tục, khuyến khích phát triển và tổ chức các làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN tại các nơi có điều kiện phát triển sản xuất ngành TCMN: cụ thể là ở nông thôn và vùng ven đô thị để tận dụng nguyên liệu và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Có chế độ thuế riêng đối với nguyên liệu đầu vào của ngành TCMN, chú ý đến tính đặc thù của từng loại nguyên liệu, đặc biệt không bắt buộc phải có hoá đơn tài chính đốivớicác nguyên liệu thuộc phế liệu, thứ liệu, chất thải từ nông sản sau thu hoạch hoặc chế biến được thu mua hạơc thu gom từ nông dân. Nếu sợ thất thu thuế thì nên có chế độ cho phép đơn vị sản xuất hàng TCMN thu mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán, để doanh nghiệp yên tâm thu mua nguyên liệu tập trung sản xuất tránh để doanh nghiệp vừa lmà vừa sợ bị xuất toán chi phí giá thành nguyên liệu, ảnh hưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có quy định cụ thể về việc sử dụng laođộng nhàn rỗi không thường xuyên ở nông thôn, đối với lao động gia công hàng TCMN , để chi phí tiền gia công được chấp nhận là chi phí hợp lý.
Tài trợ cho các giải sáng tác mẫu mã kiểu dáng sản phẩm TCMN, để khuyến khích thiết kế sáng tạo, phát triển các mẫu mã sản phẩm TCMN mới, phù hợp với nhu cầu thị trường để khẳng định và tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm TCMN Hà Nội đối với thị trường thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường thì việc phát hiện, tìm kiếm thông tin là rất quan trọng. Cho nên việc nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn thị trường chuẩn về đối tác là rất cần thiết (đây là một vấn đề rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam). Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thường thiếu thông tin, hoặc thông tin không chuẩn xác về đối tác cho nên khi XNK hay bị thua thiệt. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên không đủ khả năng tài chính để có thể tham gia các hoạt động marketing, quảng cáo xúc tiến để tìm kiếm khách hàng. Nhà nước nên dành một nguồn kinh phí nhất định của Ngân sách để hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại, nhất là cho việc khuếch trương xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ dưới các hình thức sau:
- Hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng cho cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài.
- 50% chi phí còn lại được hỗ trợ Nếu trong quá trình hội chợ, triển lãm đơn vị kinh doanh ký được hợp đồng xuất khẩu trị giá trên 20.000 USD.
Việc hỗ trợ này có thể thực hiện trực tiếp đối với doanh nghiệp từ một trung tâm xúc tiến thương mại hoặc thông qua các Công ty quốc doanh được giao nhiệm vụ tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế.