Những hạn chế và nguyên nhân kìm hãm hoạtđộng xuất khẩu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 55 - 59)

e. Cơ chế chính sách hỗ trợ xuất khẩu

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân kìm hãm hoạtđộng xuất khẩu

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Hà Nội, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan

trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn, tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng TCMN còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.

Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao độngvà 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn

đến chất lượng hàng hoá không ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng.

Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động có tay nghệ. Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.

Vấn đề xúc tiến bán hàng: chưa có chiến lược cụ thể mà các đơn đặt hàng chủ yếu có được là nhờ các mối quan hệ. Hạn chế lớn nhất trong quá trình đưa hàng sang bán ở thị trường ngoài nước hiện nay, theo các doanh nghiệp, chính là việc tìm kiếm bạn hàng, đối tác thương mại. Hiện vẫn có hơn 90% hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thông qua kênh trung gian của 1, 2 doanh nghiệp khác.

Tình trạng nhiều làng nghề khi phát hiện sản phẩm của mình bị làm nhái, làm giả nhưng không biết kiện ai. Mặt khác, tỷ lệ thành lập tổ chức làng nghề của các địa phương còn rất ít (chỉ có khoảng gần 10% số làng nghề) nên việc xây dựng chương trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm còn hạn chế. Nhưng cũng vì chưa có thương hiệu mà việc xuất khẩu hàng hoá vẫn phải qua trung gian, vừa kém lợi nhuận, vừa không tránh khỏi tình trạng bị động trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là bị đối tác ép giá khiến hiệu quả sản xuất không cao. sản xuất trong các làng nghề hiện còn manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm nên để xây dựng thương hiệu chung không phải là chuyện một sớm một chiều. Việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, trung tâm thương mại phải mất khá nhiều chi phí, vì vậy các làng nghề chưa thực sự mặn mà tron việc quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu.

Có một thực trạng hiện nay nữa là khi tham gia hội chợ nước ngoài đã xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN. Những doanh nghiệp này mải chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không tính đến kế hoạch làm ăn lâu dài, gây khó khăn lớn cho nhiều doanh nghiệp khác trong ngành. Bởi vậy, đã đến lúc cần xây dựng một hiệp hội các doanh nghiệp làm hàng TCMN để có thể bảo vệ lẫn nhau. Và điều quan trọng nhất là cần có sự liên kết giữa các nhà sản xuất hàng TCMN xuất khẩu, giữa doanh nghiệp với nhà quản lý để có thể cùng nhau thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 55 - 59)