Tiếp nhận văn học trong nhà trường hay “đọc – hiểu” (thuật ngữ vẫn quen dùng)
là một bộ phận của tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học trong nhà trường thừa hưởng
đặc trưng của tiếp nhận văn học nhưng được thể hiện qua những nét riêng trong mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và thực tiễn nhà trường. Đây là hoạt động tiếp nhận có định hướng, chịu sự chi phối của chương trình, cấp học, giáo viên.
Mỗi tác phẩm khi được đưa vào sách giáo khoa chịu sự quy định của các điều
tập bộ môn Ngữ văn. Trước hết, tiếp nhận văn học trong nhà trường chịu sự tác động của tiếp nhận xã hội. Chúng ta chỉ cho phép đưa vào chương trình học những tác phẩm đã được khẳng định. Nhưng không phải tác phẩm nào hay cũng được đưa vào sách
giáo khoa, và tác phẩm được lựa chọn có khi cũng không có điều kiện giữ nguyên vẹn.
Công việc tuyển chọn tác phẩm vào chương trình rất phức tạp. Mỗi tác phẩm văn học đưa vào chương trình được đặt trong mối quan hệ giữa nó với các tác phẩm khác của
hệ thống thể loại, chủ đề hay giữa nó với các phần tiếng việt, làm văn…Để chọn một
tác phẩm vào chương trình, các nhà biên soạn sách giáo khoa đều phải trả lời câu hỏi
về việc nó cung cấp cho HS những kiến thức nào? Nhờ có tác phẩm HS hiểu biết thêm
được điều gì về văn hóa, lịch sử, xã hội, con người…? Hiệu quả của việc rèn luyện thái độ, tư tưởng, tình cảm nhân văn trong mỗi HS? Dạy tác phẩm có thể giúp HS rèn
luyện những kĩ năng gì? Việc tích hợp với kiến thức tiếng Việt, tập làm văn ra sao?…
Ngay từ khâu tuyển chọn đã cho thấy sự khác biệt giữa tác phẩm văn học trong
nhà trường và tác phẩm trong đời sống. Hơn nữa, đặc thù của hoạt động tiếp nhận cho
thấy sự khác biệt căn bản. Một bên là đối tượng thưởng thức tự do, độc giả bên ngoài
có thể đọc bất cứ tác phẩm nào, bất cứ thời gian nào, hoàn toàn phụ thuộc vào cảm
hứng cá nhân, không cần sự hướng dẫn của ai. Một bên là đối tượng học tập, đối với
HS, đọc tác phẩm là yêu cầu bắt buộc; mỗi tác phẩm được quy định chặt chẽ bởi chương trình, kế hoạch học tập. HS tiếp nhận tác phẩm dưới sự tổ chức dẫn dắt của
GV. Các em được hướng dẫn tìm hiểu những nội dung bản chất, học cách chiếm lĩnh
văn bản theo các cách thức khác nhau. Đối với yêu cầu tích hợp, HS còn cần tìm trong văn bản những ngữ liệu phục vụ cho tiếng Việt và tập làm văn. Mặt khác, HS học trong môi trường tập thể, sự tương tác qua lại giữa GV và các thành viên khác trong
lớp học sẽ tác động đến quá trình tiếp nhận của các em. Tiếp nhận văn học trong nhà
trường có những nét khu biệt. Do đó, hoạt động đọc – hiểu cần bám sát những đặc trưng của tiếp nhận văn học, vận dụng phù hợp với tinh thần giáo dục hiện đai.
Lí luận văn học nghiên cứu mối quan hệ giữa sáng tác văn học – nhà văn và tiếp
nhận văn học – người đọc xung quanh tác phẩm văn học. Lí luận dạy học văn trong
nhà trường tập trung vào mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh xung quanh tác phẩm văn học. Trước đây, đó là con đường một chiều, giáo viên đọc tác phẩm truyền đạt lại
cho học sinh. Giảng văn chủ yếu là công việc của thầy, vị trí của trò trong môn học văn mang tính bị động. Giá trị của những bài giảng văn, vai trò của thầy giáo là không
thể phủ nhận nhưng xét trên tinh thần giáo dục hiện đại, sai sót của phương pháp dạy
học trên rất dễ nhận thấy. Ngày nay, học sinh cũng là người đọc chứ không chỉ là
người nghe. Tác phẩm văn học là “giao điểm” trong cuộc đối thoại giữa người đọc – giáo viên và người đọc – học sinh, giữa những người đọc học sinh với nhau. Một tác
phẩm có nhiều người đọc. Và người đọc - học sinh có thể có cách hiểu khác nhau.
Quan điểm đọc – hiểu trong nhà trường dựa trên lí thuyết tiếp nhận làm thay đổi
cách dạy văn. Giáo viên là người đọc lớn, học sinh là người đọc nhỏ. Giáo viên cùng
học sinh tiếp nhận tác phẩm trên tinh thần đối thoại sẽ tôn trọng những ý kiến trái
chiều, biết lắng nghe, tổng hợp ý kiến. Như vậy, hoạt động tương tác sẽ diễn ra dễ
dàng vì tất cả đều là người đọc. Sự thay đổi này cần thấm sâu vào tiết học hằng ngày
khiến nó trở thành một thói quen, một nếp nghĩ thì việc đổi mới tiếp nhận văn học
trong nhà trường mới thực sự có kết quả. Trong nhà trường, học văn trước hết là đọc
tác phẩm. Học sinh cùng trao đổi những kí ức, suy nghĩ, cảm xúc của mình khi đọc tác
phẩm; có sự phản hồi, chia sẻ, thảo luận sẽ tạo sự tích cực trong quá trình học tập. Trước đây, thầy giáo được đánh giá giỏi, tâm huyết là giảng bài hay khiến cho học
sinh say mê, còn bây giờ, quan trọng là xây dựng tình huống cho học sinh tìm hiểu,
phát biểu, khuyến khích học sinh thảo luận cùng nhau giải quyết vấn đề song song với
xây dựng kiến thức.
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu là tạo môi trường cho sự tương tác nhằm tạo nghĩa cho văn bản. Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ, mở rộng, trình bày ý kiến bản thân thay vì đặt các em trong những khuôn mẫu sẵn có. Học sinh có thể xem xét văn bản dựa trên những trải nghiệm của chính mình. Đồng thời, hoạt động thảo luận giúp
cho việc phát triển những cách hiểu khác nhau. Giáo viên và học sinh cùng nhau mở ra
những ý nghĩa của có thể dựa trên nền tảng văn bản. Những suy nghĩ, tư duy về văn
bản vẫn được tiếp tục ngay cả khi tiết học đã kết thúc.
Lí thuyết tiếp nhận văn học nói chung, tiếp nhận văn học trong nhà trường nói
này phù hợp với tinh thần đọc – hiểu theo định hướng đổi mới dạy học bộ môn Ngữ văn hiện nay đề ra.
Trong chương trình VHDG ở trường THCS, người đóng vai trò chủ thể tiếp nhận
tác phẩm là học sinh lớp 6 – 7. Việc hướng dẫn, thiết kế bài giảng của giáo viên nhằm
phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khám phá tư tưởng tình cảm, thông điệp tác giả
muốn truyền đạt đến học sinh. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài không thể không
chú ý đến lí thuyết tiếp nhận để phát huy tính chủ động của học sinh. Khẳng định vai trò của người đọc, tôn trọng đặc điểm cá nhân của học sinh, nhưng đồng thời phải đảm
bảo tính khách quan của tác phẩm. Khi hướng dẫn HS tiếp nhận tác phẩm, GV cần lưu
ý đến những đặc trưng của VHDG.