Tiếp nhận văn học dân gian trong nhà trường

Một phần của tài liệu sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở (Trang 40 - 44)

Văn học dân gian (VHDG) là một bộ phận của văn hóa dân gian. Nó có mặt từ xa xưa, tồn tại bền bỉ đồng hành cùng dân tộc cho đến tận ngày nay. Giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường nhằm giúp học sinh tìm về cội nguồn, hiểu thêm về văn hóa,

truyền thống đạo đức tốt đẹp, cái nhìn, cách đánh giá đầy tính nhân văn…của con

người Việt Nam. Đây là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống dân tộc, có

giá trị đạo lí sâu sắc góp phần quan trọng trong việc giáo dục con người. VHDG bảo

tồn những giá trị tinh thần cao đẹp góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn hóa

dân tộc. Tiếp nhận VHDG trong nhà trường là tiếp nhận một phần cuốn bách khoa toàn thư về đời sống của người bình dân. Mỗi tác phẩm không chỉ có giá trị về nhận

thức giáo dục mà còn chứa đựng giá trị thẩm mĩ thể hiện cái hay, cái đẹp về ngôn ngữ,

hình ảnh, biểu tượng…. VHDG không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết

hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật. Khi hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm,

những đặc trưngcủa VHDG là điều không thể không chú ý.

VHDG có nhiều đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể, tính nguyên hợp, tính

diễn xướng, tính đa chức năng, tính biến đổi, tính truyền thống...Việc khảo sát các

thuộc tính của VHDG cho thấy bước tiến trong nghiên cứu. VHDG có ba dạng tồn tại:

tồn tại “ẩn” trong kí ức; tồn tại “hiện” trong biểu diễn; khi có chữ viết, tác phẩm

VHDG còn có hình thức tồn tại khác là “bản ghi”. VHDG không chỉ là nghệ thuật đa

nghĩa vốn có của tác phẩm được thể hiện rõ nét nhất khi tồn tại trong môi trường sống của nó. Mặt khác, ngôn từ là yếu tố chủ đạo có mặt trong tất cả các thể loại của

VHDG, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, “cho phép khẳng định VHDG là một loại của

nghệ thuật ngôn từ” [69, tr. 4]. Nó đặt các sáng tác truyền miệng của nhân dân vào vị trí cùng loại với văn học viết làm cho VHDG trở thành một bộ phận hợp thành của văn

học dân tộc. Tiếp nhận VHDG trong nhà trường trong thực tế, HS chủ yếu tìm hiểu

được tìm hiểu tác phẩm trên văn bản, tập trung vào nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm VHDG trong nhà trường không nằm ngoài những đặc trưng chung tồn tại dưới hình

thức diễn xướng. GV cần có sự hiểu biết, nắm vững thuộc tínhcủa VHDG để có thể

vận dụng vào giảng dạy. Các đặc trưng của VHDG có sự tác động chuyển hóa qua lại

như các thành tố trong hệ thống.

Tính truyền miệng: Nói đến đặc trưng của VHDG, tính truyền miệng thường được nhắc đến đầu tiên. Nó chi phối từ nội dung đến hình thức; chi phối tất cả các

khâu hoàn thành tác phẩm: sáng tác, lưu truyền, diễn xướng. VHDG được sáng tác

thông qua ứng khẩu nên những hình ảnh được sử dụng trong tác phẩm thường mang

nét gần gũi, thân thuộc mang vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống hàng ngày của người lao động. Từ nơi gặp gỡ, hẹn hò nhưcây đa, bến nước…, cho đến những vật tầm thường:

củ khoai, củ sắn, cái trứng, hạt mưa….đều được người bình dân xưa lựa chọn, gửi gắm

tâm tình. Điều này cũng ảnh hưởng đến ngôn ngữ của tác phẩm VHDG, đó thường là

những từ ngữ quen thuộc thông dụng, lời nói tự nhiên sinh động thân mật của đời

thường.Trong những lúc nghỉ ngơi, thư giãn hay lúc hội hè, sinh hoạt cộng đồng, lao động, mỗi người có thể ứng tác để bộc lộ tình cảm, suy ngẫm… Tác phẩm được tiếp

tục lưu truyền từ người này sang người khác dần dần biến đổi.Chính khi đó những giá

trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được lưu giữ, lặp lại trở thành công thức sáng

tạo. Tính công thức (truyền thống) giúp cho việc ứng tác dễ dàng hơn.Đồng thời,

ứng tác là điều kiện cho sự hình thành và phát triển truyền thống. Trong dạy học VHDG, việc sưu tầm các tác phẩm có chung công thức, mô típ giúp HS hiểu sâu sắc,

khái quát hơn. Đây là cơ sở hướng dẫn HS biết cách liên văn bản, tìm mối liên hệ giữa

những tác phẩm VHDG khác nhau. Như vậy, tính truyền miệng góp phần lưu giữ kho

nhiều đặc trưng khác như tính diễn xướng, tính biến đổi – dị bản, tính tập thể. Tính truyền miệng tạo giá trị thẩm mĩ độc đáo, phân biệt giữa văn học dân gian và văn học viết.

Tính tập thể: Tính tập thể hay còn được gọi là tính vô danh xuất phát từ quá trình lưu truyền của VHDG, là nét đặc trưng giúp phân biệt giữa tác phẩm VHDG và văn học viết. Mỗi tác phẩm VHDG là sản phẩm chung của cả cộng đồng, mọi người đều có quyền thay đổi chỉnh sửa theo sở thích cá nhân của mình.Tập thể và cá nhân cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong những thời điểm nhất định, tác phẩm có

tính cá nhân. Sự tài hoa của từng người giúp cho tác phẩm hay, hoàn thiện hơn và

ngược lại. Tuy vậy, theo quy luật chung của VHDG, trong quá trình lưu truyền và biểu

diễn, tên tuổi của những cá nhân dẫu có được ghi lại cũng bị mờ dần, “vai trò của cá

nhân không lấn át được sự đóng góp của tập thể” [78, tr. 41].

Tính diễn xướng là thuộc tính chung của sáng tác dân gian. Tác phẩm sinh ra, lớn lên, tồn tại sinh động nhất trong diễn xướng. Nhờ có diễn xướng mà tác phẩm được mọi người biết đến và lưu truyền. Nó gắn bó chặt chẽ với mọi lĩnh vực trong cuộc sống lao động sinh hoạt phong phú hàng ngày. Đó là sự trình bày tác phẩm một

cách hồn nhiên, mộc mạc không mang tính chuyên nghiệp hóa, sân khấu hóa. Trong

giảng dạy VHDG, đặc trưng này cần được chú ý, vận dụng phù hợp như: có thể cho

HS kể những câu chuyện dân gian…hay đối với dân ca, sử thi, chèo có thể cho HS xem các đoạn phim tư liệu tạo không khí cho các em tiếp nhận tác phẩm một cách

chân thực, sống động. Tuy nhiên, GV không nên thực hiện máy móc, lạm dụng hình

thức biểu diễn minh họa, cần chú ý thuộc tính này để lý giải thành phần nghệ thuật

ngôn từ, chú ý so sánh đối chiếu các dị bản, lời kể, địa bàn lưu hành, đời sống hiện tại

của tác phẩm… Dị bản giúp cho HS nhận thức được đời sống của tác phẩm. VHDG

được truyền miệng nên không ngừng biến đổi. Tác phẩm được sử dụng càng nhiều thì

càng có nhiều dị bản.Việc sử dụng các dị bản trong công tác giảng dạy đòi hỏi GV

phải có sự tìm tòi nghiên cứu, đối chiếu, có ý kiến đánh giá cụ thể để thấy được cái hay, độc đáo cũng như cái dở của từng dị bản. Tuy mỗi dị bản tồn tại đều có lí do riêng nhưng không phải tác phẩm nào cũng cần nghiên cứu dị bản.

Tính nguyên hợp:Tính nguyên hợp là sự kết hợp tự nhiên vốn có của nhiều yếu

tố khác nhau. “Sự ra đời của văn học dân gian là kết quả, hay nói đúng hơn, là biểu

hiện của sự nhận thức thẩm mĩ nguyên hợp có từ thời nguyên thủy và vẫn tiếp tục tồn tại… nên có thể gọi VHDG là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp” [48, tr. 26]. Tính nguyên hợp có thể hiểu là sự kết hợp của các hình thái ý thức xã hội như nghệ thuật,

triết học, tôn giáo, khoa học…; có thể tìm thấy trong tác phẩm cách giải thích về sự

hình thành thế giới, lí giải về các hiện tượng tự nhiên, hay nguồn gốc tín ngưỡng thờ

cúng vật tổ của các dân tộc… Mặt khác trong quá trình sáng tác, tác phẩm VHDG thường được chú ý ở sựkết hợp về mặt phương tiện, chất liệu diễn đạt, giữa ngôn từ, điệu bộ, âm nhạc. Các phương tiện nghệ thuật khác nhau ấy chỉ kết hợp trong biểu diễn và bằng biểu diễn. Chính tính nguyên hợp góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho

VHDG. Vậy nhưng, một trong những dạng tồn tại của sáng tác dân gian là bản ghi

chép. Trong nhà trường, HS được tiếp xúc với VHDG ở dạng văn bản. Muốn dạy văn

học dân gian đúng tính chất của nó cần quan tâm đến cách khai thác tác phẩm. Đây là

một khó khăn cho người nghiên cứu giảng dạy tác phẩm VHDG.

Việc vận dụng các thuộc tính khác nhau của văn học dân gian vào hoạt động

nghiên cứu giảng dạy nhằm mục đích giúp HS hiểu đúng cái hay cái đẹp của mỗi tác

phẩm. Thông qua đó, HS được bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc…

GV không nên tuyệt đối hóa một thuộc tính nào bởi mỗi thuộc tính chỉ phản ánh một

quá trình, một phương diện nào đó của tác phẩm VHDG.

Tóm lại, lí thuyết tiếp nhận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn nói chung và VHDG nói riêng. Hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường có những đặc trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tránh sự áp đặt một chiều từ bên ngoài. Đặc trưng của tiếp nhận là giao tiếp và đối thoại, những phản

hồi từ HS là cơ sở quan trọng giúp GV biết được khả năng nhận thức của từng em.

Việc sử dụng hệ thống, bài tập câu hỏi là công cụ cho GV gợi ý, hướng dẫn và nhận

được ý kiến từ học sinh. Người viết vận dụng hệ thống bài tập của nhật kí đọc sách để

Một phần của tài liệu sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy học văn học dân gian ở trường trung học cơ sở (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)