c. Lợi thế thách thức
3.2 Quan điểm, phương hướng, mục tiêu xuất khẩu
3.2.1 Quan điểm
Định hướng xuất khẩu hàng TCMN: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực cần được chú trọng, hàng năm đã đem lại một khối lượng ngoại tế khá lớn cho nền kinh tế quốc dân nên hiện nay mặt hàng này đang thu hút được sự chú ý quan tâm và ưu đãi của Nhà nước.Hầu hết các mặt hàng công nghiệp và thủ công mỹ đều có tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến tỉ trọng xuất khẩu sẽ chiếm 50,1% tổng kim ngạch của cả nước. tuy nhiên tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào khả năng mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu
TCMN là mặt hàng có nhiều khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu thông qua việc mở rộng sản xuất và đa dạng hoá thị trường. Cần giảm tỉ lệ làm gia công và tăng năng lực thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm giải quyết được nhu cầu lao động lớn và mang lại kim ngạch xuất khẩu cao, nên cần có sự quan tâm phát triển, trong đó quan trọng nhất là sớm tổ chức các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và đào tạo nghệ nhân tay nghề cao để tăng năng lực cạnh tranh.
Đẩy mạnh sản xuất và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội. Hàng TCMN đem lại lợi nhuận sau khi xuất khẩu rất cao so với nhiều nhóm hàng khác. Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu hàng TCMN sẽ tạo việc làm cho rất nhiều lao động góp phần ổn định kinh tế và làm giảm tệ nạn xã hội. Đồng
thời, mở rộng xuất khẩu hàng TCMN còn ý nghĩa giới thiệu với bạn bè thế giới biết thêm về nền văn hóa Việt Nam.
Việc quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị các làng nghề thủ công truyền thống là yêu cầu quan trọng và cấp thiết, trong đó có làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống còn gắn liền với quá trình giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Trong sự vận động nhanh chóng của đời sống công nghiệp hiện nay, một số làng nghề ở Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã tích cực đầu tư ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và tìm cho mình được hướng đi riêng.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, nhờ sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật tiến bộ đã đưa các làng nghề trở lên nghề giàu có và hiện đại. Việc phát triển bền vững làng nghề thủ công trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng nhận được sự quan tâm sâu sắc của Thành phố, của các Sở và nhiều Bộ ngành có liên quan.