7. Đóng góp của đề tài
2.1. Nội dung kiến thức, kĩ năng và các thí nghiệm trong chương “Chất khí” và
“Cơ sở của nhiệt động lực học”
a) Nội dung của chương
- Chương “Chất khí” theo chương trình Vật lý 10 THPT ban cơ bản hiện hành bao gồm 5 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập và 1 tiết kiểm tra. Nội dung của 5 tiết lí thuyết là: Tiết 1: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí
Tiết 2: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt Tiết 3: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
Tiết 4, 5: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
- Chương “Cơ sở của nhiệt động lực học” theo chương trình Vật lý 10 THPT ban cơ bản hiện hành bao gồm 3 tiết lí thuyết và 1 tiết bài tập. Nội dung của 3 tiết lí thuyết là:
Tiết 1: Nội năng và sự biến thiên nội năng Tiết 2,3: Các nguyên lý của nhiệt động lực học
b) Kiến thức, kĩ năng của chương
Trong quá trình học tập chương “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt động lực học”, học sinh cần có được những kiến thức và kĩ năng sau:
- Chương “Chất khí”: + Kiến thức:
− Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. −Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
− Phát biểu được các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, Sác-lơ. −Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
−Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí. − Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng
pV
= const T
+ Kĩ năng:
− Vận dụng được phương trình trạng thái khí lí tưởng.
− Vẽ được đường đẳng tích, đẳng áp, đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V). - Chương “Cơ sở của nhiệt động lực học”:
+ Kiến thức:
−Nêu được có lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. −Nêu được nội năng gồm động năng của các hạt (nguyên tử, phân tử) và thế năng tương tác giữa chúng.
−Nêu được thí dụ về hai cách làm thay đổi nội năng
− Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức nguyên lí I Nhiệt động lực học ΔU = A+Q . Nêu được tên, đơn vị và qui ước dấu của các đại lượng trong hệ thức này.
− Phát biểu được nguyên lý II Nhiệt động lực học. + Kĩ năng:
Vận dụng được mối quan hệ giữa nội năng với nhiệt độ và thể tích để giải quyết một số hiện tượng đơn giản có liên quan.
c) Các thí nghiệm và thiết bị thí nghiệm sẽ được xây dựng để hỗ trợ quá trình dạy học hai chương này.
- Các thí nghiệm minh họa thuyết động học phân tử chất chí + Thí nghiệm 1: Quan sát chuyển động Brao.
+ Thí nghiệm 2: Dụng cụ điều chỉnh rượu chảy ra của Hê-rôn.
+ Thí nghiệm 3: Chứng minh sự chuyển động của phân tử khí, áp suất chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Các thí nghiệm định tính và định lượng các định luật chất khí - Mô hình động cơ Stirling