Ảnh hưởng của việc xử lý nhiệt độ lên cây mầm lúa tăng

Một phần của tài liệu sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa oryza sativa l trong điều kiện ngập úng (Trang 87 - 89)

trưởng trong điều kiện ngập úng

Thực vật sống trong điều kiện ngập úng có thể kháng lại điều kiện thiếu oxy bằng cách hình thành các thích nghi đặc biệt.

Các stress sinh học và không sinh học giới hạn nghiêm trọng năng suất cây trồng trên thế giới. Một kiểu stress được áp dụng trước hay đồng thời với các kiểu stress khác thường ảnh hưởng tới sự đáp ứng của thực vật với các

kiểu stress này. Điều này chứng tỏ sự xen lẫn (overlap and crosstalk) giữa các con đường truyền tín hiệu đáp ứng với stress sinh học và không sinh học. Sự xen lẫn này cho phép sự kháng chéo, và có thể liên quan tới các tương tác hỗ trợ hay đối kháng giữa các hormon liên quan tới stress như acid salicylic, etylen, acid jasmonic và acid abscisic như được nghiên cứu ở lúa (Sharma,2013).

Nhiệt độ tối ưu cho hạt giống nảy mầm là 15- 300C. Nhiệt độ thấp làm giảm sự hô hấp, nhưng làm tăng các phản ứng thủy phân, tồn đọng lại nhiều chất không bị tiêu hủy bởi hô hấp và chúng sẽ được dùng cho phôi tăng trưởng (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001).

Nhiệt độảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây mầm lúa do ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng hoá sinh diễn ra trong quá trình nảy mầm của hạt, và do đó tăng cường độ hô hấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009, Vũ Văn Vụ và cs,

2000). Ở giai đoạn cây mầm 4 ngày sau khi cấy, trong điều kiện ngập úng, có lẽ xử lý nhiệt độ kích thích hô hấp hiếu khí, giúp tăng trưởng của cây mầm tốt hơn, cây có khả năng kháng được.

Mọi sinh vật đều sản xuất các HSP (heat-shock proteins) đáp lại sự tăng nhiệt độ và vài stress khác. Do HSP xuất hiện do các stress khác nhau, nên sự kháng chéo (sự kháng một stress nhờ thực vật thích nghi với một stress khác) có thể được giải thích qua hoạt động của các protein này. Các HSP thực vật có vai trò bảo vệ thực vật tránh tổn hại do stress, được phân chia thành các HSP có trọng lượng phân tử cao và các HSP có trọng lượng phân tử thấp. Chính các HSP có kích thước nhỏ (sHSPs, small HSPs) được cảm ứng bởi stress nhiệt ở thực vật. Đặt các cây mạ lúa Oryza sativa L. ở nhiệt độ cao (420C) trong 24 giờ làm tăng đáng kể sự kháng UV-B. Sau xử lý nhiệt, tốc độ sống còn của các tế bào biểu hiện gene sHSP17.7 cao gấp hai lần tốc độ sống còn của các tế bào đối chứng. Tương tự, các cây lúa chuyển gen biểu hiện

sHSP17.7 mạnh nhất (tăng mạnh sự sản xuất protein sHSP17.7 ) được chứng minh có tính kháng mạnh với stress UV-B (Murakami et al., 2004).

Một phần của tài liệu sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa oryza sativa l trong điều kiện ngập úng (Trang 87 - 89)