Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ìỷ công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường đại học sài gòn (Trang 69)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp xây dựng và phát triển VHNT cần tính toán trong điều kiện chi phí không nhiều, thời gian tiêu phí ít, tiết kiệm nhân lực nhưng kết quả đạt được phải cao. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi quá trình xây dựng văn hóa nhà trường cần phải có tính đồng bộ về biện pháp, nhưng về mặt thực thi cần xem xét những mặt, những khâu cần được ưu tiên; mặt khác, cũng cần xác định một kế hoạch lâu dài, trong đó cần xác định các mục tiêu dài hạn (5-10 năm) và các mục tiêu trước mắt (2-3 năm) để tập trung các nguồn lực và các điều kiện phù hợp theo từng giai đoạn, từng năm học.

3.2. Một số giải pháp quản lý công tác xây dụng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn

3.2.1. Tăng cường, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý công táctuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng của việc xây dụng VHNT tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng của việc xây dụng VHNT

a. Mục đích của giải pháp:

Nâng cao chất lượng quản lý công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng của việc xây dựng VHNT cho toàn thẻ cán bộ công nhân viên, tạo sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện của các phòng ban trong nhà trường về công tác xây dựng VHNT.

b. Nội dung của giải pháp:

- Ban tuyên truyền Xây dựng VHNT lập kế hoạch, thiết kế nội dung và tham mưu cho hiệu trưởng về các vấn đề hên quan đến công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho CBCNV-GV, HSSV cũng như các biện pháp tăng cường quản lý nề nếp và chất lượng dạy, học trong nhà trường.

- Tuyên truyền thông qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về VHNT. Tổ chức các sự kiện, các cuộc thi về VHNT, về VH ứng xử, giao tiếp của giáo viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên, ca ngợi tôn vinh những hình ảnh cao đẹp của người thầy, những sinh viên nghị lực vượt khó, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ nhau trong học tập,... Đẩy mạnh vai trò của tạp chí Đại học Sài Gòn, của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên xem đây là lực lượng tuyên truyền vận động, thuyết phục mọi thành viên nhà trường góp phần thực hiện tốt nếp sống văn hóa học đường.

- Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục về các nội dung văn hóa, cần kết hợp với các cuộc vận động mà ngành đang thực hiện như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.

c. Cách thức thực hiện:

- Đưa các nội dung: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, mục tiêu lên trang web của trường (trong phần giới thiệu về trường) để tuyên truyền rộng rãi đến mọi người.

- Tổ chức lấy ý kiến toàn bộ cán bộ công nhân viên, giáo viên đóng góp cho công tác xây dựng VHNT.

- Thành lập một Ban tuyên truyền và Xây dựng VHNT, do hiệu trưởng (hoặc một hiệu phó) làm Trưởng ban, các thành viên gồm Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên, Phòng Thanh tra và các phòng ban liên quan (nếu có, tùy theo nhiệm vụ của từng phòng ban trong trường)

cá nhân phụ trách; xây dựng kế hoạch nội dung tuyên truyền về VHNT cụ thể theo từng tháng, từng quý, từng năm học.

3.2.2. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động vàxây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách việc xây dựng VHNT xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách việc xây dựng VHNT

a. Mục đích của giải pháp:

- Góp phần giáo dục phâm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh; xây dựng phong cách ứng xử, giao tiếp chuẩn mực của lãnh đạo các đơn vị, CBCNV-GV, HSSV trong làm việc, nghiên cứu và học tập.

- Xây dựng môi trường học đường văn minh với hình ảnh đẹp đẽ; xây dựng nét văn hóa đặc trưng để quảng bá thương hiệu Trường Đại học Sài Gòn

- Định hướng cụ thể cho các hoạt động xây dựng VHNT, làm cơ sở cho việc kiêm tra đánh giá quá trình thực hiện.

b. Nội dung của giải pháp:

- Nội dung kế hoạch xây dựng VHNT cần lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp với điều kiện của Trường Đại học Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay (do Ban tuyên truyền và xây dựng VHNT soạn thảo)

Khi tiến hành lập kế hoạch xây dựng VHNT cần phải nghiên cứu các nội dung chính sau;

+ Nhà trường cần xem xét các giá trị đặc trưng của mình (sự tồn tại và phát triển, khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa và truyền thống đang tồn tại trong nhà trường, xác định những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi mang tính đặc trưng,...);

+ Định hình hệ thống các giá trị cốt lõi (khảo sát, đánh giá về các giá trị cá nhân và các giá trị văn hóa được mọi người mong muốn...);

sức khỏe, môi trường, tiết kiệm năng lượng,...).

+ Chia sẻ kinh nghiệm phát triển văn hóa nhà trường giữa các phòng ban, các khoa trong trường: về quy tắc ứng xử, giao tiếp; thái độ, quy trình làm việc mà các đơn vị đã xây dựng thành công;

I Chú trọng xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, họp tác tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau; tạo cơ hội đế mỗi người có khả năng phát triển;

I Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý và mỗi CBCNV-GV trong nhà trường đều có bản mô tả công việc và quyền hạn, trách nhiệm cụ thể;

+ Hiệu trưởng chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho cán bộ quản lý cấp dưới, đặc biệt là với giảng viên, trong đó đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giảng viên.

Đồng thời phải lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triên lực lượng cán bộ am hiểu về công tác xây dựng VHNT đê từng bước đổi mỏi cải thiện những thói quen xấu đang tồn tại, phát huy những mặt tích cực đã có.

c. Cách thức thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lãnh đạo nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng (hoặc Trưởng Ban tuyên truyền xây dựng VHNT) xác định các cơ sở, căn cứ từ thực trạng hoạt động VH của nhà trường và mô hình VHNT mong muốn trong tương lai để tiến hành lập dự thảo kế hoạch xây dựng VHNT.

- Xây dựng dự thảo kế hoạch xây dựng VHNT. Trong đó phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguồn lực để thực hiện và lựa chọn biện pháp xây dựng VHNT tương ứng với điều kiện thực tế của trường để thực hiện mục tiêu.

- Dự thảo kế hoạch phải được thông qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu sau đó tiến hành lấy ý kiến đóng góp về nội dung xây dựng VHNT trong toàn thể CBCNV-GV và HSSV của trường nhằm tạo sự nhất trí và đồng thuận cao

trong quá trình thực hiện (Sau khi lấy ý kiến xong tiến hành sửa đổi và ban hành kế hoạch xây dựng VHNT).

- Trong bảng kế hoạch phân công cụ thể từng phòng ban phụ trách, kiểm tra, theo dõi, báo cáo việc thực hiện công tác xây dựng VHNT.

3.2.3. Quản lý công tác phối hợp tố chức thục hiện giữa các đon vị, tổ chúc, đoàn thể trong và ngoài trường về việc xây dụng VHNT ở Trường Đại học Sài Gòn

Phoi hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục ỉ TPNT

a. Mục đích của giải pháp:

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài trường vào công tác xây dựng VHNT.

- Tạo mối quan hệ tốt với các cá nhân và tập thế trong và ngoài nhà trường.

- Giúp các em có môi trường sống lành mạnh, sống có định hướng, trở thành người công dân tốt.

b. Nội dung của giải pháp:

- Tổ chức hợp bàn biện pháp, cơ chẻ phối hợp vói các tổ chức trong và ngoài trường.

- Lập kế hoạch phối hợp với gia đình HSSV, chính quyền đoàn thê địa phương, các tổ chức doanh nghiệp quan tâm đến HSSV (về nhu cầu lao động, thực tập, tư vấn nghề nghiệp..)

- Gia đình cũng phải tạo điều kiện đầy đủ về mặt vật chất, quan tâm, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện.

* Sự kết họp giữa nhà trường - xã hội:

Các cơ quan văn hóa truyền thông cần định hướng thị hiếu văn hóa cho HSSV.

Các đoàn thể tổ chức xã hội như khối xóm nơi có HSSV ở phải thường xuyên kiểm tra nếp sống văn hóa, hiện tượng các em đi khuya về muộn: lực lượng công an phải tăng cường tuần tra, kiểm tra, khu vực có nhiều nhà trọ sinh viên đế bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng cho các em HSSV nơi khu vực mình quản lý.

Tổ chức họp bàn biện pháp, cơ chế phối hợp với các tố chức bên ngoài trường như lực lượng an ninh, chính quyền địa phương đê giải quyết các vấn đề có liên quan thuộc thẩm quyền của các tổ chức này trong phạm vi xung quanh nhà trường như vấn đề bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, việc mua bán hàng rong trước cống trường. Đe xuất hạn chế những dịch vụ kinh doanh, tụ điếm ăn chơi xung quanh địa bàn nhà trường như nhà nghỉ, quán cà phê, karaoke, dịch vụ cầm đồ, kịp thòi thông báo đến trường các trường hợp sinh viên sa đà vào các tệ nạn xã hội.

* Sự kết họp giữa nhà trường - doanh nghiệp:

Bên cạnh các mối liên hệ trên nhà trường cần thiết lập mối quan hệ chiến lược với các cơ quan, doanh nghiệp, các khu công nghiệp,... để giới thiệu sản phẩm đầu ra là HSSV, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong mối quan hệ đó, doanh nghiệp có thế tài trợ (cho nghiên cứu, giảng dạy, học bổng SV), đặt hàng, cung cấp đầu vào thông tin để nhà trường định hướng và xác định nhu cầu tuyên dụng trong tương lai của thị trường lao động.

Sự phối hợp các môi liên hệ với các đôi tác trên có liên quan đên các phòng chức năng: phòng Công tác HSSV, Ban Hạ tầng cơ sở và Xây dựng cơ bản, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên... do đó Ban tuyên truyền VHNT cần có

sự phân công, giao nhiệm vụ cụ thể tùy thuộc với chức năng và nhiệm vụ của từng phòng.

Định kỳ mỗi học kỳ một lần tống kết và thông báo kết quả học tập và rèn luyện của HSSV cho gia đình được biết đồng thời tăng cường mối hên hệ giữa gia đình và nhà trường.

Định kỳ hàng tháng yêu cầu các phòng có hên quan gửi báo cáo về cho Ban tuyên truyền xây đựng VHNT.

Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong các hoạt động xây dựng 17ĨNT trong sinh viên

a. Mục đích của giải pháp:

- Góp phần vào việc GD chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật cũng như kỹ năng, thái độ nghề nghệp cho HSSV.

- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kểt, tình yêu quê hương đất nước.GD về lòng nhân ái, truyền thống đạo lý con người Việt nam.

b. Nội dung của giải pháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường công tác GD chính trị tư tưởng đạo đức cho HSSV thông qua tuần lễ công dân đầu khóa, học phổ biến Luật, văn bản hên quan đến giáo dục.

- Tổ chức và rèn luyện những thói quen, hành vi đạo đức cho HSSV thông qua các hoạt động xã hội, về nguồn, đền ưn đáp nghĩa, chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi...

- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thê dục thể thao cho sv.

- Tổ chức các buổi hên họan ca khúc cách mạng, tổ chức các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc, tố chức các trò chơi, các hoạt động có tính chất dân gian mang đậc trưng của các dân tộc.

c. Cách thức thực hiện:

- Tố chức với quy mô rộng lớn và gắn với những ngày lễ, ngày truyền thống của truờng, của Đoàn, của dân tộc. Nội dung cùa các hoạt động phải phong phú, thiết thực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của sv.

- Việc tố chức các hoạt động phải đuợc tiến hành ở quy mô lớn nhằm tạo điều kiện cho tất cả HSSV được tham gia.Các hoạt động phải được kiêm tra đánh giá hiệu quả đạt được sao cho nó không mang nặng tính hình thức và phong trào.

- Đoàn trường cần chỉ đạo sát sao và phối hợp vói những tồ chức, đoàn thể khác trong việc tổ chức các hoạt động cho đoàn viên sv.

- Các liên chi đoàn và chi đoàn cơ sở cần xây dựng kế hoạch hoạt động, thực hiện và đánh giá kết quả thường xuyên.

- Các đoàn viên phải ý thức rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân và phải tích cực hoạt động, tích cực tham gia xây dựng tập thể.

- Các Phòng ban, các Khoa phải nỗ lực hợp tác với Đoàn thanh niên trong công tác xây dựng VHNT, xác định đây là nhiệm vụ chung đế hoàn thành sứ mệnh cũng như phát triẻn nhà trường trong tương lai.

3.2.4. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiếm tra đánh giá, tổng kết việc xây dụng VHNT

a. Mục đích của giải pháp:

- Đảm bảo việc thực hiện, đánh giá được công bằng, họp lý theo đúng tinh thần các văn bản của Bộ Giáo dục Đào tạo và của cấp trên.

- Giúp CBCNV-GV, HSSV thực hành những hành vi và thói quen việc làm có tổ chức, kỷ luật tuân theo quy chế và điều lệ nhà trường.

nhà trưừng đối với công tác xây dựng VHNT đồng thời giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của công tác này.

b. Nội dung của giải pháp:

- Xây dựng quy chế VHNT bao gồm các quy tắc yêu cầu về giao tiếp, ứng xử, thái độ công tác, học tập và làm việc.Qua đó đưa ra những tiêu chí yêu cầu thực hiện, đề ra mức độ xử lý các hành vi vi phạm, xem xét trừ điểm rèn luyện của HSSV hay có thể buộc thôi học (đối với HSSV) hoặc xét danh hiệu thi đua (đối với CBCNV). Hiện nay, ở một số trường đã áp dụng xét vào thu nhập tăng thêm hàng tháng của CBCNV, xét theo mức độ vi phạm A, B, c.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình môn học, thời khóa biểu lên lóp.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp CBCNV-GV, HSSV trong nhà trường,đột xuất, định kỳ. Có thế kiêm tra hàng ngày, hàng tuần đẻ duy trì các thói quen, nề nếp.

- Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường

Qua công tác kiêm tra, đánh giá cần thực hiện rà soát những văn bản, những quy định bất cập không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó cần rà soát, hoàn chỉnh quy trình, thủ tục làm việc vì nó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng VHNT. Nhà trường nên sớm tiến hành áp dụng hình thức quản lý theo hệ thống ISO để phong cách làm việc của các thành viên chuyên nghiệp hơn, công tác quản lý được tốt hơn.

c. Cách thức thực hiện:

- Yêu cầu ban cán sự lớp (hay cố vấn học tập), ban chấp hành chi đoàn báo cáo về tình hình HSSV trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện bằng văn bản và gửi về phòng công tác chính trị HSSV vào thứ sáu hàng tuần. Phòng công tác chính trị HSSV có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình HSSV cho lãnh đạo trường.

- Căn cứ vào các văn bản quy định mới về xây dựng VHNT xây dựng các yêu cầu đối với GV, HSSV, CBCNV về các hành vi, chuấn mực, lối sống đê xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại rèn luyện cho HSSV và xét các danh hiệu thi đua cuối năm của CBCNV.

- Dựa trên kết quả kiểm tra nhà trường tố chức họp, tổng kết giúp kinh nghiệm công tác xây dựng VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng học kỳ tới.

- Mỗi năm tổ chức họp sơ kết hoạt động xây dựng VHNT của các thành viên trong trường dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ìỷ công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường đại học sài gòn (Trang 69)