3.4.1.Chuẩn bị và thảo luận nhật kí đọc sách 3.4.1.1. Chuẩn bị nhật kí đọc sách
Bước đầu, giáo viên sinh hoạt về NKĐS, yêu cầu của từng dạng bài tập cho học
sinh. Về nhà, học sinh chuẩn bị bài NKĐS như một hình thức soạn bài ở nhà. Các bài
tập được giáo viên lựa chọn cần theo sát các yêu cầu cơ bản của bài học. Ngoài ra, học
sinh có thể lựa chọn thêm một bài tập mà các em thích làm trong các bài tập còn lại
của NKĐS. Đây là cách thức ban đầu cho các em làm quen với NKĐS, cũng là
phương thức để nâng cao khả năng tự học cho học sinh. Học sinh làm quen với cách tìm hiểu yêu cầu của câu hỏi, nắm được trọng tâm để trả lời theo ý hiểu của mình, các
em cần có sự tư duy suy ngẫm mà không phải chép lại câu trả lời trong sách “Để học
tốt môn Ngữ văn” tràn ngập trên thị trường hiện nay. Giáo viên cần có sự tổ chức cụ
thể, rõ ràng, định hướng cho học sinh để NKĐS có hiệu quả trong việc hỗ trợ việc dạy
và học. Trong những bài đầu sử dụng NKĐS, giáo viên chọn cho học sinh những bài
tập bắt buộc phù hợp với yêu cầu chung của chương trình và yêu cầu riêng của nhà
trường đang công tác. Đồng thời cho học sinh làm thêm bài tập tự chọn để các em nắm được cách làm của nhiều dạng bài trong NKĐS. Khi học sinh đã quen, nắm vững yêu cầu của bài tập NKĐS, giáo viên phân chia học sinh thảo luận bài chuẩn bị theo nhóm, đảm bảo các em trong một nhóm hoàn thành nhiều dạng bài NKĐS để trao đổi khi
thảo luận.
Giáo viên giới thiệu, yêu cầu học sinh tìm thêm các tài liệu liên quan đến văn bản
sắp được dạy để các em tham khảo. Phát cho học sinh những bài tập mẫu để các em
tham khảo cách thực hiện. Khi hướng dẫn các em viết NKĐS, giáo viên nhấn mạnh
việc các em thể hiện suy nghĩ riêng của mình trong việc ghi nhật kí. Những ý kiến của
các em sẽ được trao đổi, thảo luận trong nhóm và ghi nhận lại để gửi cho giáo viên
nhận xét.
*Phần chuẩn bị của lớp 7: Văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”
Văn bản gồm có hai bài ca dao: Bài 1 nói về tình cảm giữa cha mẹ với con cái; bài 4 nói về tình cảm anh em.
Dựa trên sĩ số của học sinh trên lớp (lớp 7/14: 28 học sinh), giáo viên chia làm 7 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Yêu cầu về nhà chuẩn bị trước bài tập nhật kí để lên lớp
thảo luận.
Mỗi học sinh trong nhóm làm 2 bài tập bắt buộc và một bài tập tự chọn. Giáo
viên phân chia bài tập sao cho trong một nhóm làm đủ 2 bài ca dao và đủ 4 bài tập bắt
buộc theo yêu cầu.
Dạng bài tập bắt buộc
Bản thân và tác phẩm
Bài ca dao gợi cho em nhớ đến người thân hay kỉ niệm gì đã trải qua trong cuộc sống? Em hãy viết nhật kí và kể lại cho các bạn cùng nghe?
……… ……… ………..
Giải thích
Em suy nghĩ xem tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua bài ca dao này? Hãy chia sẻ ý kiến của em, lắng nghe các bạn trong nhóm trình bày và rút ra những điểm giống và khác nhau?
……… ……… ………..
Từ hay
Em thấy có từ ngữ nào hay, ngộ nghĩnh, có khả năng miêu tả - biểu cảm cao.
Hãy viết và chia sẻ lý do em chọn từ này?
……… ……… ………..
Chẳng hạn nhóm1 –lớp 7/14: Lê Phạm Vũ Mỹ - Lê Thanh Lam – Vũ Thiên Ái –
Nguyễn Lê Phú
Lê Phạm Vũ Mỹ: Bài ca dao 1 (Bài tập NKĐS: Giải thích; Từ hay)
Lê Thanh Lam: Bài ca dao 1 (Bài tập NKĐS: Bản thân và tác phẩm; Thủ pháp
nghệ thuật đặc biệt trong bài ca dao)
Vũ Thiên Ái: Bài ca dao 4 (Bài tập NKĐS: Giải thích; Từ hay)
Nguyễn Lê Phú: Bài ca dao 4 (Bài tập NKĐS: Bản thân và tác phẩm; Thủ pháp
nghệ thuật đặc biệt trong bài ca dao)
Dạng bài tập học sinh có thể tự chọn: Phần đặc sắc của tác phẩm; Hình ảnh; Điểm sách/ Phê bình
* Phần chuẩn bị của lớp 6: Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”; Văn bản “Thánh
Gióng”
Dựa trên sĩ số của học sinh trên lớp (lớp 6/3: 40 học sinh), chia làm 10 nhóm,
mỗi nhóm 4 học sinh. Yêu cầu về nhà chuẩn bị 2 bài tập bắt buộc và 1 bài tập tự chọn
sao cho mỗi nhóm làm đủ 4 bài tập bắt buộc. Đến văn bản tiếp theo, học sinh sẽ thay
đổi bài tập bắt buộc của mình sao cho bài tập không bị lặp lại. Khi học sinh nắm vững
cách làm các bài tập NKĐS, các em cũng sẽ làm luân phiên, thay đổi các bài NKĐS ở
mỗi văn bản để rèn luyện các kĩ năng khác nhau trong quá trình đọc hiểu văn bản.
Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt trong bài ca dao
Tác giả sử dụng những thủ pháp nghệ thuật trong bài ca dao khiến em ao ước
viết được như vậy. Trong nhật kí đọc sách, hãy ghi lại những điều đặc biệt như thế?
……… ……… ………..
Dạng bài tập bắt buộc
Bài tập Trình tự sự kiện
Trình tự sự kiện trong truyện tỏ ra đáng nhớ. Em hãy nêu sự việc chính diễn
ra trong câu chuyện?
……… ……… ………
Bài tập Phần đặc sắc của truyện
Trong câu chuyện, em thấy đoạn văn nào thú vị, ghi các từ mở đầu, và các từ
kết thúc của đoạn này chia sẻ trong nhóm? Giải thích vì sao em thích đoạn văn đó?
……… ……… ……….
Bài tập Hồ sơ nhân vật
Em hãy chọn nhân vật yêu thích (hoặc không thích). Vẽ sơ đồ thể hiện tên
họ, lai lịch, tính tình, hình dáng, tài năng, hành động, cách cư xử, ý nghĩa của nhân
vật đó trong truyện?
……… ……… ………
Bài tập Giải thích
Khi đọc, em suy nghĩ xem tác giả muốn nói điều gì, muốn em ghi nhớ điều
gì qua câu chuyện. Em có thể viết ra cách giải thích của mình trong nhật kí và chia
sẻ với các bạn những suy nghĩ đó. Hãy lắng nghe ý kiến của các bạn khác để so
sánh điểm giống và khác nhau
……… ……… ………
Dạng bài tập học sinh có thể tự chọn: Hình ảnh; Điểm sách/ Phê bình; Quan điểm; Bản thân và truyện; Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác giả; Từ hay
* Cơ sở GV phân chia bài tập bắt buộc – tự chọn
Giáo viên phân chia bài tập tự chọn và bắt buộc dựa trên trình độ học sinh và đặc
điểm tác phẩm giảng dạy. Thời gian đầu mới tiếp xúc với NKĐS, GV cho HS làm những bài NKĐS đơn giản, có những yêu cầu quen thuộc, giúp các em dễ nhận biết.
Đọc – hiểu văn bản là để khám phá, nhận biết thông điệp tác giả muốn gửi gắm. Đối với mỗi người, tác phẩm có những ý nghĩa riêng. Do vậy, yêu cầu HS nêu ý nghĩa
của văn bản theo cái nhìn của bản thân (Giải thích) được sử dụng cho cả truyện dân
gian và ca dao.
Các bài tập cần phù hợp với đặc điểm của văn bản tiến hành tìm hiểu. Trong tự
sự, cụ thể ở đây là truyện dân gian, yếu tố không thể thiếu là nhân vật và các sự kiện
diễn ra trong câu chuyện. Do đó Trình tự sự kiện, Hồ sơ nhân vật là dạng bài tập
quan trọng, đảm bảo cho học sinh nắm vững cốt truyện và phát huy năng lực tưởng tượng.
Năng lực giải mã, đánh giá, phân tích, cảm thụ là yêu cầu cơ bản đối với người
học đọc hiểu tác phẩm văn chương thông qua việc phát triển vốn từ (Từ hay), tìm thủ
pháp nghệ thuật đặc biệt (Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác giả), hay tìm những
đoạn văn đặc sắc của văn bản (Phần đặc sắc của tác phẩm). Đối với học sinh lớp 6,
việc tìm thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm văn học dân gian là bài tập khó. Đối với
yêu cầu tìm từ hay, tác phẩm truyện có quá nhiều từ gây khó khăn cho các em lựa
chọn. Do vậy, giáo viên lựa chọn bài NKĐS Phần đặc sắc của tác phẩm cho học sinh
làm.
Mặt khác, tác phẩm VHDG ở phần đầu chương trình thuộc thể loại truyền thuyết
đề cập đến những vấn đề rộng lớn mang tính cộng đồng do vậy với khả năng của hầu
hết học sinh lớp 6, rất khó để liên hệ đến kinh nghiệm sống của bản thân.
Văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình” cũng tương tự như vậy. Chủ đề
nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống của bản thân nên dạng NKĐS Bản thân và nhân
vật giúp các em kích hoạt kiến thức nền, liên hệ thực tế. Mặt khác, ca dao thường là
các văn bản ngắn với những thủ pháp nghệ thuật khá quen thuộc mà học sinh lớp 7 đã được tìm hiểu trong chương trình tiếng Việt lớp 6. Do vậy, giáo viên lựa chọn bài tập
Từ hay, Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt cho HS thực hiện.
Ngoài các dạng bài tập bắt buộc do giáo viên yêu cầu, học sinh có thể lựa chọn
cho mình một bài tập NKĐS, các em thấy hay, thú vị để làm.
Bước đầu, phần chuẩn bị của NKĐS ban đầu sẽ được trình bày trong vở soạn. Các em dùng để thảo luận trên lớp. Sau khi thảo luận nhóm và xây dựng bài trên lớp,
các em trình bày bài tập nhật kí vào tờ rời để nộp cho giáo viên nhận xét, đánh giá. Về
sau, các bài tập nhật kí đọc sách được trình bày trên tờ rời làm tài liệu thảo luận và sản
phẩm nộp cho giáo viên.
3.4.1.2. Thảo luận nhật kí đọc sách
Chia học sinh trong lớp thành các nhóm: 4 học sinh một nhóm. Đây là cỡ nhóm
vừa phải, thuận lợi để sắp xếp và thảo luận trên lớp. Thời gian thảo luận khoảng từ 15-
20 phút. Mỗi thành viên trong nhóm viết nhật kí đọc sách theo yêu cầu chuẩn bị bài về
nhà cho từng văn bản, đảm bảo sự thay đổi các bài tập qua mỗi văn bản nhằm rèn
luyện, phát triển những thao tác tư duy khác nhau ở các em.
Học sinh thảo luận nhóm, mỗi em trình bày và lắng nghe góp ý từ bạn mình.
Thành viên trong nhóm đánh giá bài nhật kí của bạn mình theo tiêu chí mà giáo viên
yêu cầu. Tiêu chí đánh giá thay đổi theo mức độ các em làm quen với việc ghi nhật kí
đọc sách và thảo luận nhóm.
Phiếu đánh giá chuẩn bị bài và thảo luận số 1: Yêu cầu học sinh trong nhóm đánh giá về việc chuẩn bị bài, thái độ tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến của các
bạn trong nhóm. Phiếu này được sử dụng trong thảo luận nhóm văn bản “Những câu
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUẨN BỊ BÀI VÀ THẢO LUẬN SỐ 1
Tên thành viên Mức đánh giá
Lưu ý: Mức A: Có bài soạn - Thảo luận tích cực, có ý kiến hay nhất
Mức B: Có bài soạn - Có tham gia thảo luận
Mức C: Không có bài soạn - Có tham gia thảo luận
Mức D: Không có bài soạn - Không tham gia thảo luận
Bảng 3.2. Thống kê của phiếu đánh giá chuẩn bị bài và thảo luận số 1
Mức /Lớp Lớp 7/14 Lớp 6/3 Số lượng % Số lượng % A 5 17.9% 7 17.5% B 22 78.6% 28 70% C 1 3.5% 5 12.5% D 0 0% 0 0%
Phiếu đánh giá chuẩn bị bài và thảo luận số 1: Được sử dụng cho văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” – lớp 6; văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình” – lớp 7. Phiếu đánh giá này dùng cho học sinh làm quen với việc thảo luận và đánh giá thảo
luận trên lớp. Khi có phiếu đánh giá, các em ý thức được sự chuẩn bị và tham gia thảo
luận của mình được thầy cô và các bạn ghi nhận, làm tăng thêm thái độ tích cực. Trong
quá trình thảo luận, các em trong nhóm sẽ đánh giá bài chuẩn bị và thái độ trình bày
của bạn nào là tốt nhất để học tập, rèn luyện. Theo như đánh giá việc chuẩn bị bài và
nhiều hơn lớp 7, một phần do các em chưa nắm được cách làm bài, phần khác do thái độ học tập của các em còn thụ động, chưa có thói quen soạn bài trước khi đến lớp. Mặt
khác, tất cả học sinh ở cả 2 lớp đều tham gia vào quá trình thảo luận, có ý kiến đóng
góp cho NKĐS của các bạn trong nhóm. Những em trong lớp thường thụ động cũng có cố gắng trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình cho các bạn khác nghe. Điều này được thể
hiện trong phiếu đánh giá, không có học sinh nào không tham gia vào quá trình thảo
luận của nhóm.
Phiếu đánh giá chuẩn bị bài và thảo luận số 2: Yêu cầu được nâng cao hơn, đi
sâu vào nội dung của nhật kí đọc sách. Học sinh nhận xét về bài làm của bạn mình:
những điều bạn đã làm tốt; điều bạn cần bổ sung cho bài tập nhật kí. Ngoài ra trong
phiếu thảo luận còn có nội dung câu hỏi mà cả nhóm muốn giáo viên giải đáp, dạng
bài tập mà các em còn cảm thấy khó hiểu, khó làm. Do điều kiện thực nghiệm có hạn,
phiếu đánh giá này chỉ dùng cho học sinh lớp 6 trong văn bản “Thánh Gióng”
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUẨN BỊ BÀI VÀ THẢO LUẬN SỐ 2
Trong Phiếu đánh giá chuẩn bị bài và thảo luận số 2: Học sinh dùng để ghi
nhận lại điều các bạn nhận xét về nhật kí của mình: điều làm được, điều phải bổ sung. Đây cũng là quá trình các em trao đổi về yêu cầu của từng dạng bài nhật kí đã sử dụng.
Những dạng bài nhóm còn thấy khó khăn, ghi câu hỏi vào phiếu để các bạn nhóm khác
và giáo viên giải đáp thắc mắc. Điều đáng mừng là tình trạng không chuẩn bị bài trước
Nhận xét về nhật kí đọc sách của thành viên trong nhóm
Điều đã làm được Điều cần bổ sung
Thắc mắc cả
nhóm muốn
khi đến lớp đã được khắc phục. Tất cả học sinh lớp 6 tham gia thực nghiệm đều ghi nhật kí chuẩn bị thảo luận trước khi đến lớp.
Thông qua Phiếu đánh giá chuẩn bị bài và thảo luận số 2, giáo viên có thể nhìn
nhận chi tiết hơn về quá trình thảo luận và cách đánh giá của học sinh, những điều các
em cảm thấy khó khăn để có biện pháp hướng dẫn và khắc phục. Có những nhóm các
em thảo luận và ghi nhận lại khá tốt về cách ghi nhật kí, cách trình bày trước cả nhóm.
Chẳng hạn nhóm số 3: Diễm Quỳnh, Ngọc Mỹ, Phương Lam, Minh Thư. Các em nhận
xét được về ưu điểm như “trình bày rõ ràng”, “nói lên được nội dung của bài”, “thể
hiện đầy đủ, tốt cả hai bài tập”…; điều bạn cần khắc phục “bài trình tự sự kiện viết quá
dài”, “bài tập từ hay không nên làm theo cách giải thích của sách giáo khoa”…Các em
trong nhóm muốn giải đáp thêm về bài Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác giả.
Hình 3.1. Phiếu đánh giá chuẩn bị và thảo luận văn bản “Thánh Gióng” – Nhóm 3 – Lớp6/3
Hay như nhóm số 1: Thanh Thúy, Thanh trúc, Ngọc Châu, Thùy Dương. Các em nhận xét về ưu điểm của nhật kí “làm tốt”, “trình bày rõ ràng” “vẽ tốt”…; điều bạn cần
khắc phục “bài tập hình ảnh cần bổ sung thêm phần chú thích”, “cần thêm ý cho
bài”…Các nhóm còn lại đa số đều nêu được cơ bản điểm tốt và chưa tốt của bạn mình.
Tuy nhiên, còn có nhóm chỉ ghi được chung chung “làm rõ ràng từng chi tiết”, “phần sau hơi sai sót”…không có nêu được cụ thể trong phiếu đánh giá. Ngoài ra, phần nhật kí đọc sách, các em còn cảm thấy khó khăn trong việc tìm hiểu tập trung vào các dạng:
Bản thân và truyện; Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt. Giáo viên hướng dẫn, làm mẫu để các em hiểu nắm vững hơn. Đồng thời cho các em chọn làm thêm dạng bài tập này để luyện tập, khắc sâu những gì đã được hướng dẫn.
Hoạt động thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học tích cực được nhiều giáo