Thiết kế Bài tập dành cho tác phẩm văn học dân gian dựa trên Nhật kí đọc

Một phần của tài liệu sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở (Trang 70)

Dựa trên điều kiện thực tế tại ngôi trường mà tôi đang dạy, khối lớp 6, 7: một tuần có 4 tiết học bộ môn Ngữ văn, một số lớp có thêm 2 tiết dạy tự chọn môn văn/ 1

tuần. Theo phân phối chương trình, phần dạy một tác phẩm VHDGchỉ chiếm 1 đến 2

tiết cho nên thời gian khá eo hẹp. Đây là một khó khăn khi muốn tiến hành các phương

pháp mới nói chung và việc áp dụng nhật kí đọc sách nói riêng vào việc dạy học. Hơn

nữa, khi tiến hành các bước giảng dạy, chúng ta sử dụng nhiều phương pháp trong một

tiết học, cho nên việc sử dụng NKĐS phải được kết hợp linh hoạt với các phương pháp

khác. Dù vậy, trong khuôn khổ cho phép, chúng tôi cố gắng tiến hành những bước sau

Bước1.Chuẩn bị:GV xác định mục tiêu bài học, đặc điểm thể loại của văn bản, phân tích khó khăn và thuận lợi mà các em có thể gặp phải trong quá trình thực hiện NKĐS để tiến hành thực hiện cho phù hợp.

Bước 2. Hướng dẫn học sinh: Giải thích cho HS những đặc trưng và mục đích

của NKĐS; thiết kế và phát cho HS các dạng bài tập NKĐS; cho các em xem các bài

tập mẫu. Công việc này có thể tiến hành xen kẽ vào các tiết đọc thêm có ở đầu chương trình để các em có được những hiểu biết cơ bản về yêu cầu của các bài tập nhật kí.

Bước 3. HS thực hiện NKĐS: Giao NKĐS cho HS về nhà làm, thay thế cho

phần soạn bài ở nhà. Đây là các bài tập chung, ngắn gọn, trọng tâm vào các yêu cầu

của văn bản có sử dụng NKĐS.

Bước 4. Sử dụng NKĐS:

Hoạt động thảo luận: Học sinh tiến hành hoạt động chia sẻ NKĐS trên lớp. Các

nhóm thảo luận cho đánh giá, nhận xét về bài nhật kí của các thành viên đã hoàn thành

ở nhà,tổng hợp ý kiến về khó khăn khi làm các bài tập nhật kí.

Xây dựng bài trên lớp: Tiến hành hoạt động xây dựng bài trên lớp, chú ý đến các dạng bài tập của NKĐS kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác, để đạt mục tiêu

học sinh nắm vững yêu cầu của mẫu nhật kí.

Thu và đánh giá và hoàn trả NKĐS: NKĐS được thu lại dưới hình thức những tờ rời để giáo viên đánh giá.

Thời gian đầu, GV cho HS về nhà viết lại NKĐS sau tiết học rồi hôm sau thu. Về

sau, GV thu NKĐS là phần chuẩn bị bài của HS đã được chỉnh sửa trong lúc thảo luận,

Giáo viên khuyến khích học sinh làm các dạng bài khác nhau của nhật kí đọc sách, sao cho qua mỗi văn bản các em có thể nhận biết và ghi thêm nhiều dạng NKĐS

giúp năng lực đọc – hiểu văn bản của các em được phát triển.

Mục đích của việc thực hiện NKĐS nhằm giúp GV đánh giá được sự tiến bộ của

từng HS, động viên khuyến khích những điều đã làm được cũng như kịp thời sửa chữa

khuyết điểm, khắc phục khó khăn các em gặp phải.

Việc đánh giá dựa trên các mẫu bài tập được giáo viên phát cho học sinh được

lưu giữ thành một tuyển tập của cá nhân. Đồng thời, nhằm giúp HS có khả năng tự đánh giá, ngay từ đầu, GV hướng dẫn cho HS cách đánh giá, nhận xét về sản phẩm NKĐS cũng như sự tham gia tích cực của thành viên nhóm mình vào quá trình thảo luận.

GV sử dụng cả đánh giá thời điểm và đánh giá quá trình. Trong đó, kết quả cuối

cùng phụ thuộc vào sự phát triển các năng lực của học sinh thông qua tiến bộ mà các

em thể hiện trong các bài tập của mình. Có thể sử dụng phương pháp ghi hình để theo

dõi quá trình học tập của các em; ghi lại các mẩu đối thoại thảo luận của học sinh.

2.3.2. Thiết kế bài tập nhật kí đọc sách cho tác phẩm văn học dân gian

Hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường nói chung, VHDG nói riêng đều

diễn dưới sự hướng dẫn của GV. GV là người tổ chức, khuyến khích học sinh trao đổi,

phản hồi ý kiến thông qua hệ thống câu hỏi. Vốn dĩ, tiếp nhận văn học là quá trình

giao tiếp, đối thoại, không chấp nhận sự áp đặt từ bên ngoài. Điều này phù hợp với xu

hướng đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng tích cực. Hệ thống câu hỏi là cầu nối, chất xúc tác cho cuộc đối thoại trong lớp học. Nó đảm bảo cho HS thu nhận không

chỉ kiến thức mà còn phát triển năng lực cần thiết ở mỗi em. GV cần nắm vững đặc

trưng của quá trình tiếp nhận, thời gian và mục tiêu bài học, trình độ của HS. Hệ thống câu hỏi tốt giúp HS giải mã tác phẩm, khám phá ý nghĩa ngôn từ, hình ảnh…; đồng

thời tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình tạo nghĩa cho văn bản. GV thiết kế

câu hỏi như một sự định hướng quá trình đọc – hiểu văn bản của HS, giúp “khám phá

các tầng nghĩa – nơi mà sự không chắc chắn trong cách hiểu là một phần bình thường của những phản hồi về văn bản/ quá trình đọc văn bản, và cách hiểu mới được tìm ra” [68, tr. 5].

Dựa trên 10 mẫu bài tập nhật kí đọc sách trong cuốn “Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản” – Taffy E. Raphael & Efrieda H. Hiebert, chúng tôi thiết kế các bài tập nhật kí đọc sách cụ thể . Yêu cầu – mục đích của từng mẫu NKĐS đã được trình bày trong Chương 1 của luận văn. Trong phần này, chúng tôi chỉ trình bày cơ sở của việc lựa chọn các dạng bài tập NKĐS cho phần truyện dân gian lớp 6 và ca dao ở lớp 7.

Hoạt động dạy – học VHDG đạt hiệu quả khi HS tiếp nhận một cách có ý thức.

chứ không phải thụ động, tự phát. Hệ thống câu hỏi trước hết là định hướng giúp HS

khám phá tác phẩm. Những câu hỏi tập trung vào tìm, phân tích tác dụng của chi tiết,

nội dung, nghệ thuật giúp HS ghi nhớ, rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp… nhằm phát

triển khả năng giải mã văn bản. NKĐS là thành quả của phương pháp dạy văn theo

định hướng phối hợp các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, trong đó tập trung vào kĩ năng đọc – viết. Để phát triển năng lực giải mã văn bản, bài tập NKĐS yêu cầu HS tìm

các từ hay, các thủ pháp nghệ thuật, phần đặc sắc của tác phẩm (bài tập: Từ hay, Nghệ

thuật và thủ pháp đặc biệt, Phần đặc sắc của tác phẩm).Về cơ bản, đây là những

dạng bài tập chủ yếu được sử dụng để hướng dẫn HS đọc văn bản trong sách giáo khoa

và giờ đọc hiểu văn bản hiện nay. Sự khác biệt nằm trong cách trình bày câu hỏi của

sách giáo khoa và nhật kí đọc sách. Câu hỏi trong SGK thường là dạng câu hỏi đóng,

có giới hạn và cụ thể về yêu cầu như: “Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện

tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của

ai?” [4, tr. 8]. Trong khi đó, NKĐS là dạng câu hỏi mở, đưa ra yêu cầu mang tính khơi

gợi và khuyến khích tư duy, giúp HS khám phá tác phẩm, tự chắt lọc các chi tiết, từ

ngữ…: Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữ đặc biệt khắc họa trong đầu người đọc, làm tôi ước viết được như vậy, dùng ngôn ngữ vui nhộn viết những cuộc đối thoại thực hay…

Trong nhật kí đọc sách, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như thế mà tác

giả đã dùng trong truyện(Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt); Tìm ra những từ thực

hay – các từ mới, ngộ nghĩnh, có khả năng miêu tả cao mà tôi muốn sử dụng khi viết,

các từ dễ nhầm lẫn… Viết ra và chia sẻ trong nhóm. Tôi cũng ghi chú lí do chọn

NKĐS khuyến khích HS sự tìm tòi, linh động hơn là một sự tuyệt đối; phát triển cách

lí giải lôgic lựa chọn của mình. Bài tập Từ hay, Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt,

Phần đặc sắc có thể sử dụng cho cả truyện dân gian và ca dao. Vì đây là những yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn chương. Những yếu tố này ở mỗi thể loại có những đặc trưng riêng, GV cần dựa trên những phản hồi của HS hướng dẫn các em điều chỉnh.

VHDG dù tự sự hay trữ tình đều là bức tranh sinh động lưu giữ hiện thực cuộc

sống của người bình dân xưa. Trong tác phẩm,bên cạnh những kinh nghiệm, hiểu biết

đã trở nên xa lạ với HS ngày nay, vẫn có những giá trị trường tồn cùng thời gian: tình

cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước… Việc sử dụng NKĐS trong đọc – hiểu

tác phẩm VHDG không chỉ nhằm phát triển tư duy, mà còn nhằm khơi gợi cảm xúc, kí

ức, và kinh nghiệm bản thân. HS xem xét văn bản dựa trên trải nghiệm của chính mình. Khơi gợi kiến thức nền, phát triển vai trò tạo nghĩa cho văn bản được thể hiện

trong yêu cầu giải thích ý nghĩa văn bản theo cách nhìn của bản thân (Giải thích), chỉ

ra sự kiện hay nhân vật khiến em suy nghĩ về cuộc sống của chính mình (Bản thân và

tác phẩm). Những bài tập này được HS dựa trên vốn sống, quan niệm của bản thân để trình bày, liên hệ văn bản với thực tế, làm cho những câu chuyện, những bài ca dao trở

nên gần gũi hơn với các em.

NKĐS khơi gợi, tạo cơ hội cho HS có những cách lí giải khác nhau, là trọng tâm của tư duy phê phán. Điều này giúp HS có thể nhận biết được thành công cũng như

hạn chế của tác phẩm. HS đặt mình vào vai trò của tác giả, suy ngẫm mở rộng tác

phẩm: Khi đọc, đôi lúc tôi tự nghĩ: “Hoàn toàn TUYỆT VỜI!!!”. Có đôi lúc tôi nghĩ:

“Nếu là tác giả tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay của tác giả và

những điểm cần khắc phục. (bài tập Điểm sách/Phê bình). Đây là dạng bài tập kích

thích khả năng sáng tạo của HS. Một trong những đặc trưng cơ bản là tính tập thể, tác

phẩm không cố định, mà có sự thay đổi cho phù hợp với tâm tư, tình cảm của người

tiếp nhận. Người đọc đồng thời cũng là người sáng tác. Tính sáng tạo càng được đề

cao. Tuy nhiên, GV cần lưu ý HS về ý tưởng của các em phải hay, có tính lôgic, phù

hợp với nội dung văn bản VHDG đang tìm hiểu; không làm máy móc, cố tìm ra điểm

Vai trò tạo nghĩa cho văn bản thể hiện hiện ở năng lực tưởng tượng, sáng tạo. HS dựa trên cách hiểu của mình thể hiện những gì mình tưởng tượng thành hình ảnh. Với

mỗi bài ca dao hay câu truyện, HS sẽ hình thành cho mình một ý tưởng, khắc họa

thành hình ảnh trong đầu, thể hiện ra trên trang giấy. Nhờ có hình ảnh mà nhân vật hay

sự kiện hiện ra rõ nét và sống động.

Như vậy có 7 dạng bài NKĐS có thể dùng cho cả truyện dân gian và ca dao:

Hình ảnh, Từ hay, Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả, Phần đặc sắc, Giải

thích, Bản thân và tác phẩm, Điểm sách/Phê bình.

Ba dạng bài NKĐS còn lại là Trình tự sự kiện, Hồ sơ nhân vật và Quan điểm tập

trung vào các yếu tố được thể hiện rõ nét hơn trong tác phẩm tự sự: nhân vật, sự kiện.

Còn ca dao là tác phẩm trữ tình dân gian. Tuy có nhân vật trữ tình nhưng nhân vật này thường là những kiểu nhân vật mang tính chất khái quát, ít có hành động thiên về bày

tỏ tâm trạng, tình cảm. Hơn nữa ca dao ngắn gọn nên thường đơn điệu về hình thức kết

cấu. Vậy nên, những dạng bài tập này chỉ được sử dụng cho truyện dân gian.

Sau đây là các mẫu bài tập NKĐS sử dụng cho phần truyện dân gian ở lớp 6 và ca dao ở lớp 7:

Dạng bài tập nhật kí đọc sách sử dụng cho ca dao, dân ca

Hình ảnh

Mỗi khi đọc, tôi lưu

giữ một hình ảnh

trong đầu về bài ca

dao. Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật kí đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Khi vẽ hình, tôi cần chú thích để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến, điều gì làm tôi nghĩ ra nó, và tại sao tôi lại

muốn vẽ hình ảnh

đó.

Từ hay

Tìm ra những từ thật hay

- các từ mới, ngộ nghĩnh,

có khả năng miêu tả cao

mà tôi muốn sử dụng khi

viết; các từ dễ nhầm

lẫn…Viết và chia sẻ trong nhóm. Tôi cũng ghi chú lý do chọn

những từ này trong bài

ca dao

Bản thân và tác phẩm

Đọc về nhân vật hay sự kiện nào đó khiến tôi nghĩ về cuộc

sống cá nhân mình.

Tôi sẽ viết trong

nhật kí và kể về sự

việc, nhân vật, sự kiện hay ý tưởng nào đã làm cho tôi suy nghĩ về cuộc đời mình

Giải thích

Tôi suy nghĩ xem tác giả

muốn nói điều gì, muốn tôi

ghi nhớ điều gì qua bài ca

dao. Tôi viết ra cách giải

thích của mình trong Nhật kí, chia sẻ với các bạn và

lắng nghe suy nghĩ của họ để

so sánh điểm giống, tương tự và khác nhau

Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt trong bài

ca dao

Đôi khi tác giả sử dụng,

biện pháp nghệ thuật, từ

ngữ đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong đầu người đọc, làm tôi ước

gì viết được như vậy,

dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc đối

thoại thực hay…Trong

nhật kí đọc sách, tôi sẽ

ghi lại các ví dụ về

những điều đặc biệt như

thế mà tác giả đã dùng

trong truyện

Phần đặc sắc của tác phẩm

Tôi ghi lại số trang đoạn tôi cho là đặc sắc. Sau đó, viết

giải thích vì sao tôi cho đoạn

đó là thú vị, đặc biệt

Điểm sách/ Phê bình

Khi đọc, đôi lúc tôi tự nghĩ:

“Hoàn toan TUYỆT VỜI!!!”

Có lúc tôi nghĩ: “Nếu là tác

giả tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi

sẽ ghi ra những điểm hay và

những điểm tôi nghĩ tác giả

Dạng bài tập nhật kí đọc sách sử dụng cho truyện dân gian

Hình ảnh

Mỗi khi đọc, tôi phải lưu giữ một hình ảnh trong đầu về câu chuyện. Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật kí đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Khi vẽ hình, tôi cần chú thích để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến, điều gì làm tôi nghĩ ra nó, và tại sao tôi lại muốn vẽ hình ảnh đó

Quan điểm

Đôi khi đọc một nhân vật, tôi nghĩ tác giả đã không xem xét các quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong nhật kí, tôi có thể viết ra quan điểm mà tác giả không đề cập đến

Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác giả

Đôi khi tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật, từ ngữ đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong đầu người đọc, làm tôi ước gì viết được như vậy, dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc đối thoại thực hay…Trong nhật kí đọc sách, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như thế mà tác giả đã dùng trong truyện Từ hay Tìm ra những từ thật hay- các từ mới, ngộ nghĩnh, có khả năng miêu tả cao mà tôi muốn sử dụng khi viết; các từ dễ nhầm lẫn…Viết và chia sẻ trong nhóm. Tôi cũng ghi chú lý do chọn những từ này, số trang chúng xuất hiện để dễ tìm lại chúng Hồ sơ nhân vật Nhật vật yêu thích (hoặc không thích, hoặc lý thú). Vẽ sơ đồ thể hiện cách tôi nghĩ: về hình dáng, hành động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật đó

Điểm sách/ Phê bình

Khi đọc, đôi lúc tôi tự nghĩ: “Hoàn toàn TUYỆT VỜI!!!” Có lúc tôi nghĩ: “Nếu là tác giả tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay

Một phần của tài liệu sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)