Lúa là cây đơn tử diệp. Khi hạt nảy mầm thì thì rễ mầm mọc ra trước, rồi mới đến thân mầm. Thân mầm được bao bọc bởi một lá mầm dài khoảng 1 cm. Kế đó, lá đầu tiên xuất hiện, có cấu tạo như một lá bình thường nhưng chưa có phiến lá, gọi là lá thứ nhất. Sau đó, đến lá thứ hai, lá này có đầy đủ phiến lá và bẹ lá nhưng phiến lá nhỏ và có hình mũi viết rất đặc thù, dài khoảng 2 - 3 cm. Tiếp tục lá thứ ba, tư, năm, sáu... Các lá mọc đối nhau, lá ra sau mọc về phía đối diện với lá trước (Vũ Văn Vụ và cs, 2000, Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Rễ mầm là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Thường mỗi hạt lúa chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, chỉ có lông ngắn, thường dài khoảng 10 - 15 cm. Rễ mầm có nhiệm vụ hút nước cung cấp cho phôi phát triển và chết sau 10 - 15 ngày, lúc cây mạ được 3 - 4 lá (Vũ Văn Vụ và cs, 2000, Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của cây mầm lúa
Nước thiết yếu cho sự nảy mầm và tăng trưởng cây mầm, nên cần ở lượng đủ và ở trạng thái sẵn sàng (được giữ bởi các nối yếu) để hạt có thể hấp thu (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Oxy cần thiết cho sự nảy mầm và tăng trưởng của cây mầm. Trong thời gian này nếu hàm lượng oxycao sẽ tăng cường độ hô hấp. Ở cây lúa thì có thể nảy mầm trong điều kiện không có oxy, tuy nhiên cây mầm yếu và phát triển không bình thường. Khi CO2 cao hơn 0,03% làm chậm sự nảy mầm nhưng lại tốt cho quang hợp của cây mầm (Bùi Trang Việt, 2000).
Quang hợp có thể xảy ra dưới tác động của ánh sáng yếu tuy nhiên nếu ánh sáng quá thấp thì quang hợp xảy ra rất yếu không bù lại được chất hữu cơ bị tiêu phí trong hô hấp (Vũ Văn Vụ và cs,2000, Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Nhiệt độảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây mầm lúa. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng hoá sinh diễn ra trong quá trình nảy mầm của hạt, từ đó tăng cường độ hô hấp. Khi mầm xuất hiện thì nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mầm. Khi nảy mầm, nếu gặp nhiệt độ thấp, là điều kiện cho cây trải qua giai đoạn xuân hoá, ảnh hưởng tốt cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây mầm sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009, Vũ Văn Vụ và cs, 2000).