Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở (Trang 133)

Trong quá trình giảng dạy cũng như thực nghiệm, người GV phải luôn biết rút kinh nghiệm để hoạt động diễn ra được thuận lợi. Quá trình dạy cũng là quá trình học hỏi, tiếp thu và sửa chữa. Trước những khó khăn, những vấn đề được đặt ra, chúng ta cần bình tĩnh để tìm cách giải quyết.

Khi thực hiện NKĐS, GV luôn theo sát, tích cực, quan tâm đến học sinh để có sự giúp đỡ kịp thời đến các em. Theo dõi từng khâu: chuẩn bị bài, thảo luận cũng như thu sản phẩm nhận kí; thấy những điều các em đã làm được và chưa làm được để khen ngợi, động viên cũng như cho học sinh những gợi ý cần thiết giúp các em đi đúng định hướng.

Như trên đã nói thời gian là một thách thức đối với giáo viên và học sinh. Chúng ta cần các em nắm được yêu cầu đặt ra nhưng phải đảm bảo phân phối chương trình. Việc sắp xếp công việc trong một quỹ thời gian eo hẹp yêu cầu GV phải chuẩn bị tỉ mỉ

các bước tiến hành sao cho thật hiệu quả, phù hợp với điều kiện môi trường công tác. Đồng thời vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm sao cho lần sau ngắn gọn, tốt hơn lần trước.

GV cần xây dựng một kế hoạch làm việc cho chính mình và học sinh, yêu cầu từ

dễ đến khó cho các em thích ứng dần cho đến khi thành thạo hoàn toàn. GV có thể kết hợp nhật kí đọc sách với các phương pháp dạy học khác sao cho phù hợp và đạt kết quả cao trong quá trình dạy và học.

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với sự phát triển không ngừng của thời đại, bỏ dần đi những khuôn mẫu lỗi thời, thói rập khuôn đang tồn tại

trong thực tế hiện nay. Các công trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học nói

chung và Ngữ văn nói riêng đều chú trọng đến vai trò của người học vừa là chủ thể vừa là động lực của quá trình phát triển nền giáo dục. Các phương pháp dạy học và lí thuyết tiếp nhận văn học hiện đại đều thừa nhận tính tích cực, sáng tạo của HS trong quá trình tiếp nhận văn bản như một người đọc thực sự. Giáo viên đóng vai trò là người hiểu biết hơn, có trách nhiệm hướng dẫn học sinh trong quá trình tương tác với văn bản, giúp cho các hoạt động đọc, viết đạt hiệu quả.

Với việc thay đổi nhận thức trong quá trình dạy học Ngữ văn, GV điều chỉnh phương pháp dạy học dựa trên kiến thức nền, trợ giúp học sinh thể hiện vai trò của mình trong quá trình tạo nghĩa cho văn bản. Bản thân mỗi người phải xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức, kĩ năng để khi làm việc với học sinh sẽ phát triển năng lực của các em trong quá trình tương tác. Các phương pháp dạy học không tồn tại riêng lẻ mà luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau. GV cần phối hợp linh động phù hợp với mục tiêu bài học và đối tượng học sinh. Thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi. Mỗi người giáo viên không ngừng đổi mới, thể hiện sự chủ động sáng tạo trong chính công việc “dạy người” của mình.

Văn học dân gian là kết tinh những tinh hoa văn hóa dân tộc, có tác dụng giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn mỗi con người. Đó là bản sắc của con người Việt Nam, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đó là lòng nhân ái trong những câu ca dao chứa chan tình nghĩa đi theo chúng ta từ thuở trong nôi với những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước là ngọn nguồn sức sống của đất nước Việt Nam. Dân tộc ta cùng chung một tổ tiên, một dòng máu con Lạc, cháu Hồng – nguồn gốc cao quý ấy được giải thích qua câu truyện truyền thuyết như một bản anh hùng ca về thời kì đầu dựng nước… Tất cả những vẻ đẹp ấy được cha ông nâng niu, gìn giữ đến ngày nay cho chúng ta. Mỗi khi dạy một tác phẩm

VHDG, người giáo viên khơi gợi để những cảm xúc tự nhiên tốt đẹp vốn có sẵn trong lòng các em hiện ra.

Dạy học VHDG trong chương trình THCS, chúng tôi mong muốn phát huy tính chủ động sáng tạo, và tình yêu văn học của các em qua mỗi tác phẩm. Kế thừa thành tựu của những người đi trước, người viết đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng nhật kí đọc sách và dạy học văn học dân gian. Hoạt động thực nghiệm tiến hành trong thời gian ngắn nhưng đã thấy rõ kết quả không thể phủ nhận, đem lại những lợi ích trực tiếp, giúp học sinh chủ động đi vào tìm hiểu tác phẩm văn chương. Các em phát huy được năng lực tự học, tư duy lôgic, năng lực tưởng tượng, sáng tạo qua việc đọc tác phẩm trước khi tham gia xây dựng bài. Từ đó, hoạt động giảng dạy của thầy cô chỉ là sự mở rộng tầm hiểu biết của học sinh thêm sâu sắc. Các em thể hiện vai trò giải mã cũng như tạo nghĩa cho văn bản.

Tóm lại, hướng dẫn đọc – hiểu tác phẩm văn chương nói chung, văn học dân gian nói riêng theo hướng phát triển năng lực là yêu cầu đặt ra trong nhà trường ngày nay. Người giáo viên tâm huyết luôn cố gắng tìm ra các phương pháp khác nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Luận văn nghiên cứu đề tài “Sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường THCS” với mong muốn góp thêm một viên gạch vào ngôi nhà chung phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn để mỗi tác phẩm trở nên gần gũi, thành một phần hơi thở của người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Ái (2008), Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi,

bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

2. Trần Thanh Bình (2009), “Tổ chức và hướng dẫn học sinh đọc ngoại khóa văn

học”, Tạp chí Giáo dục, (223).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực: Một số

phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, Nxb Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo viên Ngữ văn 6, tập 1, Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo viên Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, Nxb Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục.

10. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên khối Trung học

cơ sở, Nxb Giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết

quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn cấp THCS,Nxb Hà Nội.

12. Lê Linh Chi (2009), Nhật kí văn học như một biện pháp dạy học đối thoại, Tạp chí

Giáo dục, (215).

13. Đỗ Mạnh Cường (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nxb Khoa

học Xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Viết Chữ (2002), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại

thể), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

15. Chu Xuân Diên (1996), Văn học dân gian – Mấy vấn đề về phương pháp luận và

16. Phan Thị Mỹ Duyên (2012), Vận dụng hình thức nhật kí đọc sách vào việc dạy đọc hiểu văn bản thơ ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

17. Trần Thanh Đạm (1970), Vấn đề dạy tác phẩm văn chương theo thể loại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

18. Hồ Ngọc Đại (2010), Giải pháp giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam.

19. Hồ Ngọc Đại (2010), Tâm lý dạy học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

20. Nguyễn Thị Ngọc Điệp, (2014), “Từ định hướng giáo dục phát triển năng lực học

sinh nghĩ tới việc dạy học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông”, Tạp

chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (56), tr.82-87.

21. Bạch Thị Đến (2010), Tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian của học sinh trung

học phổ thông ở Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

22. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp Văn học dân gian, Nxb Khoa

học xã hội Hà Nội, Hà Nội.

23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học,

Nxb Giáo dục.

24. Đăng Hiển (2005), Dạy văn, học văn, Nxb Đại học Sư phạm.

25. Lê Ngọc Hiền (2010), “Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn “vợ

nhặt” ở trường trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

26. Napoleon Hill - W. Clement Stone (2010), Success though a positive mental

attiude (Dịch: Tư duy tích cực tạo thành công – Người dịch: Thu Hà, Vương Long), Nxb Trẻ.

27. Dương Thị Hồng Hiếu, “Bản chất của hoạt động đọc văn và việc dạy đọc văn bản

văn học trong nhà trường”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí

Minh (56), tr.48-56.

28. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn, Nxb Giáo dục.

30. Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT – Những vấn đề cập nhật, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

31. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Giáo trình phương pháp dạy học Ngữ Văn ở trường

THCS, Nxb Đại học Sư phạm.

32. Nguyễn Thị Hạnh (2014), “Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn Ngữ văn

của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học

Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (56), tr.88-97.

33. Phạm Thị Thu Hiền (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn

Ngữ văn ở cấp THPT - Tài liệu hội thảo đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT, Nxb Hà Nội.

34. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm

văn chương, Nxb Giáo dục.

35. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học – vấn đề và suy

nghĩ, Nxb Giáo dục.

36. Ô Kôn (1977), Những cơ sở của dạy học nêu vấnđề, Nxb Khoa học Xã hội,

Tp. Hồ Chí Minh.

37. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quảng Nhơn (2006), Văn học dân gian Việt

Nam, Nxb Giáo dục.

38. Judith A. Langer (1994), Aresponse –base approach to Reading Literature, (Dịch:

Phương pháp dạy đọc văn bản dựa trên sự phản hồi – Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Nam).

39. Trần Gia Linh (1999), Truyện dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. I. Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Văn Luyện (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên

cốt cán trường THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ở trường THPT, Nxb Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

42. Phương Lựu (2000), Lý luận văn học, Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.

43. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (2006), Lý luận văn học, Nxb

44. Peter Linh (1997), Thoughts for effective living, (Dịch: Tư duy tích cực đời sống hiệu năng - Người dịch: Phan Quang Định), Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

45. Phan Trọng Luận (2002), Xã hội – văn học – nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

46. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

47. Phan Trọng Luận(2004), Phương pháp dạy học văn, Tập 1, Nxb Đại học

Sư phạm.

48. Nguyễn Xuân Lạc (1990), Văn học dân gian trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

49. Nguyễn Xuân Lạc (2005), Từ bầu sữa mẹ dân gian, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

50. Nguyễn Ngọc Minh, “Lí luận văn học như một sự đa dạng của chiến lược đọc: Đề

xuất đổi mới chương trình lí luận văn học ở trường đại học sư phạm”, Tạp chí

Khoa học Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (56), tr.107-115.

51. Nguyễn Thị Hồng Nam (2002), Tổ chức thảo luận nhóm trong dạy học Ngữ văn,

Đại học Cần Thơ, khoa Sư phạm, bộ môn Ngữ văn, Cần Thơ.

52. Nguyễn Thị Hồng Nam (2006), Tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học Ngữ văn,

Đại học Cần Thơ, khoa Sư phạm , bộ môn Ngữ văn, Cần Thơ.

53. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), “Sử dụng Nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn

bản nghệ thuật”, Tạp chí khoa học, (55), tr.77-88.

54. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), “Tiếp nhận văn chương và dạy đọc hiểu văn bản”,

Tạp chí Giáo dục (250), tr.31-34.

55. Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), “Câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản”,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, (11), tr.9-13.

56. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (1999), Văn học dân gian

Những tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

57. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2003), Văn học dân gian

- Những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh

58. Bùi Mạnh Nhị (2012), Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường,

59. Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Hồng Nam (2011), “Tác động của hoạt động

ghi chép đối với kĩ năng đọc văn bản của học sinh”, Tạp chí khoa học của Đại

học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, (28), tr.133-145.

60. Nguyễn Ngọc Quang (1987), Lý luận dạy học đại cương, Tập 2, Trường cán bộ

quản lý TW.

61. Ngô Đình Qua (2005), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,

Nxb Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

62. Taffy E.Raphacl và Elfrieda H.Hiebert, Creating an Integrated Approach

toLiteracy Instruction (Dịch: Phương pháp đọc hiểu văn bản - Người dịch: Lê Công Tuấn, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Hồng Nam…) (2008), Nxb Đại học Sư phạm.

63. Z. Ia. Rez (1977), Phương pháp luận dạy văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

64. J.Rousseau (2000), Emile hay là về giáo dục, Nxb Tri Thức, Tp. Hồ Chí Minh.

65. Trần Đình Sử (2007), Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy đọc hiểu văn

bản văn học, Kỷ yếu hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường THPT, Đại

học Vinh.

66. Trần Đình Sử (2009), “Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học”, Tạp

chí Văn nghệ, Hà Nội.

67. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn, học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

68. Sở Giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh (2013), Tiếp cận phương pháp dạy đọc

văn bản ở một số nước trên thế giới, Tài liệu hội thảo tổ bộ môn Ngữ văn, trường THPT Trần Khai Nguyên.

69. Đỗ Bình Trị (2002), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian,

Nxb Giáo dục.

70. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb

Giáo dục.

71. Tạ Thị Ngọc Thanh, (2013), Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào việc dạy

học tác phẩm văn học dân gian ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

72. Phạm Toàn (2000), Công nghệ dạy văn: Dẫn luận – cơ sở tâm lý học, Nxb Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

73. Nguyễn Thành Thi, (2014), “Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực và

yêu cầu “đổi mới căn bản toàn diện” giáo dục phổ thông”,Tạp chí Khoa học

Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (56), tr.9-14.

74. Hoàng Tiến Tựu (1992), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

75. Hoàng Tiến Tựu (2007), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học

dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

76. Nguyễn Văn Tứ (2007), Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học tiếng Việt, Đại

học Sư phạm Hà Nội.

Một phần của tài liệu sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)