Phương pháp biểu diễn thí nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”, vật lý 10 ban cơ bản (Trang 55 - 56)

7. Đóng góp của đề tài

1.3.3.3. Phương pháp biểu diễn thí nghiệm

Để tăng cường tính tích cực của học sinh khi quan sát thí nghiệm, không nên chỉ cho học sinh quan sát kết quả cuối cùng. Trước khi đi đến những qui luật, cần biểu diễn thí nghiệm cho học sinh thấy được quá trình vận động của của hiện tượng, cần giới thiệu thí nghiệm dưới dạng phân tích so sánh, khi đặt chúng trong những điều kiện khác nhau. Cần cho học sinh quan sát những mặt mâu thuẫn của hiện tượng trước khi rút ra kết luận khái quát hoặc giới thiệu những hiện tượng có tính chất tổng hợp. Như vậy, để thí nghiệm biểu diễn không chỉ mang tính minh họa mà còn có tính chất nghiên cứu, việc trình bày thí nghiệm thường không phải là một thao tác đơn giản, mà phải là một quá trình biểu diễn hiện tượng ít nhiều phức tạp. Có trình bày như vậy mới phản ánh được bản chất của hiện tượng và hướng dẫn được quá trình nhận thức của học sinh.

Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên cần trình bày thí nghiệm như một quá trình nghiên cứu và tổ chức cho học sinh tham gia vào hoạt động nghiên cứu đó qua một hệ thống câu hỏi theo hai dạng cơ bản:

a) Dự đoán hiện tượng: Giáo viên cho học sinh dự đoán những hiện tượng sẽ xảy ra khi nêu lên những điều kiện giả định trước. Sau đó, sẽ tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng lại những dự đoán của học sinh. Điều này rất quan trọng đối với việc phát triển tư duy của học sinh.

b) Giải thích các hiện tượng đã được quan sát: Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia giải thích hiện tượng. Nhiều trường hợp cần làm những thí nghiệm hỗ trợ để chứng minh hoặc phủ định những điều giải thích của học sinh.

Thí dụ, khi giảng nội dung “Ắc-qui”, giáo viên nhúng hai cực có phủ PbO vào lọ đựng dung dịch H2SO4.

- Giáo viên: khi nối hai bản cực điện với nhau, liệu có dòng điện sinh trong dây dẫn hay không?

- Học sinh: có (hoặc không).

- Giáo viên: nối Am-pe kế với hai bản cực

- Học sinh: quan sát và trả lời không có dòng điện. - Giáo viên: tại sao?

- Học sinh: vì hai bản cực giống nhau, nhúng vào cùng một dung dịch điện phân nên giữa hai cực không có một hiệu điện thế.

- Giáo viên: ta có thể làm cho dụng cụ này trở thành nguồn điện bằng cách nối hai cực PbO với nguồn điện một chiều (khoảng 5 phút). Ngắt hai cực với nguồn điện rồi nối với một bóng đèn. Khi đóng mạch, đèn sáng. Tại sao?

Tính hấp dẫn của những thí nghiệm sẽ tăng lên nếu tạo ra được những thí nghiệm có tính chất nghịch lí. Những thí nghiệm này có tính chất phản diện làm rõ thêm những qui luật mà ta muốn giới thiệu với học sinh. Có thể chế tạo ra được những thí nghiệm đó bằng cách tiến hành thí nghiệm trong những điều kiện khác nhau thường nằm ngoài giới hạn đúng của qui luật mà ta muốn giới thiệu. Điều đó chứng tỏ rằng qui luật mà ta muốn nghiên cứu chỉ xảy ra trong những điều kiện xác định chặt chẽ và chính xác.

Một phần của tài liệu xây dựng và sử dụng một số thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”, vật lý 10 ban cơ bản (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)