8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Vai trò của quản lý công tác xây dựng VHNT
Thông qua công tác quản lý xây dựng VHNT sẽ đánh giá một cách chính xác thực trạng của VHNT, việc tuyên truyền nhận thức CBCNV,GV, HSSV về chất lượng VHNT của nhà trường, từ đó hoạch định kế hoạch xây dựng VHNT của trường mình cho phù hợp tình hình thực tế.
Công tác quản lý xây dựng VHNT sẽ giúp các nhà quản lý có định hướng phối hợp được các lực lượng, tổ chức thực hiện việc xây dựng VHNT cũng như các điều kiện để đảm bảo việc xây dựng VHNT được thực thi, đánh giá được mức độ thực hiện.
1.3.3. Nội dung cơ bản của quản lý công tác xây dụng VHNT ở trường đại học
1.3.3.1. Quản lý công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng trong việc xây dụng ỉ 1ỈNT ở truòng đại học
Quản lý công tác tuyên truyền nhận thức về vai trò quan trọng là việc quản lý về kế hoạch, hình thức, nội dung tuyên truyền và lực lượng tuyên truyền VHNT.
Nhà trường là một thiết chế quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời là một môi trường văn hóa đặc biệt của xã hội. Bởi lẽ, nó chính là một trong những môi trường quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Đế hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình nhà trường phải thực sự là môi trường văn hóa theo đúng nghĩa.
Sản phâm giáo dục của các trường đại học phải được xem trọng cả về yếu tố nghề nghiệp lẫn đạo đức, văn hóa. Làm thế nào để đào tạo định hướng giáo dục nhân cách cho HSSV theo quan điểm mà nhà trường muốn hướng tới. Đồng thời phải xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường với một quyết tâm cao, chúng ta phải tổ chức công tác tuyên truyền để CBCNV-GV và HSSV hiểu được vấn đề tại sao phải xây dựng VHNT và tầm quan trọng của nó đối với nhà trường, vấn đề này đòi hỏi phải có một quá
Trước khi thực hiện công tác tuyên truyền và xây dựng VHNT nên tổ chức thăm dò ý kiến trong toàn trường, tập hợp các ý kiến đóng góp và mong muốn về văn hóa của trường trong tập thể CBCNV-GV, HSSV.
Công tác tuyên truyền cũng cần phải bồi dưỡng tập huấn thực tế cho lực lượng trực tiếp làm công tác tuyên truyền và thường xuyên đối mới về nội dung, hình thức, có sự kết hợp của nhà trường và gia đình, các tố chức đoàn thế.
1.3.3.2. Ouản lỷ công tác xây dụng kế hoạch nội dung của việc xây dựng vãn hóa nhà trường
Muốn công tác xây dựng VHNT được thực hiện một cách nghiêm túc đòi hỏi phải xây dựng được kế hoạch, nội dung của vấn đề một cách chi tiết, cụ thể về thời gian, có thể kéo dài từ 5-10 năm và còn tiếp tục duy trì xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường.
Hoạt động chỉ đạo, định hướng công tác xây dựng VHNT trong toàn trường thông qua việc xây dựng Ban tuyên truyền và xây dựng VHNT, tổ chức lực lượng, chỉ định cụ thể phòng ban thực hiện công tác này.
Lập kế hoạch cụ thể, giao việc cho phòng ban, phân công cá nhân phụ trách, xây dựng chương trình và lãnh đạo trường duyệt nội dung, thời gian sau khi đã thông qua cuộc họp giao ban với các lãnh đạo phòng, khoa.
1.3.3.3. Quản lý công tác phoi họp tô chức thực hiện việc xây dựng ỉ TỈNT ở trường đại học
Trước hết cần xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh. Mỗi cán bộ giảng viên phải là tấm gương sáng cho HSSV noi theo; qua những tấm gương người thật việc thật tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các em, kích thích các em phải làm theo. Trong nhà trường, phải kiên quyết chống bệnh thành tích, nhận đúng thực tế chất lượng dạy và học đế khắc phục những điếm còn yếu kém.
- Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên giáo dục và hình thành cho các em về các chuẩn mực đạo đức. Đặc biệt là các chuẩn mực truyền thống về nghĩa vụ và trách nhiệm của một con người, của một thành viên xã hội.
- Ở nhà trường, bên cạnh việc cung cấp các tri thức cho HSSV, nhà trường còn giáo dục cho họ về mặt đạo đức như là truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, ý thức chấp hành luật pháp, ý thức công dân.
- 0 phạm vi xã hội, cần tạo nên một dư luận xã hội lành mạnh, úng hộ khuyến khích các hành vi mang tính đạo đức và lên án mạnh mẽ các hành vi mang tính phi đạo đức, lệch chuẩn của HSSV.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho HSSV, sẽ làm tăng hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho HSSV. Chính vì vậy Bác Hồ đã nói: Giáo dục nhà trường dù tot đến dân nhưng thiếu giáo dục gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn. Trong phạm vi nhà trường, sự phối hợp giữa phòng ban, chủ lực là phòng công tác HSSV, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV tố chức các hoạt động, các sân chơi bố ích lành mạnh góp phần ngăn chặn và chống lại các tệ nạn xã hội đồng thời đề cao ý thức và hành động tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của HSSV. Quản lý sự phối hợp các yếu tố trên cũng cần được xây dựng kế hoạch, chỉ đạo bộ phận thực hiện và kiểm tra đánh giá vào cuối năm học.
1.3.3.4. Quản lý công tác kiếm tra, đánh giá việc xây dựng IHNT ở tnrờng đại học
Bất kỳ hoạt động quản lý nào sẽ không cho kết quả tốt nếu không kiểm tra, đánh giá mức độ hoạt động, để có thể xem xét điều chỉnh khắc phục kịp thời, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý những vi phạm (nếu có). Quản lý công tác kiêm tra, đánh giá việc xây dựng VHNT ở trường đại học
cũng vậy: Căn cứ các mốc thời gian đã xây dựng trong kế hoạch và người thực hiện, từng giai đoạn, từng kỳ hay năm học, nhà trường cần đánh giá thông qua kiẻm tra, thanh tra các hoạt động giảng dạy và học tập, các nội quy, quy định, quy chế...nhằm chấn chỉnh, nhắc nhở, xử phạt kịp thời những vi phạm, từ từ đưa vào nề nếp, hình thành những thói quen văn hóa... Thông qua công tác kiểm tra kịp thời phát hiện được qua quá trình thực hiện, vấn đề gì còn tồn tại những khó khăn đế kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng VHNT.
1.3.3.5. Quản lý công tác đảm bảo các điều kiện của việc xây dựng ITỈNT ở truòng đại học
- Phải có sự chỉ đạo từ Ban Giám hiệu nhà trường và sự đồng thuận của toàn bộ các thành viên trong nhà trường: ngoài ra các hoạt động cần được hỗ trợ về kinh phí. Đồng thời được sự phối hợp của các tố chức đoàn thê trong và ngoài trường trong việc xây dựng VHNT.
-Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo toàn trường khang trang, sạch sẽ. Các phòng ban từ lãnh đạo nhà trường đến các khoa, tổ bộ môn được thiết kế gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. Nếu có thể được thiết kế đồng nhất hoặc đơn giản tối đa, đảm bảo tính thẩm mỹ chung.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho học tập, giảng dạy, tập trung khai thác, quản lý sử dụng những thiết bị hiện có, đảm bảo các thiết bị, phòng học hỗ trợ: thư viện, phòng lab, mạng wifi, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, sân thể thao, hội trường,... đáp ứng được yêu cầu học tập và giảng dạy,cho các hoạt động tổ chức các hoạt động ngoài giờ học, văn hóa - văn nghệ, thể thao, hội thảo....
- Đảm bảo an ninh trật tự trong toàn trường, đảm bảo môi trường lành mạnh không có tình trạng: học sinh hút thuốc lá, đánh nhau, chơi game, xả rác
- Xây dựng một môi trường đạt chuẩn mực văn hóa là một trong những yếu tố góp phần hoàn thiện VHNT vì: “Người ta khó có thể làm gì xấu trong một môi trường đẹp” [19].
1.4. Sụ cần thiết phải xây dụng văn hóa nhà trường
1.4.1. Vai trò quan trọng của việc xâ}7 dụng VHNT
Theo Phạm Minh Hạc, điểm chốt lại về phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ XXI cần tập trung vào xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. "Tất cả là ở dòng chảy văn hoá - con người - nguồn nhân lực - yếu tố quyết định nội lực của dân tộc và từng con người, do giáo dục (bao gồm cả đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng) tạo ra" [13;tr. 157].
Vấn đề con người và nguồn nhân lực thế kỷ XXI phải được tiếp tục bắt nguồn từ sự sống, từ chính sách vĩ mô của các quốc gia, từ việc xác định thể chế chính trị của mỗi nước, từ việc liên kết các quốc gia bảo vệ môi trường. Xây dựng con người của thế kỷ XXI phải được bắt đầu từ mái trường thân yêu. Muốn vậy, trước hết phải xây dựng mái trường thân yêu để đào tạo ra những con người văn minh.
Cũng theo nhà khoa học giáo dục Phạm Minh Hạc đi từ góc độ nghiên cứu giáo dục học, tâm lý học đến với giá trị học trong thời diêm nhấn mạnh đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa tri thức nhân loại và cũng là lúc trong xã hội "thang giá trị, định hướng giá trị có những biến động mạnh, những thay đổi lớn, thậm chí có chỗ đảo lộn, gây nhiều bức xúc, băn khoăn, lo lắng có khi đến cay đắng, đau lòng từ trong nhà ra ngoài ngõ, người người, nhà nhà quan tâm đến giáo dục, nhất là giáo dục, đạo đức nhân cách" [14;tr.5].
Nghiên cứu sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong xã hội Việt Nam trong mối liên hệ vói nhu cầu nâng cao phấm chất đạo đức của cán bộ, các tác giả Nguyễn Chí Mỹ và Nguyễn Thế Kiệt (1998) cung cấp kết quả từ điều tra
xã hội học cho thấy một số biểu hiện chung của sự biến động giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay là:
- Từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị - xã hội chuyển sang cực các giá trị kinh tế, vật chất: từ chỗ lấy con người xã hội tập thế làm mẫu mực chuyển sang chỗ quá nặng nề về con người cá nhân, thậm chí cá nhân chủ nghĩa.
- Từ chỗ quan hệ nhân cách bao gồm cả đức và tài là gốc chuyển sang coi nhẹ đạo đức.
- Từ chỗ sống vì lý tưởng đến chỗ quá thực dụng, sùng bái đồng tiền, sống xa hoa, lãng phí.
- Nhiều giá trị truyền thống bị coi thường, một số thuần phong, mỹ tục bị xâm phạm.
Như vậy, có sự xung đột giá trị về đạo đức do tác động của kinh tế thị trường, theo đó, các mối quan hệ cũ như ranh giới người thầy - trò được đánh giá bằng cả những hệ quy chiếu khác bên cạnh cách hiểu truyền thống. Tuy nhiên, áp dụng cứng nhắc quy luật thị trường trong kinh tế vào GD với phương châm "khách hàng là thượng đế" có thê là một sai lầm vì sản phâm của GD là trí tuệ và lương tâm của nhiều thế hệ và của cả dân tộc. Mặt khác, nếu khăng khăng níu giữ mọi giá trị quan hệ trong GD như trước thời “mở cửa” thì cũng có thể dẫn đến thái độ ức chế, dẫn đến “vơ đũa cả nắm” và phủ nhận một cách vô tội vạ nhiều tiêu chuẩn trước đây mà vẫn còn là giá trị trong ngày hôm nay.
Chính vì những yêu cầu bức thiết của xã hội đối với giáo dục đòi hỏi chúng ta, những người làm công tác giáo dục phải hành động, phải xây dựng hình ảnh một ngôi trường văn minh đê góp phần đào tạo nên những công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra, VHNT còn có tầm quan trọng trong mọi hoạt động của tổ chức xét trên các phương diện:
Có không ít người đã khẳng định: nó quyết định trường tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hoá. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối vói nhà trường, bởi lẽ, tính văn hoá là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tố chức nào. Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau:
+ Nhà trường là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại; + Nhà trường là nơi đào luyện những lóp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai;
+ Nhà trường là nơi con người vói con người (người dạy với ngưòi học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hoá, trong môi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương.
- Vãn hoá nhà trường tạo động lực làm việc
Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể:
Văn hoá nhà trường giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm;
Văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo - điều vô cùng quan trọng đối vói hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người;
Văn hoá nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu
Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đối, chọn mức thu nhập thấp hơn đê được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tôn trọng.
- Vãn hoá nhà trường hỗ trợ điều phoi và kiểm soát
Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tố chức nhà trường xây dựng lên.
Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức là điếm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.
- Vãn hỏa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột
Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tố chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là không thê tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không đế phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.
trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.