Kim nghạch xuất khẩu:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 41 - 50)

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Thành phố Hà Nội từ 2005 đến nay Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng KNXK Triệu USD 2700 4300 4450.7 5 6900. 4 6362.2 Tăng hàngnăm % 14.1 21.7 3.5 35.5 -7.8 KNXKTCMN Triệu USD 40.5 61.05 84 104.4 6 91.2 Tăng hàng năm % 13 50.7 17.5 29.38 -12.97 Tỷ trọng XKTCMN % 1.5 1.42 1.66 1.514 1.43

Nguồn: báo cáo hàng năm của Bộ công thương Từ năm 2005-2007 kim ngạch xuất khẩu TCMN của thành phố Hà Nội có tốc độ tăng khá cao khoảng 43.5 triệu USD. Năm 2008, mặc dù hoạt động xuất khẩu (XK) gặp nhiều khó khăn nhưng kim ngạch XK trên địa bàn Hà

Nội vẫn đạt trên 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2007, trong đó XK địa phương đạt 3,5 tỷ USD, tăng 25,2%.kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không lớn nhưng có vài trò quan trọng trong chuyên đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, và là mặt hàng xuất khẩu giúp xóa đói giảm nghèo do có khả năng thu hút nhiều lao động. Xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu

Năm 2009 do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đã có sự sụt giảm mạnh đã kéo theo, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến không thuận lợi, tình hình sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn khiến kim ngạch xuất khẩu của Thành phố giảm nhiều. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2009 ước đạt 6.362,2 triệu USD, giảm 7,8% so với năm 2008 ,,, Nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ: ước đạt 91,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,4% trong tổng kim ngạch XK, giảm 14,9% so với thực hiện năm 2008 (không đạt chỉ tiêu kế hoạch do Thành phố đề ra - kế hoạch điều chỉnh lần 2 đề ra kim ngạch xuất khẩu năm 2009 bằng năm 2008- tăng 0%) do nguyên nhân chính là giá cả hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh từ quý IV/2008 đến quý III/2009; Nhu cầu tiêu thụ hàng hoá ở nhiều thị trường trọng điểm giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu của một số ngành có giá trị xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, dây và cáp điện…; Kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn giảm nhiều; Bên cạnh đó, số các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp

ngày càng tăng lên khi các nước nhập khẩu quan tâm hơn đến việc giành lại thị trường cho các doanh nghiệp trong nước trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Mặc dù ngành Thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho thành phố nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu

Từ biểu đồ ta thấy kim ngạch xuất khẩu TCMN của thành phố Hà Nội trong 4 năm từ năm 2005 ( 40,5 triệu USD ) - 2008 (104.46 triệu USD ) tăng 64 triệu USD , có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua trung bình mỗi năm tăng 27.65 %, năm 2008 mặc dù bị tác động ít nhiều của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt gần 105 triệu USD. Với nguồn nguyên liệu tự nhiên đa dạng cùng với tay nghề khéo léo của những người thợ, hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Hà Nội là một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường nước ngoài

Năm 2009 nhóm thủ công mỹ nghệ: chiếm tỷ trọng 1,4%, giảm 14,9% so với năm 2008 vẫn do mẫu mã sản phẩm còn nghèo nàn chủ yếu sản xuất theo mẫu do khách đặt hàng nên chưa tạo dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm TCMN của Việt Nam, nguồn hàng xuất khẩu nhỏ lẻ, thiếu ổn định, công tác XTTM, tìm kiếm thị trường chưa được chú trọng…vì vậy khả năng cạnh tranh của hàng TCMN thấp so với các nước trong khu vực

b. Cơ cấu

Bảng 2: Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của thành phố Hà Nội

Thị trường 2005 2006 2007 2008 Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % EU 9.2 22.7 18.3 30.2 16.38 19,5 27.18 26 Mỹ 15 37 21.5 35.5 31.92 38 28.2 27 Nhật Bản 7.8 19.25 12.8 21.15 16.8 20 24.5 23,5 Đông Nam á 7.1 17.5 12.4 20.5 14.28 17 13.5 12.5 Thị 1.4 3.4 8.3 13.7 4.62 5,5 11.5 11

trường khác Tổng cộng 40.5 100 60.5 100 84 100 104.46 100

Nguồn: phòng kinh tế đối ngoại sở công thương HN Nhìn chung, thị trường quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của thành phố được xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, các nước láng giềng như Lào, năm 2005 là 133 nước và vùng lãnh thổ), thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đang được bán ở hầu hết trên thị trường thế giới. Mỹ là thị trường có tầm quan trọng nhất. Năm 2005, chiếm tỷ trọng 37 %, tương đương khoảng 15 triệu USD. Năm 2006, Hà Nội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ khoảng 21,05 triệu USD, chiếm tỷ trọng 35 % kim ngạch xuất khẩu TCMN của Hà Nội, đến năm 2008 kim ngạch tăng 28,2 triệu USD Còn thị trường EU xuất khẩu của Hà Nội năm 2005 là 9.2 triệu USD, Năm 2006, Hà Nội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Pháp đạt 3,8 triệu USD; Đức đạt 2,5 triệu USD; Bỉ đạt 1,6 triệu USD; Anh 1,4 triệu USD; Hà Lan 0,9 triệu USD; Italia 1,2 triệu USD; Tây Ban Nha 0,8 triệu USD... Năm 2008 là 27,8 triệu USD

Đối với thị trường Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 2,9 tỷ USD/năm, trong đó hàng từ Hà Nội năm 2005 mới chỉ chiếm 19,3% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2006, Hà Nội xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 12,6 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó 4,8 triệu USD hàng gốm sứ. Mặc dù Nhật Bản là một thị trường tiềm năng song Hà Nội chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng TCMN sang Nhật. Chương Mỹ là huyện có rất nhiều làng nghề có thế mạnh trong sản xuất hàng mây giang đan nhưng cũng chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật với số lượng và giá trị rất hạn chế, người dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản có nhiều sở thích trùng nhau. Các sản phẩm TCMN của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có ưu thế là giá không cao do chi phí thấp, sản phẩm tương đối phong phú.. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Hà nội sang Nhật là 24,5 triệu USD chiếm gần 23,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Hà Nội. Mặc dù vậy, so với tiềm năng thì con số trên còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn mà các doanh nghiệp của Việt Nam khi tiếp cận thị trường Nhật Bản thường gặp là sự cạnh tranh với hàng cùng loại của Trung Quốc, chữ tín, luật lệ, thủ tục nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp cần phải có chiến lược nhằm đáp ứng những yêu cầu này. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược nhằm đáp ứng những yêu cầu này. người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng những sản phẩm TCMN có nguồn gốc tự nhiên, màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã, đồng thời yêu cầu rất cao về chất lượng hàng

hóa, độ tinh xảo và tính cá biệt của sản phẩm và rất khắt khe về thời hạn giao hàng. Nếu sai hẹn giao hàng hoặc sai quy cách sản phẩm, ngay lập tức phía Nhật Bản sẽ cắt hợp đồng mua bán.

Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vào các thị trường chiếm tỷ trọng lớn hầu hết đều giảm so với năm 2008, giảm nhiều nhất phải kể đến thị trường ASEAN, Trung Quốc và một số nước Châu Á khác do nhiều hàng hóa của các nước này tương đồng với hàng hóa của Việt Nam, trong giai đoạn khó khăn về xuất khẩu các nước đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa khiến hàng hóa của Việt Nam gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường; Tiếp đến là các thị trường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi suy thoái kinh tế như EU, Hoa Kỳ, những tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này giảm nhiều, tuy nhiên sang những tháng cuối năm các thị trường này dần hồi phục trở lại nên tính chung cả năm 2009 thị trường EU và Hoa Kỳ này tăng nhẹ hoặc giảm không nhiều (Hoa Kỳ tăng 3,8%, EU giảm 4,2%), tuy vậy, vì đây là các thị trường chiếm tỷ trọng lớn nên đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố.

Bảng 3: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu TCMN của thành phố Hà Nội

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Gỗ mỹ nghệ 11 13 20 23 22

Lụa tơ tằm 4.1 6 12 17 15

Mây tre đan 2 3 7.5 10.5 9.5

Thảm các loại 2.4 4 8.5 13.5 10

Gốm sứ mỹ nghệ 21 29.5 36 40.46 38.5

Nguồn: Sở công thương Hà Nội Theo đánh giá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . Hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng về chủng loại , phong phú về mẫu mã do đó mà để đi sâu nghiên cứu tất cả các loại hàng thủ công mỹ nghệ là điều không dễ. Hà Nội xuất khẩu 1 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có 5 loại chính.Mỗi mặt hàng xuất khẩu dù ít hay nhiều đều tham gia đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều tăng qua các năm trong đó mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất là gỗ và gốm sứ sau đó mới

đến mây tre đan và các mặt hàng khác. Mặt hàng gỗ và gốm sứ rất được các khách hàng Nhật Bản ưa chuộng do kiểu dáng rất phù hợp với phong cách của người Nhật với giá cả phải chăng. Riêng mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ là đảm bảo cho sự tăng trưởng ở mức cao. Hiện nay hàng gốm sứ mỹ nghệ là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực trong số các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam , sau đó là đỗ gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan. Đây là những mặt hàng mà nhu cầu luôn có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ thành phố hà nội” (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w