Nhật kí đọc sách (NKĐS) là một phần của dự án Câu lạc bộ sách – một phương
pháp dạy Ngữ văn phối hợp các kĩ năng, được phát triển với sự hợp tác của các nhà
nghiên cứu và giáo viên của Đại học Michigan State và trường Allen Street năm học
1990-1991, được Taffy E.Raphacl và Elfrieda H.Hiebert giới thiệu trong cuốn
Creating an Integrated Approach toLiteracy Instruction (Dịch: Phương pháp đọc hiểu văn bản - Người dịch: Lê Công Tuấn, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Thị Hồng
Nam…thuộc Đại học Cần Thơ).Dự án được thực hiện tại trường Allen Street – nơi có
HS xuất thân từ những gia đình có thu nhập thấp, thiệt thòi; hiệu trưởng nhà trường
quyết tâm tạo một môi trường học tốt và ổn định cho HS, cố gắng hỗ trợ học sinh và
mở rộng các hoạt động của câu lạc bộ sách. GV là cô Woodman – người đã từ bỏ công
việc kinh doanh vì có mong ước được tham gia vào việc phát triển giáo dục học sinh; “ngay từ đầu, cô đã tỏ ra đặc biệt quan tâm đến việc khuyến khích học sinh chủ động hơn đối với quá trình học của mình, cho học sinh thảo luận trong nhóm nhỏ, và thừa nhận vai trò của giáo viên chỉ là làm mẫu, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh” [62, tr. 50].
Lớp học có 19 em học sinh lớp 4 và 5 học sinh lớp 5 đến từ nhiều nơi: Mĩ Lantin, Mĩ
gốc Phi, người Cáp-ca, châu Á; trình độ của nhiều học sinh là dưới trung bình. Để thực
hiện dự án, “Những thành viên trong nhóm câu lạc bộ sách quan tâm đến việc tạo bối
cảnh cho HS tham gia một cách thích thú vào các cuộc đối thoại về sách…; đưa ra không phải chỉ các lí thuyết ủng hộ mà nhiều tác giả đã miêu tả chi tiết về các thực tế lớp học đã sử dụng loại tương tác này” [62, tr. 51].
Câu lạc bộ sách là nơi học sinh có cơ hội trao đổi về những cuốn sách mà họ đã
đọc trong các nhóm nhỏ. Chương trình của câu lạc bộ sách phù hợp với nguyên tắc của
lí thuyết kiến tạo kiến thức phát huy tính chủ động tích cực của HS đồng thời cũng phù
hợp với quan điểm đề cao vai trò chủ thể của người đọc trong tiếp nhận văn học. Câu
lạc bộ sách “chú trọng ngôn ngữ và vai trò của nó trong việc giúp giáo viên và học
sinh xây dựng ý nghĩa…Thứ hai, HS học các “tiến trình tâm lí cao cấp của Ngữ văn như đọc và viết – qua việc sử dụng chúng trong các ngữ cảnh đa dạng...Thứ ba, câu lạc bộ sách và các giờ học nhấn mạnh tầm quan trọng của tương tác mang tính xã
hội” [62, tr. 45]. HS được khuyến khích sử dụng kinh nghiệm cá nhân để tìm ra ý nghĩa tác phẩm. Những cảm nhận ban đầu của người đọc – học sinh được xem là rất
quan trọng. Đó là cơ sở để HS tiếp thu các vấn đề, ý tưởng phân tích, tạo mối liên hệ
với các tác phẩm đã đọc.
Trong quá trình thực hiện, các thành viên dành thời gian đánh giá thảo luận và
xem xét những vấn đề cần lưu ý, giải quyết khó khăn cho học sinh trong việc nói cái gì
trong thảo luận và làm sao để hoạt động nhóm hiệu quả. Đồng thời với hoạt động đọc
tác phẩm, chương trình câu lạc bộ sách hướng dẫn học sinh những chiến lược đọc xuất
phát từ yêu cầu thực tế của dạy và học. Chẳng hạn, “để phát triển vốn từ vựng, học
sinh sử dụng hoạt động “những từ hay”…, vẽ sơ đồ các ý tưởng khám phá các yếu tố văn học, cho học sinh phê bình những cuốn sách dựa trên các phương tiện nghệ thuật được tác giả sử dụng…”[62, tr. 59]. Những vấn đề thú vị được học sinh quan tâm
trong tác phẩm cũng giúp hình thành các mẫu hoạt động mới khi thảo luận về tác phẩm
như Mei – học sinh “đề nghị nêu phản ứng cá nhân về tác phẩm thông qua câu hỏi
quyển sách làm bạn suy nghĩ gì về cuộc sống của chính bạn” [62, tr. 59].
Những phần chuẩn bị của HS được ghi trên nhật kí đọc sách (NKĐS). Các em được khuyến khích xây dựng ý nghĩa cho tác phẩm dựa trên các hoạt động tương tác:
tìm các từ ngữ, thể hiện quan điểm, mô tả về trình tự sự kiện hay nhân vật… Các bài
tập trên NKĐS có thể do HS tự chọn hay dựa trên yêu cầu của giáo viên.
Sau đây là những dạng bài tập của nhật kí đọc sách đã được tổng kết lại trong
Các dạng cơ bản của bài tập “Nhật kí đọc sách”[62, tr.58]
Hình ảnh
Mỗi khi tôi đọc, tôi phải lưu giữ một hình ảnh trong đầu về câu chuyện. Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật kí đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Khi vẽ hình, tôi cần chú thích để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến, điều gì làm tôi nghĩ ra nó, và tại sao tôi lại muốn vẽ hình ảnh đó
Quan điểm
Đôi khi đọc một nhân vật, tôi nghĩ tác giả đã không xem xét các quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong nhật kí, tôi có thể viết ra quan điểm mà tác giả không đề cập đến
Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả
Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữ đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong đầu người đọc, làm tôi ước gì viết được như vậy, dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc đối thoại thực hay…Trong nhật kí đọc sách, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về những điều điều đặc biệt như thế mà tác giả đã dùng trong truyện Từhay Tìm ra những từ thật hay- các từ mới, ngộ nghĩnh, có khả năng miêu tả cao mà tôi muốn sử dụng khi viết, các từ dễ nhầm lẫn…Viết và chia sẻ trong nhóm. Tôi cũng ghi chú lý do chọn những từ này, số trang chúng xuất hiện để dễ tìm lại chúng Hồ sơ nhân vật Nghĩ về một nhân vật yêu thích (hoặc không thích, hoặc lý thú). Vẽ sơ đồ thể hiện cách tôi nghĩ: về hình dáng, hành động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật đó
Điểm sách/ Phê bình
Khi đọc, đôi lúc tôi tự nghĩ: “Hoàn toàn TUYỆT VỜI!!!” Có lúc tôi nghĩ: “Nếu là tác giả tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay và những điểm tôi nghĩ tác giả cần khắc phục
Bản thân và truyện
Đọc về nhân vật hay sự kiện nào đó khiến tôi nghĩ về cuộc sống cá nhân mình. Tôi sẽ viết trong nhật kí và kể về việc nhân vật, sự kiện hay ý tưởng nào đã làm cho tôi suy nghĩ về cuộc đời mình
Trình tự sự kiện
Đôi khi trật tự các sự kiện trong truyện tỏ ra đáng ghi nhớ. Tôi có thể vẽ sơ đồ chuỗi các hành động và giải thích vì sao trật tự đó đáng nhớ
Giải thích
Khi tôi suy nghĩ xem tác giả muốn nói điều gì, muốn tôi ghi nhớ điều gì qua câu chuyện. Tôi viết ra cách giải thích của mình trong Nhật kí, chia sẻ với các bạn và lắng nghe suy nghĩ của họ để so sánh điểm giống, tương tự và khác nhau
Phần đặc sắc của truyện
Tôi ghi lại số trang để nhớ đâu là đoạn đặc sắc của câu chuyện. Ghi các từ mở đầu và các từ kết thúc của đoạn này để gợi nhớ và chia sẻ trong nhóm. Sau đó, viết giải thích vì sao tôi cho đoạn đó là thú vị, đặc biệt
Các dạng bài tập trong NKĐS thể hiện mối liên kết giữa hoạt động đọc và viết
giúp học sinh thu nhận, đánh giá các thông tin tiếp nhận từ văn bản. Hoạt động viết
nhật kí mở ra cơ hội cho HS ghi lại các ý tưởng, quan điểm của mình. Những ý tưởng
này có thể chia sẻ với những người xung quanh hoặc lưu lại làm cơ sở cho các em tiếp
tục suy nghĩ khi tiếp nhận tác phẩm đang đọc hay những tác phẩm khác. Mỗi bài tập
có những yêu cầu và mục đích riêng nhưng đều thống nhất trong mục tiêu phát triển
năng lực đọc – hiểu cho học sinh.
Bài tập Hình ảnh:
Yêu cầu: Học sinh vẽ lại một hình ảnh thấy ấn tượng khi đọc tác phẩm, từ ngôn
ngữ của nhà văn, các em hình dung, tạo ra các đường nét của nhân vật, tình tiết câu
chuyện. Đồng thời giải thích vì sao em chọn nó. Như vậy, các em cụ thể hóa suy nghĩ
bằng hình ảnh, làm tăng sức sống của hình tượng trong tác phẩm và truyền tình cảm
của mình đến những người xung quanh.
Mục đích: Đây là dạng bài tập khơi gợi trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo của
các em, giúp các em ghi nhớ sâu hơn tác phẩm. Bài tập hình ảnh đa dạng hóa cách thể
hiện của học sinh. Không phải chỉ các em có năng khiếu mới làm được dạng bài tập
này mà tất cả những em thích vẽ đều có thể thực hiện, sáng tạo ra hình ảnh của riêng
mình.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”, em thích hình ảnh nào? Em hãy
vẽ nó trong nhật kí đọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm lí do em muốn vẽ hình
ảnh đó?
Bài tập Quan điểm:
Yêu cầu: Học sinh đặt mình vào một nhận vật ít được tác giả đề cập hay chú ý đến trong câu chuyện, bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân mình. Bài tập này đòi hỏi người đọc phải thấu hiểu nhân vật, thấy được những góc khuất trong nội tâm những nhân vật có thể rất “nhỏ bé” hay có thể là nhân vật “phản diện”…
Mục đích: Bài tập giúp học sinh có thể trình bày những cách nhìn mới, trên
những góc độ mới mà không phải theo những khuôn sáo có sẵn từ trước đến nay trong
dung ra những điều chưa được nhắc đến trong văn bản trên quan điểm của nhân vật, làm phong phú thêm cách hiểu về tác phẩm.
Ví dụ: Em hãy đặt mình vào một nhân vật ít được nhắc đến trong “Thánh
Gióng”để nêu suy nghĩ và tình cảm trước các sự kiện diễn ra trong câu chuyện?
Bài tập Từ hay
Yêu cầu: Học sinh tìm những từhay, ngộ nghĩnh, có sức miêu tả, biểu cảm
cao…trong văn bản và giải thích lý do chọn từ ngữ đó, ghi lại vị trí nó xuất hiện.
Mục đích: Phát triển vốn từ vựng của học sinh khi viết và nói, Bài tập không chỉ
giúp các em lựa chọn từ ngữ trong văn bản mà nó còn thể hiện khả năng lựa chọn ngôn
ngữ của các em khi viết văn.
Ví dụ: Trong văn bản “Những câu hát than thân”, em hãy tìm những từ hay, có
sức miêu tả, biểu cảm cao? Ghi lại lí do em chọn chúng?
Bài tập Hồ sơ nhân vật
Yêu cầu: Học sinh chọn một nhân vật trong văn bản rồi vẽ sơ đồ thể hiện suy
nghĩ về hình dáng, hành động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi bật… của nhân vật đó. Học sinh dựa vào văn bản, hình dung các đặc điểm của nhân vật, trình bày theo cách
riêng của mình. Có những điểm các em có thể tưởng tượng dựa trên cảm nghĩ của bản
thân.
Mục đích: Phát triển năng lực phân tích, tưởng tượng của học sinh. Các em
không chỉ cần tìm ra những đặc điểm dựa trên chi tiết của văn bản mà còn có thể sáng
tạo, làm hình ảnh nhân vật nổi bật, sống động trước mắt mọi người. Tuy nhiên, những
đường nét được thêm vào phải dựa trên cơ sở có sẵn của văn bản. Chẳng hạn, em bé
thông minh trong câu chuyện cùng tên là một đứa trẻ nên cách HS hình dung, tưởng
tượng về hình dáng của nhân vật phải phù hợp với tuổi tác…
Ví dụ: Em hãy chọn một nhân vật trong “Thạch Sanh”, vẽ sơ đồ thể hiện hình
dáng, hành động, cách cư xử, điểm nổi bật, ý nghĩa của nhân vật trong câu chuyện?
Bài tập Bản thân và truyện
Yêu cầu: Học sinh dùng những kinh nghiệm, kí ức của bản thân mình để hiểu, lý
Mục đích: Phát triển năng lực liên tưởng, gợi lại những điều đã có sẵn trong mỗi người, làm cho văn bản trở nên gần gũi với cuộc đời thực của mỗi người đọc, tăng thêm tình yêu văn học. Học sinh tìm thấy chính mình và những người, những việc
ngay xung quanh mình trong tác phẩm.
Ví dụ: Bài ca dao trong “Những câu hát về tình cảm gia đình” gợi cho em nhớ
đến kỉ niệm hay người nào trong cuộc sống của cá nhân mình?
Bài tập Điểm sách/Phê bình
Yêu cầu: Học sinh ghi ra những điều mà các em cảm thấy hay cũng như chưa hay
trong tác phẩm.
Mục đích: Phát triển tư duy phê phán cho học sinh. Bản thân các em có tiếng nói
riêng của mình khi tiếp nhận tác phẩm, có thể nói điều mình thích cũng như không
thích, những thành công hay hạn chế mà mình thấy trong tác phẩm.
Ví dụ: Em hãy ghi lại những điều mình cảm thấy hay, thú vị trong câu chuyện “Thầy bói xem voi”? Có điểm nào khiến em cảm thấy cần khắc phục? Nếu là tác giả,
em sẽ viết như thế nào?
Bài tập Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả
Yêu cầu: Học sinh tìm những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng và chỉ ra
giá trị của chúng trong văn bản.
Mục đích: Bài tập hướng đến năng lực phân tích, giải mã tác phẩm; giúp các em
cảm nhận giá trị của văn bản ở cả nội dung và nghệ thuật; nhận biết giá trị thẩm mỹ
của văn chương và tài năng, phong cách nghệ thuật riêng của mỗi tác giả.
Ví dụ: Trong bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình”, tác giả đã sử
dụng những thủ pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra và nêu giá trị của chúng?
Bài tập Trình tự sự kiện
Yêu cầu: Bài tập này nhấn mạnh đến kết cấu, cốt truyện. Học sinh cần trình bày
trật tự các sự kiện quan trọng và giải thích ý nghĩa của trình tự đó đối với tác phẩm.
Mục đích: Phát triển năng lực tóm tắt, chọn lọc các sự kiện quan trọng. Các tác
phẩm có thể có những trình tự khác nhau tuy thuộc vào lứa tuổi của người đọc. Dạng
bài tập này giúp học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cốt truyện. Các
văn bản. Từ đó, học sinh xác định rõ các sự kiện chính và trật tự của chúng trong những câu chuyện do các em sáng tạo ra.
Ví dụ: Em hãy nêu các sự kiện chính diễn ra trong câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy
Tinh”? Giải thích ý nghĩa của trình tự sự kiện đó?
Bài tập Phần đặc sắc của truyện
Yêu cầu: Học sinh đánh dấu những đoạn đặc sắc của câu chuyện, chia sẻ với các
bạn trong nhóm lý do tại sao mình cho đoạn đó là thú vị, đặc biệt.
Mục đích: Phát triển năng lực đánh giá, giải mã tác phẩm. Phát hiện những đoạn văn hay có giá trị trong văn bản. Thể hiện quan điểm, ý tưởng, sự khám phá của mình
về những giá trị nghệ thuật trong truyện.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Em bé thông minh”, em thấy đoạn văn nào đặc sắc?
Hãy đánh dấu và nêu lí do em chọn đoạn văn đó?
Bài tập Giải thích
Yêu cầu: Học sinh tìm ra ý nghĩa, điều mà tác giả muốn nhắn nhủ qua tác phẩm.
Biết chia sẻ những điều mình nhận ra và lắng nghe ý kiến của các bạn khác; tìm ra
điểm giống và khác nhau.
Mục đích: Phát triển năng lực giải mã tác phẩm, nhận biết thông điệp mà tác giả
muốn truyền đạt; biết so sánh, đối chiếu với các ý kiến khác.
Ví dụ: Bài ca dao “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước” muốn nhắn
nhủ với em điều gì? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm, lắng nghe cách giải thích của
các bạn để tìm ra điểm giống và khác nhau.
Mỗi dạng bài tập của nhật kí đọc sách có yêu cầu và mục đích khác nhau nhằm
rèn luyện các kĩ năng trong quá trình đọc – hiểu văn bản. Nhật kí đọc sách là một hệ