Sự hòa quyện phức hợp của những giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 63 - 89)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Sự hòa quyện phức hợp của những giọng điệu trần thuật

Xét riêng trong dòng tự truyện Việt Nam, có thể khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của Cát bụi chân aiChiều chiều của Tô Hoài trong việc hiện đại hóa ngôn ngữ nghệ thuật. Khó có thể xếp hai tác phẩm độc đáo này của Tô Hoài vào bất kỳ một “kiểu” tự thuật nào đã xuất hiện trước đó. Mặc dù thủ pháp cấu trúc thời gian theo kiểu xé nhỏ và xáo trộn những mảnh hồi ức riêng tư thật sự đã không còn là quá mới mẻ, nhưng chính những sắc thái ngôn từ vô cùng đa dạng đã nâng hai tác phẩm này lên một tầng mức hiện đại mà không có nhiều nhà văn trước đó đạt tới. Ở đây ta bắt gặp sự pha trộn phức hợp giữa lời gián tiếp và lời trực tiếp, ngôn ngữ nói với ngôn ngữ trần thuật, tạo nên một văn bản thật sự phong phú về âm điệu: “Tính nết Nguyễn Bính thì chẳng khác xưa. Đời là một cuộc chơi dài, mà thiên hạ phải cung phụng nhà thơ. Bọn mắt trắng, hiểu thế không? Những trò ấy nhiêu khê, tần phiền, cổ quái lắm.” [90, tr. 73] “Trời rét cắt ruột. Rừng đêm tối như mực. Con người bẩn thỉu lỗi lầm đầy rẫy... Chưa... Chưa đủ thành khẩn... làm lại... lại làm lại” [90, tr. 139] “Thế vậy, từ đây cái gì bà cũng nói kèm... ở Đức... Cái nước Đức của bà Luxia không còn, bà có biết không. Có biết thì chắc là bà bạn thân yêu cũng không tin, bà vẫn có cái nước Đức... bà chỉ có nước Đức một lần đã được tới... ở bên Đức... nước Đức của bà khác, mãi mãi thế”. [89, tr. 369]

64

Chiếm vị trí chủ đạo trong Cát bụi chân aiChiều chiều là giọng hồi tưởng nhẩn nha, ôn tồn của một người đã đi qua đủ mọi thăng trầm để bây giờ có thể đặt mình ra khỏi tất cả mọi thăng trầm ấy, để soi chiếu lại tất cả cuộc đời đã qua trong cái nhìn thật sự điềm tĩnh, bao dung và khoan hậu. Song vẫn thấy nổi lên trong dòng hồi tưởng những trường đoạn “kịch tính” đậm chất trào lộng, vốn hiếm khi gặp trong những thể loại hồi cố như hồi ký hay tự truyện. Một năng lực đặc biệt ở Tô Hoài là khả năng kiến tạo những “giai thoại” ngắn vừa hài hước vừa chính xác (chính xác về tinh thần, về thần thái của những con người được nói đến chứ không phải về độ xác thực của sự kiện), kiểu “giai thoại” nói như Tô Hoài là “những câu chuyện gửi hương gió bay đâu cũng thây kệ” [90, tr. 394]. Độ xác thực của những câu chuyện nhỏ ấy khó có thể biết được là bao nhiêu, mà có lẽ cũng chẳng cần thiết phải cân đong làm gì. Chỉ biết rằng đi vào những trang tự truyện Tô Hoài, tất cả cứ trượt theo cái độ lệch đùa cợt và thân tình của những “giai thoại”, nó kéo nhân vật lại thật gần với người kể và người đọc, bộc lộ trước người đọc tất cả những luộm thuộm, bê bối, nông nổi của đời người trong một góc nhìn đời thường rất “tiểu thuyết”. Chỉ một chuyện nhỏ thôi là mối quan hệ giữa Nguyên Hồng, ông xích lô chở bia và bà bán bia hơi gần ngã sáu, trong

Những gương mặt, quan hệ này thật sự bình thường và tốt đẹp. Nhưng khi được đưa vào chỉnh thể nghệ thuật của Cát bụi chân ai thì khác: nó biến thành quan hệ mà Tô Hoài gọi một cách hóm hỉnh là “Sơn Tinh xích lô”, “Thủy Tinh Nguyên Hồng” và “bà lão người đẹp”. Hay câu chuyện mùng một Tết Nguyễn Sáng rượu vào, lời ra, bị Nguyễn Tuân đuổi, đến nhà Tô Hoài khóc với con gái ông. “Cả sinh hoạt lẫn xử thế, lắm cái như trẻ con.” [90, tr. 225]. Ngay giọng “biếm phỏng” cũng xuất hiện đây đó trong thế đan xen hòa quyện nhuần nhuyễn với những giọng điệu khác: “Đến bây giờ vẫn như còn mê ngủ, chưa hết ngạc nhiên, ngơ ngẩn về đợt công tác dài hạn. Quê tôi, làng thủ công, dệt lĩnh dệt lụa, làm giấy. Tôi không biết ước lượng được một miếng, một sào, một mẫu rộng hẹp thế nào. Thoạt nhìn, cây ngô cũng như cây mía, cây lau. Thế mà tôi đã dạy cho nông dân kể khổ, đấu địa chủ, rồi thống kê sào, mẫu, rồi cắm thẻ chia ruộng, thắc mắc gì cũng giải đáp được tuốt, anh đội phải quán triệt mà, cứ linh binh, tất bật cả lên. Nghĩ lại giật mình vì sự bắt chước kỳ quặc.” [89, tr. 35]. Giọng hài hước kiểu “giai thoại”, giọng “biếm phỏng” nhạo cợt chuyển hóa rất linh hoạt với giọng trần thuật nhẩn nha ôn tồn, giọng triết lý trầm tư đau đáu trước cuộc đời, tạo nên một mạch văn rất đa dạng về giọng điệu, một mạch văn “ngổn ngang tâm sự và tâm trạng, chua chát, mỉa mai, lại hài hước” [90, tr. 137].

65

Nhìn chung, gắn với những phương diện thuộc chiều sâu của tác phẩm, các thủ pháp hình thức của tự truyện Việt Nam phản ánh sự phát triển của thể loại qua các thời kỳ văn học. Quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra những điều kiện căn bản cho sự hình thành và phát triển của thể loại tự truyện, đồng thời định hình những nét riêng đặc sắc của một dòng tự truyện Việt Nam: sự nổi trội của tình cảm, cảm xúc; giọng điệu “tâm tình”, tính chất “cảm thương”… Quá trình mở rộng các giới hạn giao lưu văn hóa trong thời Đổi mới đã thúc đẩy cho thể loại này chuyển biến và hiện đại hóa một cách căn bản: sự xuất hiện của giọng “biếm phỏng”, sự đan quyện nhiều giọng tạo nên một phức thể đa âm điệu... Trong bức tranh toàn cảnh phong phú của văn học Việt Nam, dòng tự truyện góp vào đó một sắc thái riêng độc đáo, cho thấy sự gia nhập ngày càng có ý thức của văn học Việt Nam vào trong dòng chảy chung của văn học thế giới hiện đại.

66

KẾT LUẬN

1. Là “thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc sống của mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” (Philippe Lejeune), thể loại tự truyện định hình trong diễn trình lịch sử văn học thế giới cũng như lịch sử văn học dân tộc tương đối chậm so với nhiều thể loại khác, song đó là sự định hình tất yếu và có ý nghĩa quan trọng: Trong văn học, nó đánh dấu một thời kỳ nở rộ của ý thức về cái tôi, khi mà nhà văn có thể tự nói về mình dưới dạng thức trực tiếp, khi mà sự tồn tại của con người cá nhân được xem như một tồn tại có ý nghĩa không phải do sự quy chuẩn của thế giới bên ngoài mà do chính tính chất đơn nhất, không lặp lại của nó. Trong đời sống văn hóa xã hội, nó gần như trùng với những thời kỳ dân chủ hóa xã hội - ít nhất là về phương diện tư tưởng - mà sự phục hưng mạnh mẽ của nhãn quan cá nhân cho phép con người phá bỏ những ràng buộc cũ để đạt tới một sự tự do nào đấy về mặt tinh thần. Có những khởi nguồn sâu xa từ văn học trung đại nhưng lịch trình phát triển của thể loại tự truyện trong văn học Việt Nam thật sự bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX, thời kỳ văn hóa phương Tây với ý thức cá nhân thâm nhập mạnh mẽ vào đời sống văn hóa Việt Nam trên mọi phương diện; và khởi sắc vào những năm sau Đổi mới, khi những giới hạn tiếp xúc văn hóa và tự do cá nhân đã được mở rộng.

2. Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử văn học, thể loại vừa ổn định vừa biến đổi, vừa bảo tồn những yếu tố loại hình vừa rạn vỡ, biến cải ở những yếu tố tự do, để tạo nên những tiểu loại, những dạng thức phong phú phù hợp với cảm thức thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật qua từng thời đại. Cho nên nói đến quá trình hình thành và phát triển của một thể loại văn học trước hết phải nói đến quá trình chuyển giao của những hình thức nghệ thuật mới và cũ trong sự quy định của loại hình. Mỗi thể loại nói riêng và cả nền văn học nói chung đều không ngừng phải tự xác định lại mình bằng quá trình chuyển giao tích cực đó. Tự truyện Việt Nam đã dịch chuyển từ hình thức "cũ" định hình từ những năm 1930 sang hình thức “mới” hiện đại hơn vào những năm đổi mới: về phương diện ý thức trần thuật đấy là sự di chuyển từ ý thức “trình bày” sang ý thức “khám phá” bản thân. Về phương diện giọng điệu trần thuật đấy là sự di chuyển từ tính chất “tâm tình” thuần túy sang tính chất đa giọng điệu, trong đó đáng chú ý là giọng “biếm phỏng”… Trong tiến trình không ngừng hiện đại hóa của văn học Việt Nam, thể loại tự truyện là một kết quả, một bằng chứng của quá trình vận động theo chiều hướng phát triển, vừa bắt nhịp với bầu không khí chung của

67

văn học thế giới vừa định hình bản sắc riêng cho mình. Dĩ nhiên cái mới hơn không phải bao giờ cũng tồn tại lâu dài hơn, song rõ ràng ở đây cái mới không phải chỉ đơn thuần là cái ra đời sau mà là kết quả của một quá trình nỗ lực vượt ra khỏi những khuôn khổ cũ, và trong chừng mực nào đấy có thể coi chính bản thân thể loại này cùng quá trình phát triển của nó như là một “kênh” hòa nhập của văn học Việt Nam vào văn học thế giới hiện đại. Sự biến đổi trong quan niệm về cái tôi cá nhân - kết quả của những chấn động, những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế - xã hội khúc xạ vào đời sống tinh thần - đã tạo nên những dạng thức tự truyện mới qua từng giai đoạn phát triển của thể loại. Những đặc trưng thi pháp của nó (nhất là về mặt ngôn ngữ) cũng in đậm dấu ấn của quá trình hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật, quá trình tiếp nhận và sáng tạo những hình thức, những thủ pháp mới. Không phải ngẫu nhiên mà những cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của tự truyện đều trùng khớp với những cột mốc đánh dấu cho sự hội nhập của văn học Việt Nam, văn hóa Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới hiện đại. Giá trị thực sự là như thế nào thì phải chờ thời gian trả lời, song đóng góp của thể loại này cho tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc là không thể phủ nhận.

3. Nhìn vào thực tế văn học có thể thấy dòng tự truyện Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đầy hứa hẹn. Dĩ nhiên không phải không có những trở lực (trong một xã hội mà văn học không độc lập với những cơ chế khác, thì hạn chế về thành tựu là khó có thể tránh khỏi), nhưng bản thân sự xuất hiện phong phú của tự truyện và sự tiếp nhận tích cực của độc giả trong khoảng 2 thập kỷ gần đây có thể coi là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy sự biến chuyển ở tầng sâu của ý thức xã hội. Đấy không chỉ là nhu cầu sống lại đoạn đời đã qua, mà còn là nhu cầu nhận thức lại mình ở mỗi nhà văn cũng như ở cả xã hội - điều chỉ xuất hiện khi những thang bậc giá trị cũ đang thay đổi từng ngày.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. ARISTOTLE, LƯU HIỆP (Nguyễn Đăng Bảng, Phan Ngọc và những người khác dịch) 1999. Nghệ thuật thơ ca. Văn tâm điêu long. Hà Nội: Văn học.

2. BAKHTIN, M. (Phạm Vĩnh Cư dịch) 1992. Lý luận và thi pháp tiểu thuyết. Hà Nội: Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao - Trường viết văn Nguyễn Du.

3. BAKHTIN, M. (Trần Đình sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch) 1998. Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki. Hà Nội: Giáo dục.

4. BÍCH THU 1995. Những dấu hiệu đổi mới của vãn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống môtíp chủ đề. Tạp chí Văn học, số 4/1995.

5. BREWSTER, DOROTHY và JOHN BURRELL (Dương Thanh Bình dịch) 2003. Tiểu thuyết hiện đại. Hà Nội: Lao động.

6. BÙI NGỌC TẤN 2001. Một thời để mất. Hải Phòng. 7. BÙI NGỌC TẤN 2003. Rừng xưa xanh lá. Hải Phòng.

8. BÙI VIỆT THẮNG 1999. Bình luận truyện ngắn. Hà Nội: Văn học.

9. BÙI VIỆT THẮNG 2000. Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội.

10. DARCOS, XAVIER (Phan Quang Định dịch) 1997. Lịch sử văn học Pháp. Hà Nội: Văn hóa thông tin.

11. DURAS, MARGUERITE (Đặng Thị Hạnh trích dịch) 2000. Người tình. In trong Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX. Đà Nẵng.

69

13. ĐÀO DUY HIỆP 2002. M. Proust và Đi tìm thời gian đã mất. Tạp chí Văn học nước ngoài số 3, tháng 5-6/2002.

14. ĐÀO TUẤN ẢNH 2005. Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại. Tạp chí Nghiên cứu văn học 8/2005.

15. ĐÀO XUÂN QUÝ 2002. Nhớ lại. Hà Nội: Văn hóa thông tin.

16. ĐẶNG ANH ĐÀO 1994. Tài năng và người thưởng thức. Hà Nội: Hội nhà văn.

17. ĐẶNG ANH ĐÀO 2001. Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Hà Nội: ĐHQG HN.

18. ĐẶNG THỊ HẠNH 2000. Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX. Đà Nẵng. 19. ĐỖ ĐỨC HIỂU 2000. Thi pháp hiện đại. Hà Nội: Hội nhà văn.

20. ĐỖ LAI THÚY (biên soạn) 2001. Nghệ thuật như là thủ pháp - Lý thuyết chủ nghĩa hình thức Nga. Hà Nội: Hội nhà văn.

21. ĐỖ LAI THÚY (biên soạn) 2004. Sự đỏng đảnh của phương pháp. Hà Nội: Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

22. ERENBUA, ILIA (Tô Hoàng trích dịch) 1987. Con người, năm tháng và cuộc đời. Tạp chí Sông Hương số 27/1987.

23. GORKI, MAXIM 1999. Thời thơ ấu. Hà Nội: Hội nhà văn.

24. GURÊVICH, A. JA. (Hoàng Ngọc Hiến dịch) 1998. Các phạm trù văn hóa trung cổ. Hà Nội: Giáo dục.

25. HAMBURGER, KATE (Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch) 2004. Logic học về các thể loại văn học. Hà Nội: ĐHQGHN.

26. HOÀI THANH, HOÀI CHÂN 1999. Thi nhân Việt Nam. Hà Nội: Văn học. 27. HOÀNG NGỌC HIẾN 2003. Nhập môn văn học và phân tích thể loại. Đà Nẵng.

70

28. HOÀNG NGỌC HIẾN 2003. Văn học... gần và xa. Hà Nội: Giáo dục.

29. HOÀNG NHƯ MAI 1989. Đọc “Tự truyện” của Tô Hoài. Văn nghệ 28/4/1989. 30. HỒ DZẾNH 1990. Chân trời cũ. An Giang.

31. KHRAPCHENKO, M. B. 1978. Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học. Hà Nội: Tác phẩm mới.

32. KHRAPCHENKO, M. B. 1985. Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người. Hà Nội: Tác phẩm mới.

33. KONRAT, N. 1997. Phương Đông và phương Tây. Hà Nội: Giáo dục. 34. KUNDERA (Nguyên Ngọc dịch) 1998. Nghệ thuật tiểu thuyết. Đà Nẵng.

35. ILIN, I. P. và E. A. TZURGANOVA (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch) 2003. Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX. Hà Nội: ĐHQGHN.

36. LẠI NGUYÊN ÂN 1998. Sống với văn học cùng thời. Hà Nội: Hội nhà văn.

37. LẠI NGUYÊN ÂN 1999.150 thuật ngữ văn học. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội. 38. LẠI NGUYÊN ÂN 2002. “Những nhân vật ây đã sống với tôi” hay là những nguồn dẫn

đến sáng tác. In trong Nguyên Hồng - Tấm lòng qua trang viết. Hà Nội: Văn hóa Thông tin.

39. LAN KHAI 2001. Mực mài nước mắt. TPHCM: Văn nghệ.

40. LÊ BÁ HÁN, TRẦN ĐÌNH SỬ, NGUYỄN KHẮC PHI 1997. Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội.

41. LÊ HỒNG SÂM 1993. Sự uyên bác và "ma thuật giao cảm"hay là nghệ thuật viết tiểu thuyết từ ngôi thứ nhất của Macgơrit Yuôxơnar. Tạp chí Văn học số 2, tháng 3-4/1993.

71

42. LÊ HỒNG SÂM 1997. Tuổi thơ của Nathalie Sarraute và sự đổi mới thể loại tự thuật. Tạp chí Văn học số 11, tháng 11/1997.

43. LÊ HUY BẮC 2004. Truyện ngắn - lý luận tác gia và tác phẩm. Hà Nội: Giáo dục. 44. LÊ NGỌC TRÀ 1990. Lý luận và văn học. TPHCM: Trẻ.

45. LÊ NGỌC TRÀ 2000. Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học. Tạp chí Văn học số 6/2000.

46. LÊ PHONG TUYẾT 2004. Văn đàn Pháp mười năm trở lại đây. Tạp chí Nghiên cứu văn học 1/2004.

47. LÊ TRÍ VIỄN 1998. Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam. Hà Nội: Giáo dục.

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 63 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)