c. Lợi thế thách thức
3.2.2 Phương hướng, mục tiêu
- Đối với thị trường: Để mở rộng thị trường xuất khẩu đưa sản phẩm TCMN phát triển bền vững hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1,5 tỷ USD hàng TCMN trong thời gian tới, các nhà phân tích đưa ra những giải pháp cần chú ý là:
+Thứ nhất, DN sản xuất hàng TCMN nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin của người mua hàng.
+Thứ hai, cần tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình.
+Thứ ba là tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, để tăng mức phong phú các mẫu mã sản phẩm thì cần phát huy thiết kế sáng tạo kiểu dáng cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.