đặc điểm của chuyển động Brao, và đặc biệt giới thiệu cho học sinh một mốc lịch sử quan trọng trong sự hình thành thuyết động học phân tử. Việc chuẩn bị thí nghiệm quan sát chuyển động Brao không mất nhiều thời gian, giáo viên chuẩn bị mẫu quan sát trước, trên lớp chỉ điều chỉnh kính

để có hình ảnh quan sát tốt nhất. Có thể chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm cử một số đại diện lên quan sát và mô tả lại cho các bạn trong nhóm, đến phần củng cố cuối giờ, nếu các em có thể lên quan sát nếu muốn.

Sau khi học sinh thảo luận về các đặc điểm của chuyển động Brao, giáo viên cần nhấn mạnh lại: Độ dời của hạt Brao sau những khoảng thời gian bằng nhau là không bằng nhau (hình 2.19). Nếu chiếu các độ dời này lên một trong các trục tọa độ, thí dụ trục x, lấy bình phương ( )2

x

∆ của mỗi độ dời ∆xvà tính giá trị trung bình của các bình phương độ dời ( )2

x ∆ thì ta có: ( )2 x t ∆  hay ( )2 ~ x t

Tiếp theo, giáo viên ta rút ra kết luận mở rộng kiến thức cho học sinh: chuyển động của hạt Brao là hỗn loạn, các va chạm là ngẫu nhiên, nhưng dịch chuyển của các hạt tuân theo một định luật xác định. Sau đó, giáo viên biểu diễn thí nghiệm điều chỉnh rượu chảy ra của Hê-rôn để minh họa tính linh động và sự tồn tại của áp suất khí. Đây là thí nghiệm đơn giản được tạo từ chai nhựa, học sinh có thể tự mình chế tạo ở nhà.

Áp suất chất khí phụ thuộc vào số phân tử khí va chạm vào thành bình, nghĩa là phụ thuộc gián tiếp vào vận tốc chuyển động của các phân tử khí. Vận tốc chuyển động của các phân tử khí phụ thuộc vào nhiệt độ của khối khí. Do đó, khi ta biểu diễn thí nghiệm minh họa sự phụ thuộc vận tốc chuyển động của chất khí vào nhiệt độ thì đó cũng chính là biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất khí vào nhiệt độ. Thí nghiệm này cũng tạo tiền đề cho học sinh suy luận đưa ra giả thuyết ở bài “Quá trình đẳng tích- định luật Sác-lơ”.

c) Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Giáo viên tóm tắt lại những quan điểm cơ

bản của thuyết động học phân tử chất khí. Giáo viên giới thiệu ngắn gọn cho học

Phát biểu nội dung cơ bản thuyết động học phân tử chất khí.

sinh lịch sử hình thành thuyết động học phân tử, với một mốc quan trọng là khi nhà bác học người Anh Brao (Brown) quan sát thấy chuyển động hỗn loạn không ngừng của các hạt phấn hoa qua kính hiển vi, phản ánh gián tiếp chuyển động hỗn loạn không ngừng của các phân tử thì thuyết động học phân tử mới bắt đầu được coi là một thuyết khoa học.

Hình 25.8 trong sách giáo khoa Vật lý 10 ban cơ bản mô tả chuyển động hỗn loạn không ngừng theo mọi hướng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động hỗn loạn của phân tử thông qua chuyển động Brao trong chất lỏng.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên đặt vấn đề: Chuyển động hỗn

loạn không ngừng là chuyển động như thế

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”, vật lý 10 ban cơ bản (Trang 78)