Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Thành phố HN

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 30 - 33)

Thành phố HN

2.1 Khái quát tình hình dặc điểm tự nhiên KTXH thành phố HN

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đây cũng là thành phố Việt Nam có diện tích tự nhiên lớn nhất và thứ hai về dân số (6,449 triệu người). Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện. Thành phố Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo con số cuối năm 2008, toàn Hà Nội có 1.264 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam trong đó có 244 làng nghề truyền thống với đủ các ngành nghề như: gốm sứ; vàng, bạc, đồng; lụa tơ tằm; thêu ren; khảm trai; mây tre đan; điêu khắc... các làng nghề truyền thống: Làng Bát Tràng nằm ở phía Nam thành phố, từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm gốm, làng lụa Vạn Phúc...

2.2 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở HN

2.2.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề

a.Sản phẩm các làng nghề:

- Số lượng: Hiện nay, Thành phố có 1.270 làng có nghề chiếm gần 56% tổng số làng trên địa bàn, trong đó 244 làng nghề truyền thống với 47 nhóm nghề (trên tổng số 52 nghề toàn quốc), tuy nhiên phát triển không đồng đều, tập trung đông ở một số địa phương như :Phú Xuyên (125), Thường Tín (120), Chương Mỹ (174), Ứng Hoà (113) , Thanh Oai (101 ). Tuy nhiên sự phát triển làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay còn tồn tại nhiều điểm bất cập. Hầu hết các làng nghề còn phát triển theo hướng tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dưới dạng hộ gia đình chưa được đầu tư nhiều về công nghệ, dẫn đến năng suất, chất lượng thẩm mỹ sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh thấp.

Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các làng nghề truyền thống có tiếng của thủ đô như: Bát Tràng, Phú Vinh, Hạ Thái, Chuôn Ngọ, Vạn Điểm... Với hơn 400 sản phẩm hàng TCMN tiêu biểu thuộc các nhóm hàng: Gốm sứ, mây tre đan, sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ...

- Chất lượng: Chất lượng các sản phẩm còn thấp, sản xuất bị phân tán, khó có thể triển khai sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó, mẫu mã của các sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng phong phú, chưa phát huy

được hết thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu.Việc giữ gìn truyền thống, dung hoà giữa truyền thống và hiện đại là vô cùng quan trọng. Vì khi giá trị truyền thống bị mất đi do tính thương mại hoá, thì những giá trị gia tăng của sản phẩm cũng sẽ bị giảm đi một cách nhanh chóng, và khi đó những sản phẩm thủ công này lại không thể cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp có kỹ thuật hiện đại và hiệu quả. Do vậy, sẽ có mâu thuẫn giữa việc thu hút khách và phát triển các sản phẩm thủ công dành cho khách du lịch với việc giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá, và điều quan trọng nhất là phải tìm ra giải pháp cân bằng cho phù hợp. Ở một số cơ sở sản xuất đã xuất hiện tình trạng làm hàng ẩu, hàng kém chất lượng, sản xuất không đúng quy trình kỹ thuật của công nghệ truyền thống mà chạy theo số lượng là chính. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho nhiều làng nghề, nhiều cơ sở sản xuất bị suy thoái, mất dần thị trường tiêu thụ, một số người phải bỏ nghề đi làm việc khác.

- Mẫu mã: Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng

trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.

Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chủ yếu sản xuất gia công theo mẫu có sẵn do đối tác đặt hàng, ít sáng tạo hoặc chỉ biết “nhái lại” mẫu mã của nước ngoài. Mẫu mã kém hấp dẫn trong khi thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính nên sản phẩm TCMN rất khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu ký được hợp đồng xuất khẩu thì giá cũng thường thấp hơn khoảng 30% sản phẩm cùng loại của một số nước khác như: Trung Quốc, Phi-líp-pin, Thái Lan…

- Giá cả: Thời gian vừa qua, sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở các làng nghề đang “điêu đứng” do bị ép giá, giá bán thấp hơn hàng cùng loại của các nước khác. Ngoài những biến động của thị trường thì nguyên nhân chủ yếu là do mẫu mã sản phẩm còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 30 - 33)