Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 79 - 81)

b. Hỗ trợ: Có chủ trương tài trợ cho vay ưu đãi các dự án phát triển ngành TCMN, tạo điều kiện cho các đơn vị TCMN mở rộng và phát triển sản

3.3.5 Đào tạo nguồn nhân lực

Ngày nay chất lượng là yếu tố hàng đầu để một công ty kinh doanh có thể tồn tại và phát triển được. Mà đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ là chất lượng sản phẩm phụ thuộc và chất lượng tay nghề công nhân, người thợ thủ công làm ra hàng hoá đó. Chính vì thế để có thể tồn tại trên thị trường hàng TCMN với uy tín lớn, cần phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá, nghĩa là quan tâm đến việc nâng cao trình độ tay nghề người thợ

Phát triển dạy nghề, nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người lao động trong nông thôn. Để việc đào

tạo cho người lao động trong các làng nghề có hiệu quả cần lưu tâm đến những điểm sau:

-Thứ nhất, cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo lao động cho các làng nghề, để biết họ là ai (đối tượng), họ cần đào tạo nghề gì...?

-Thứ hai, cần đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những ng ơuwif dang truyền nghề trong các làng nghề (về số lượng, năng lực truyền nghề...)

-Thứ ba, cần có những kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề với các cơ sở dạy nghề có nghề tương đương để huy đông đội ngũ giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo nghề và tổ chức cho học viên thực hành nghề phù hợp

-Thư tư, cần tổ chức thí điểm các mô hình đào tạo nghề phù hợp cho từng nhóm làng nghề, trên cơ sở đó nhân rộng để triển khai trong các làng nghề hoặc các cơ sở dạy nghề. Cần chú trọng mô hình dạy nghề với giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

-Thứ năm, cần có các khóa học đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề các kiến thức về quản lí, kiến thức về thị trường kinh doanh và thị trường lao động...

-Thứ sáu, cần tạo đột phá về nhận thức của xã hội của người học nghề. Tiếp đó là đột phá chuyển mạnh đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội. Trên cơ sở đó để quy hoạch lại hệ thống cơ sở dạy nghề, chuyển hóa chương trình đào tạo, chuyển hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề không chỉ đủ về số lượng mà còn được chuẩn hóa chất lượng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 79 - 81)