Giọng điệu “biếm phỏng”

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 61 - 63)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Giọng điệu “biếm phỏng”

Chỉ mới đây thôi, giọng điệu “biếm phỏng”, “giễu nhại” mới bắt đầu xuất hiện trong dòng tự truyện, thường trong thế đan xen, hòa quyện phức hợp với những giọng điệu khác. Trong Thượng đế thì cười, nhân vật hắn kể lại cuộc đời sống và viết của mình kèm theo những lời bình luận nhiều khi chẳng lấy gì làm thân thiện.

- “Cả hai lần hắn đều thất bại, mặt mũi lem luốc vì từ chỗ quyền lực chui ra, làm sao còn giữ được gương mặt sạch.” [67, tr. 141]

- “Vậy hắn thuộc loại người nào, là một viên chức đang muốn biến hóa thành một nghệ sĩ tự do, nhưng lắc lư mãi cũng chỉ biến được từng bộ phận, cái đuôi viên chức thỉnh thoảng lại lấp ló lòi ra nếu như bạn bè luận bàn về chính trị tự do quá, luận bàn về đàn bà lỗ mãng quá, cười hét to quá, nói năng tục tĩu quá...” [67, tr. 158]

- “Hắn là tên đao phủ (như có người bạn đã gọi hắn thế trong một lúc quá giận), nhưng lại có bộ mặt của kẻ chịu án, không phải trong lúc này mà suốt mấy chục năm qua chưa bao giờ hắn có bộ mặt vênh váo của kẻ hãnh tiến, kẻ thắng cuộc cả, chính là cái bộ mặt biết hối lỗi ấy đã khiến mọi việc hóa ra dễ dãi, hóa ra vui vẻ.” [67, tr. 179]

Nói là nói như thế, nhưng thật ra, Nguyễn Khải là một con người quá hiểu người và hiểu đời, “biết lui tới, luôn luôn tìm được lối thoát trong mỗi thế kẹt”. Chính ông cũng tự biết rõ điều đó, nhưng trong cả câu chuyện ông bao giờ cũng tự nhận mình là kẻ nhát gan, yếu đuối, “thích nhân nhượng, thích rút lui” [67, tr. 318]. Bởi đấy là một cách “biếm

62

phỏng”. Tác giả tự “nhại” lại mình, tạo thành một cấu trúc kép của hình tượng. Có thuyết phục được độc giả hay không là một chuyện khác, nhưng xét về mặt hình thức thì đây chính là lối “biếm phỏng” đang ngày càng trở nên phổ biến trong tiểu thuyết hiện đại.

Nhan đề cuốn tự truyện là Thượng đế thì cười, con người lúng túng, loay hoay khốn khổ trong cái thế kẹt của đời sống, suy nghĩ và dằn vặt để tìm cách thoát ra, còn Thượng đế thì nhìn cái công việc vô ích ấy mà cười. Có điều, nghe như trong chuỗi cười ấy vang vọng cả tiếng cười của nhà văn - con người không thể không xoay trở để tìm cách thoát ra nhưng đồng thời cũng tự biết rõ sự bất lực của mình trước cái ngẫu nhiên vĩ đại của cuộc đời, con người cười mình và cũng cười cả cái trò chơi kỳ dị ấy của Thượng đế.

Thời gian kể từ sau chiến tranh và nhất là từ Đổi mới cho đến nay, văn xuôi Việt Nam trong đó có tiểu thuyết đã có nhiều cách tân mạnh mẽ và táo bạo, nhất là về mặt hình thức: sự di chuyển góc nhìn từ bề rộng sang bề sâu, sự nổi trội của cảm hứng bi kịch, sự đa dạng hóa kết cấu tác phẩm, sự phân hóa và hòa quyện các giọng điệu trong văn bản tác phẩm, v.v... Nguyễn Khải với Thượng đế thì cười trong một giới hạn nhất định đã có đóng góp cho việc hiện đại hóa văn xuôi trên bình diện ngôn từ nghệ thuật. Sự phân hóa và đan cài nhiều giọng trong tác phẩm là một yếu tố, sự nổi trội của giọng “biếm phỏng” là một yếu tố nữa làm nên chất hiện đại của tác phẩm này.

Còn đặt riêng vào trong dòng tự truyện Việt Nam thì có thể thấy Thượng đế thì cười

cũng góp phần nâng cao lên một tầng mức nào đó ý thức về cái tôi bằng chính giọng điệu “biếm phỏng” này. Là bởi vì một khi quá trình tự tách ra khỏi mình để nhìn nhận lại mình trở nên thật sự mạnh mẽ và kiên quyết, thì bên cạnh giọng điệu tự chất vấn không thể không xuất hiện giọng điệu tự mỉa mai, tự chế giễu, tự hạ bệ. Dĩ nhiên, là tác phẩm tự truyện Việt Nam đầu tiên thể nghiệm lối viết này, giọng tự giễu của Nguyễn Khải chưa đạt đến sự riết róng, quyết liệt thậm chí tàn nhẫn như một số thiên tự thuật của các nhà văn nước ngoài. Người đọc đôi lúc có cảm tưởng rằng, dường như sự tự giễu chỉ là một hình thức khác có vẻ kín đáo hơn của sự “tự khoe”. Không mấy khi Nguyễn Khải giấu được sự tự hào về lối sống đúng mực, thức thời, biết tiến biết lùi của mình, ngay cả khi ông bày tỏ (một cách hơi lộ liễu) sự băn khoăn khó hiểu về cái hiện tại vô lý mà mình đang gặp phải. Theo đúng thực chất của nó, “biếm phỏng” phải là hình thức bên ngoài của sự sụp đổ hay ít nhất là sự rạn nứt một hình tượng đẹp nào đấy, chứ không phải một vỏ bọc để tạo vẻ khiêm nhường, cũng không phải một phương tiện mà nhà văn chỉ mượn sử dụng để thực hiện một mục tiêu nào đấy ngoài văn học. Chẳng hạn việc Miguel de Cervantes “biếm phỏng” thể loại truyện kỵ sĩ

63

trong Don Quichotte - nhà quý tộc tài ba xứ Mantra hay Nguyễn Huy Thiệp “biếm phỏng” những câu chuyện lịch sử hay cổ tích trong Vàng lửa, Phẩm tiết... Có thể tác phẩm thật sự có giá trị nếu xét trong một hệ thống khác, nhưng nếu đặt vào hệ thống tiêu chí của thể loại tự truyện mà cứu cánh của thể loại là sự phản ánh trung thực và sâu sắc về cái tôi tác giả, thì có lẽ còn cần bàn thêm. Trong tự truyện, ý thức tự phê phán là điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng ngôn ngữ “biếm phỏng” kiểu này, song có lẽ tâm thế của Nguyễn Khải còn chưa vượt qua được ý thức tự thuật kiểu “truyền thống”, nghĩa là, viết tự truyện như kể lại một cuộc đời, tổng kết lại một sự nghiệp hơn là phát hiện lại một nhân cách. Nên giữa hình thức tự thuật (có màu sắc hiện đại) và ý thức tự thuật (hơi quá “cũ”) của tác phẩm, dường như vẫn còn gì đó khập khiễng. Dĩ nhiên, ở đây ta xét tự truyện như là mục đích sáng tạo của tác phẩm chứ không phải chỉ thuần túy là một phương tiện để thực hiện mục đích khác. Ở tác phẩm này Nguyễn Khải vẫn là một Nguyễn Khải sắc sảo, tinh tường trong việc phát hiện và đánh giá những vấn đề của hiện thực cuộc sống, song đối với thể loại tự truyện thì đó không phải là yêu cầu cao nhất.

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)