Những con người trong hồi quang số phận

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 56 - 58)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Những con người trong hồi quang số phận

Nhìn lại quá khứ từ một độ lùi nhất định của thời gian, tự truyện có xu hướng xây dựng những hình tượng con người - số phận. Mỗi con người là một số phận đã hoàn kết, mang theo mình cả một lịch sử nhân cách với những tổn thương, những trưởng thành về mặt tinh thần. Do tính chất hồi cố của thể loại, tất cả những hình tượng nhân vật, những hình tượng không gian... đều được thời gian hóa: mỗi lần hiện lên là một lần tái hiện theo cả cuộc đời mình. Nói như Tô Hoài trong Cát bụi chân ai, “không có báo in báo tường mà mọi chuyện đâu cũng theo người tụ lại, mỗi người đem đến một chuyện.” [90, tr. 50]

57

Nhân vật của tự truyện là những con người bình thường, nhỏ bé, với những tính cách bình thường, được đặt trong những hoàn cảnh bình thường. Họ không phải những nhân vật đứng trên hoàn cảnh, tái tạo hoàn cảnh khi thực tế chưa cho phép như nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn. Họ cũng không bị miếng cơm manh áo đẩy đến tình huống đói rét cùng đường như nhân vật của chủ nghĩa hiện thực. Họ là chính họ - những con người trong hồi quang của số phận.

Không phải ngẫu nhiên mà trong Cát bụi chân aiChiều chiều mỗi nhân vật hiện lên đều chập chờn trong cái bóng mờ gọi tên là thân phận. Những con người, những sự kiện thoáng hiện trong một khoảnh khắc dường như rất ngắn ngủi trong cuộc đời đã lắm trải nghiệm ấy, những hoài niệm mơ hồ chiều chiều lại nhớ chiều chiều ấy, tất cả đều âm thầm chất nặng những buồn vui của cả đời người, cùng những nỗi niềm san sẻ giữa những dòng văn cũng như ngoài đời. Tiếng hát “sạn sạn” của ca sĩ Trần Khánh vọng lên thổi vào giữa dòng hoài niệm một nỗi đau thân phận: “Trần Khánh, người hát hay mà chưa từng học hát bao giờ và cả đời lận đận vì lý lịch”. Rồi mấy mẫu ruộng của cô đào Chu Thị Năm. Rồi cái chết của Aki, Két, Nguyễn Tuân... “Mỗi người một tâm sự ở cái ngã sáu đường đời này.” [90, tr. 59]. Trong dòng hồi tưởng ấy, mỗi con người đều bị lột bỏ những cái vỏ khác mà nhiều người cứ tưởng là quan trọng để còn lại trụi trần là những thân phận làm người.

“Tôi bàn theo:

- Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định là tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.

Nguyễn Tuân hỏi tôi: - Có nhớ Két không?

- Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?

- Cứ ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.

Khói thuốc trong nõ tẩu phàm phập bốc xanh trắng um lên.

Thì ra ở cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị mấy chút, chính Nguyễn Tuân mới đang hồi tưởng...” [90, tr. 16]

Chỉ trong một câu ngắn nhẹ bỗng như không ăn nhập gì mà giải tỏa tất cả cái nặng nề của một đoạn dài cay nghiệt những ác ôn, những tề ngụy cũ... Nhà văn tự chân thực với mình đến thế mà cũng tự khắc nghiệt với mình đến thế. “Ở mỗi cái cùng trông thấy, nhưng

58

từng người lại ngỡ khác nhau” [90, tr. 16]. Chỉ trong một hồi tưởng tưởng như bất ngờ về một người hầu bàn đã hy sinh trong chiến tranh mà xua tan hết những nghi ngờ tàn nhẫn để dẫn người đối diện từ cái cõi tục tằn ấy về với cõi thân phận, cõi nhân tình. Câu nói hững hờ ấy vừa thắp sáng lên một nhân cách Nguyễn Tuân lại vừa soi tỏ chính lương tâm con-người- đang-đi-tìm-mình kia, để người ấy nhận lại nhân cách mình qua những đè nén, trói buộc bên ngoài và qua cả những lầm đường lạc lối của chính mình.

Một phần của tài liệu tự truyện trong văn học việt nam hiện đại (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)