Những tác phẩm tự truyện sau đổi mới (1986 đến nay): Từ cái tôi “tự trình bày”

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 36 - 44)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Những tác phẩm tự truyện sau đổi mới (1986 đến nay): Từ cái tôi “tự trình bày”

bày” đến cái tôi “tự phân tích”

Giai đoạn thời kháng chiến (1945-1975) và trước đổi mới (1975-1986) nhìn chung không phải là một giai đoạn thuận lợi cho sự phát triển của dòng văn học khai thác đời sống cá nhân nói chung và tự truyện nói riêng. Số lượng không nhiều và chất lượng của ngòi bút khám phá đời sống tâm lý - nhân cách cũng không cao. Ngay những tác giả đã thành công với thể loại tự truyện ở giai đoạn trước cũng không còn đạt được những thành công như cũ ở giai đoạn này. Một thiếu niên của Mạnh Phú Tư không thể vượt qua nổi cái bóng của Sống nhờ, cũng như Những nhân vật ấy đã sống với tôi của Nguyên Hồng sẽ rất mờ nhạt nếu đặt bên cạnh Những ngày thơ ấu. Còn đa số những tác giả còn lại không mấy ai quan tâm đến thể loại này, nếu có cũng không xới lên được những vỉa quặng mới mẻ về mặt bút pháp. Điều này có những nguyên nhân khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan của nó. Khách quan là ở chỗ một thời đại với những biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc không chấp nhận cái tôi đời tư. Cả thế hệ dường như có chung một số phận, một cuộc đời: sống và chết vì đất nước, dân tộc, vì lòng tự trọng của thế hệ. Thế nên số phận cá nhân, lịch sử nhân cách của con người với tư cách là một thực thể duy nhất, có giá trị ở chỗ không bao giờ lặp lại, sẽ không phải là chủ đề được quan tâm cũng như được cổ vũ trong giai đoạn này. Còn chủ quan là ở chỗ, một khi bút pháp “tự trình bày” của tự truyện giai đoạn trước đã được khai thác đến gần như cạn kiệt mà nhà văn chưa có điều kiện cũng như chưa có ý thức tìm tòi hướng đi mới để khám phá những ngõ ngách bí hiểm của thế giới nội tâm con người, tất yếu hành trình phát triển của thể loại sẽ phải dừng lại.

Gọi là “tự trình bày” bởi vì nội dung của các tác phẩm tự truyện thời 1930-1945 thiên về tái hiện lại quãng đời dĩ vãng của tác giả, và tái hiện trên một tuyến duy nhất - tuyến thời gian: một người nhớ về quá khứ, chìm ngập trong quá khứ và dựng lại quá khứ theo một trình tự biên niên tương đối đơn giản. Cái tôi quá khứ đã được cái tôi hiện tại hiểu, thấu suốt đến tận cùng và được trình bày như là một thực thể thuần nhất, không mâu thuẫn với chính cách hiểu đó.

Ở giai đoạn này, vừa được giải phóng khỏi những ràng buộc với cái ta tập đoàn, khái niệm cái tôi đôi lúc còn được hiểu một cách khá giản lược: đấy là một thực thể có quan hệ quy chiếu với tác giả bên ngoài tác phẩm (Người thơ phong vận như thơ ấy - Hàn Mặc Tử). Đối với nhiều tác giả tự truyện thời này, mục đích của tự truyện là tái hiện cái tôi nhiều hơn

37

là khám phá ra nó. Cuộc đời với những chuỗi sự kiện định hình bản chất cái tôi đã tồn tại khách quan bên ngoài văn bản, và khi được phản ánh vào trong tác phẩm, cuộc đời ấy được trình bày như là một chuỗi những biến cố tác động vào một nhân cách, đẩy nó tới sự trưởng thành, như phần trước đã khảo sát về kiểu tính cách “tiến triển” của tự truyện và nhiều tác phẩm thuộc khuynh hướng hiện thực.

Lẽ dĩ nhiên điều này không phải là một hạn chế đối với giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Trên cái nền biên niên của sự kiện và biến cố ấy, mỗi tác giả lại có một điểm nhấn khác nhau để thổi bùng lên cái linh khí của thời quá vãng.

Những ngày thơ ấu là những lời tâm sự, những hồi ức thiết tha, thầm kín và xót xa của một cái tôi đau khổ trút cuộc đời riêng tư của mình lên mặt giấy một cách chân thật, tin cậy. Ở đây, mỗi khi một kỷ niệm hé mở cánh cửa của nó theo trục tuyến tính của thời gian thì cảm xúc như một dòng chảy lại cuộn trào ra không dứt. Cái điểm sáng thu hút nhất trong tập truyện chính là sự ngân vọng của những xúc cảm tươi mới, tinh tế, dào dạt trong tâm hồn, được diễn tả qua đôi mắt hồn hậu đầy ngạc nhiên và xúc động của trẻ thơ:

- “Tôi không sao quên được cái cảm giác là lạ do một bàn tay nhỏ nhắn run run bỗng từ đâu tuột xuống vai tôi, một mảng lành lạnh mong manh vương qua một cặp mắt lờ đờ chợt làm ngực tôi lạnh dội đi...” [57, tr. 17]

- “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào nách mẹ tôi, tôi thấy cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt tôi…” [57, tr.17]

Nếu ở Những ngày thơ ấu, những sự kiện của đời sống được cảm xúc hóa, được trình bày qua chuỗi cảm xúc của nhân vật chính - tác giả, thì ở Chiếc cáng xanh, những sự kiện cuộc sống được ấn tượng hóa, câu chuyện được cấu trúc theo mạch của những ấn tượng cảm giác nối tiếp nhau, những ấn tượng khúc xạ qua lăng kính của thời gian lòa lên như những vùng ánh sáng:

- “Cái tháng mà những cơn gió bão từ đâu về, và khi đi khỏi rồi, để lại những ngày trong như gương, phản chiếu cái màu trắng phau của những đàn cò ở trên một thảm lúa xanh rì” [53, tr. 11]

- “Một màu điều, hay một màu xanh của diềm cáng, lấp lánh dưới ánh nắng một buổi trưa, hay phất động trong một cơn gió chiều, thì ta cũng cảm thấy một nỗi buồn bằng phẳng và không lưu động, cái nỗi buồn của cuộc đời trước khi âu hóa” [53, tr. 13]

38

Còn đối với tập Chân trời cũ, những kỷ niệm hiện về theo dòng mạch của lòng ân hận. Đúng như bản thân nhà văn từng tâm sự: “Tôi chỉ viết khi nào tôi ân hận” [107], mỗi câu chuyện nhỏ được kể lại từ một nỗi hối hận xót xa trước nỗi đau của cuộc đời người khác:

- “Chỉ có tôi là sống ích kỷ, còn người mẹ già, người chị dâu đau khổ, mấy đứa cháu rách rưới vẫn sống theo khuôn phép lặng lẽ và và cần cù” (Người chị dâu tôi) [30, tr. 44]

- “Trước sau, dưới sự phán đoán nghiêm nhặt của kỷ niệm, đối với chị Yên, tôi vẫn là người bội bạc. Chữ bội bạc, với tôi còn là nhẹ, tôi toan mượn tiếng dã man” (Chị Yên) [30, tr. 119]

- “Chỉ mới cách đây không lâu, sau mười năm, từ ngày ba tôi mất đi, tôi mới kịp nhận thấy lòng thương yêu của người dành cho thằng cháu đích tôn là hợp lẽ. Và, càng chân nhận cái giá trị của tấm lòng yêu thương ấy, tôi càng cảm thấy mình là nhỏ nhen, ích kỷ” (Thằng cháu đích tôn) [30, tr. 177]

Thế nên, trên cái nền chung của sự tự trình bày, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là tự truyện của những cảm xúc, Chiếc cáng xanh của Lưu Trọng Lư là tự truyện của những ấn tượng và Chân trời cũ của Hồ Dzếnh là tự truyện của niềm ăn năn, hối hận khôn nguôi... Bút pháp này vẫn còn được sử đụng trong nhiều tự truyện giai đoạn 1945-1985, tuy không mang lại nhiều thành tựu như trước đây (Một thiếu niên - Mạnh Phú Tư, Những người thợ cửi, Đi làm... - Tô Hoài, v.v...).

Sang đến thời kỳ đổi mới, tình hình đã khác hẳn. cấu trúc đơn tuyến, biên niên đã được thay thế bằng nhiều dạng cấu trúc đa tuyến, những sự kiện quá khứ, hiện tại được tổ chức lại, xâu chuỗi lại theo dòng mạch của sự chiêm nghiệm, của sự tự nhận thức lại mình. Có khi câu chuyện là một chuỗi đối thoại giữa hiện tại và quá khứ, tác giả lục lọi, rà soát trong quá khứ và nhân cách của mình để tìm câu trả lời cho một vấn đề của hiện tại (Thượng đế thì cười). Có khi câu chuyện là một loạt những đột hiện, tác giả nhớ lại và băn khoăn trăn trở về một sự thật quá khứ mà chính mình bây giờ cũng chưa thật hiểu, chưa thật rõ (Chiều chiều)... Ở thời kỳ này, cái tôi tái hiện quá khứ trước hết không phải là để trình bày mà để phân tích nó, tìm ra gương mặt của chính mình trong miền hồi ức khuất kín ấy.

Là vì kể từ Đổi mới, khi đất nước trải qua một bước ngoặt lớn, gây nên những biến động dữ dội của đời sống và kéo theo đó là bao biến động trong ý thức xã hội, trong đời sống tâm hồn con người, thì những cấu trúc nghệ thuật cũ cũng suy sụp do không theo kịp với những biến động ấy. Xã hội đã xuất hiện cơ chế mở cửa và giao lưu với các nền văn hóa

39

khác, con người được nhìn nhận không chỉ trong quan hệ với cái sống và cái chết mà còn trong quan hệ với tất cả những nhiêu khê rắc rối đời thường của cuộc sống thời bình... thì những nhân vật trên trang sách cũng như chính cái tôi của nhà văn cũng lên tiếng yêu cầu được tách khỏi chính nó, được nhìn nhận như là một thực thể không trùng khít với chính mình. Ở thời kỳ này, hoạt động tự nhận thức, tự ý thức, tự phê phán của con người đã trở thành một chủ đề tập trung, trong đó, không thể không nói đến sự tự nhận thức của chính con người nhà văn. Và đây là một quá trình không bao giờ hoàn thành.

Tính chất không hoàn bị, phi chỉnh thể của con người không phải cho đến bây giờ mới được nhìn nhận và phản ánh trong văn chương (những tác phẩm của Nam Cao là minh chứng rõ nhất cho điều này). Nhưng trong dòng tự truyện, tính chất không hoàn bị, phi chỉnh thể của chính cái tôi tác giả có lẽ đến bây giờ mới xuất hiện: nhà văn không dành cho mình cái uy quyền tuyệt đối trong việc phán xét chính mình. Trong nhiều tác phẩm tự truyện thời đổi mới, ta bắt gặp một cái tôi tác giả ở thời hiện tại chưa hoàn thành, chưa nói được lời cuối cùng về tính cách của mình. Ta không còn tìm thấy cái nhìn “tự trình bày” với toàn những câu trả lời Tôi là..., Tôi đã... như trước đây: “Tôi là một đứa trẻ đầy nước mắt, và cái thân hình gầy gò được dễ dàng uốn xuống trên sự hèn yếu, do đấy, tôi thành ra tôi ngày nay” (Chân trời cũ [30, tr. 60]); “Tôi còn biên nhiều lắm. Nhưng tin rằng một ít ngày thuật lại trên kia cũng đủ để các bạn đọc nhận thấy mau chóng và rõ rệt những sự đày ải tối tăm của quãng đời thơ ấu của tôi, khi thầy tôi mất, mẹ của tôi bỏ chúng tôi đi tha phương cầu thực” (Những ngày thơ ấu [57, tr. 69]). Giai đoạn này nổi lên cái nhìn “tự phân tích” chất vấn triệt để với nhiều câu hỏi riết ròng, dằn vặt hướng về chính mình, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Tôi là ai?: “Thì hắn vẫn thường tự nhận nhiều lầm lỗi chưa bao giờ hắn phạm phải hoặc trong thâm tâm hắn vẫn cho thái độ ấy, việc làm ấy chẳng có gì là lầm lỗi, nhưng hắn vẫn nhận trước bạn bè, trước chi bộ, trước cấp trên thì sao? Người ta chưa nói hết câu hắn đã vội vàng nhận lấy tất cả, với bộ mặt giọng nói của người hối lỗi thì sao? Hắn đã trườn qua mọi việc rắc rối bằng sự sám hối nhanh nhảu để dành thời gian cho công việc viết lách thì đã sao?... Cái tấn tuồng nửa bi nửa hài của vợ chồng hắn lúc cuối đời có phải từ cái ngu của hắn không nhỉ?” (Thượng đế thì cười [67, tr. 103]) “Tôi theo đuổi lý tưởng từ những ngày bóng tối. Không có cách mạng tôi làm sao nên người như bây giờ. Làm sao tôi lại có thể nghiêng ngả, có thể bị lũng đoạn được nhỉ? Ở rừng ra, đi cải cách rồi về bắt tay vào những công tác rất quen mà cũng rất mới mẻ này, nay mới được hơn một năm. Tôi hữu khuynh, tôi bị anh em bốc lên phổng mũi Triệu Tử Long, tôi bị khuynh đảo, tôi bị xỏ mũi

40

mà không hiểu, chậm hiểu, không tự biết. Phải thế không? Tôi không tin tôi đến nỗi đù đờ thế. Ngày trước và cả khi ấy, Như Phong vẫn cho tôi là “thằng ngoại ô láu cá, văn chương thì đẽo gọt”. Có thể thế. Tôi sinh ra nơi thành phố với làng mạc lẫn lộn, thế lực chánh lý không khạc ra lửa như trời đất làng Đại Hoàng của Nam Cao, ở quê tôi túi bạc đâm toạc tờ giấy, có tiền là có cả, bấy lâu tôi lăn lóc trong khóe đời ấy...” (Cát bụi chân ai [90, tr. 146- 147]). Nếu ở giai đoạn trước hồi ức được gợi về trong cái nhìn hoài niệm thì bây giờ hồi ức được huy động và chắp nối trong cái nhìn phân tích, tự vấn và tự lý giải, suy nghĩ, triết luận và trăn trở mổ xẻ quá khứ của mình. Cái nhìn phân tích ấy tỏa ánh sáng lên tất cả những sự vật, con người xung quanh nhân vật, tạo nên một trường nghi vấn, đối thoại và triết lý đậm đặc.

Từ trong bản chất, hai cái tôi trong tự truyện không trùng khít với nhau. Nhân vật ngôi thứ nhất được tách đôi: một cái tôi mở ra câu chuyện (tôi - người kể chuyện) để giới thiệu cái tôi khác (tôi - nhân vật chính), từ đó gợi lại hồi ức, phác họa lại một cuộc đời, hoàn hình cho một nhân cách. Nếu ở tự truyện thời 1930-1945 quan hệ giữa chúng là sự thấu suốt và trình bày lại, thì ở tự truyện thời đổi mới đấy là quan hệ của sự phân tích và khám phá, như một thực thể chưa định hình.

Thượng đế thì cười là một cuộc hành trình soát xét lại quá khứ, soát xét lại con người mình - một quá khứ, một con người rất chỉn chu, “có lý” - để tìm câu trả lời cho một hiện tại “cực kỳ vô lý”, “buồn cười”, “vừa nghịch tai vừa nghịch mắt”: “Với hắn vẫn tự xem là người biết lui tới, luôn luôn tìm được lối thoát trong mỗi thế kẹt thì cái tình huống hiện tại còn là một đòn trừng phạt rất cay nghiệt, rất đáng đời, một tiếng cười dài trong những trò chơi bất tận của Thượng đế” [67, tr. 144]. Câu chuyện không được cấu trúc theo thời gian hay không gian, mà theo dòng suy nghiệm, tự nhận thức về mình. Con người hiện tại đặt ra những câu hỏi, những lời chất vấn. Con người quá khứ hiện lên, hồi ức nối tiếp hồi ức mà trả lời cho con người hiện tại. Chuỗi chi tiết tưởng rất sát sao nhưng thực chất lại rất rời rạc, bởi chúng được khai thác theo từng phương diện nhân cách, lối sống, lối nghĩ của nhân vật - tác giả chứ không theo một cốt truyện cụ thể.

Cát bụi chân aiChiều chiềumang cái hư hư thực thực của cái đã quên lẫn trong cái đang nhớ. “Những ngày ấy, xa gần mịt mờ như chiêm bao chắp nối trong giấc ngủ đêm qua” [89, tr. 103]. “Lại mưa, mưa tầm tã ướt lướt thướt ánh đèn đường nhòe nhoẹt trời mưa, hay là ta cứ nghĩ ra như thế” [90, tr. 132] “Thoảng mùi thơm hoa hồng. Ôi, sao chưa vào xuân mà đã hồng hoa. Hay là cứ tưởng ra thế...” [90, tr. 316]. Quá khứ hiện tại xáo trộn,

41

nhòe lẫn trong những đột hiện, tuy có vẻ đầu Ngô mình Sở mà lại rõ ràng, mạch lạc đến kỳ lạ. Bởi chuyện đời người mà cũng là chuyện người đời; bởi kể ra để nhớ, để hiểu mà cũng để đừng nên nhớ, đừng nên hiểu. Đối với tác giả này, quá khứ của chính mình bao giờ cũng là một miền đất lạ, và đi vào quá khứ bao giờ cũng là một cuộc phiêu lưu, một cuộc tìm kiếm đầy ngơ ngác, có thể thấy sự thật mà cũng có thể không.

Từ một tiếng gọi nghé trên đồng thức dậy cả một thế giới hồi ức. Rồi bàng hoàng: thế giới hồi ức ấy có thực hay không?

Và cuối cùng, cái tiếng gọi nghé tưởng là thực nhất đấy mà cũng chỉ là hư ảo. “Bốn phía phang lặng đồng không. Chẳng trông thấy ai gọi nghé. Chỉ là tai tôi phảng phất tưởng nhớ mà thôi” [89, tr. 554].

Ở giai đoạn trước tính cách đã được nhận thức và lý giải như là một quá trình phát triển không ngừng dưới tác động của hoàn cảnh. Nhưng đối với trường hợp tự truyện - hiểu

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)