ngừng cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng nên đã tác động đến niềm tin của các nhà đầu tư nhờ đó các doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày càng nhiều (11 tháng năm 2009 cả nước có khoảng 76.500 doanh nghiệp mới đăng ký, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2008); hàng hoá trên thị trường phong phú đa dạng đảm bảo nhu cầu cho thị trường trong nước và đáp ứng tốt cho xuất khẩu.
Đầu tiên là ở khu vực xuất khẩu và đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô, trong khi cân đối vĩ mô cũng đang có vấn đề nghiêm trọng. Hậu quả là sau thời gian lạm phát và bất ổn, nền kinh tế đang bị yếu đi, các doanh nghiệp bị “suy nhược” nặng. Một số doanh nghiệp đã “ra đi”, số doanh nghiệp gặp khó đang tăng nhanh…
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư và thương mại , Các biến động đó đã tác động đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng và sự mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện khó lường như vậy đòi hỏi những nỗ lực căng thẳng hơn, quan hệ chi phí-hiệu quả không được như dự kiến và rủi ro cũng lớn hơn.
Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2009, Chính phủ đã trình ra Quốc hội những thành tích đáng trân trọng: tăng trưởng GDP 5,2%, trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất từ một thập kỷ. Lạm phát được duy trì ở mức dưới hai con số. Xóa đói giảm nghèo giảm xuống 11%, nhanh hơn cả lộ trình cam kết thực hiện mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là một điều đáng ngạc nhiên do được tính dựa trên chuẩn nghèo cũ, đã lạc hậu nhiều vì lạm phát. Cộng đồng quốc tế cũng ca ngợi thành tựu của Việt Nam về duy trì bình đẳng trong thu nhập thông qua chỉ số GINI và giảm nghèo rất ấn tượng trong khu vực nông thôn, theo những báo cáo chính thức của Chính phủ.