0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Hiệu quả tích cực trong sử dụng nhật kí đọc sách

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 132 -132 )

Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy nhật kí đọc sách có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng sáng tạo, chủ động tích cực ở học sinh. Với cả những bài tập nhật kí đọc sách tưởng như dạng câu hỏi quen thuộc như Trình tự sự kiện, học sinh không chỉ dừng lại ở những gạch đầu dòng liệt kê mà hình thành được một sơ đồ thú vị. Còn những dạng bài tập như Điểm sách/Phê bình hay Quan điểm hình thành cho các em năng lực tư duy phê phán đánh giá, thể hiện ý kiến cá nhân của bản thân. Có thể những ý kiến của các em nhiều khi còn gượng ép, ngô nghê nhưng đó là bước đầu cho các em thể hiện chính mình…Ngoài ra, những dạng bài tập khác của nhật kí đọc sách đều có vai trò riêng của mình trong việc phát triển năng lực giải mã tưởng tượng và kiến tạo kiến thức cho học sinh.

Việc học sinh chuẩn bị bài tập nhật kí ở nhà, đến lớp thảo luận, nộp NKĐS cho giáo viên có tác dụng trong việc mở rộng diện giao tiếp với tác phẩm văn học, khắc

sâu mẫu bài tập nhật kí cũng như văn bản vào tâm trí các em. Không chỉ thế, việc ghi

nhật kí giúp các em rất nhiều trong việc phát triển kĩ năng viết. Học sinh rèn luyện, trình bày ý tưởng của bản thân một cách rõ ràng mạch lạc khi viết cũng như khi nói.

Với một hệ thống bài tập đa dạng, tác phẩm được soi chiếu trên nhiều phương diện, giúp học sinh có cơ sở toàn diện để đọc hiểu một văn bản dù là tự sự hay trữ tình. Thêm nữa, quá trình thảo luận về nhật kí, học sinh sẽ được nghe những nguồn ý kiến khác nhau giúp các em có cái nhìn đa chiều về tác phẩm, kích thích hứng thú sáng tạo của học sinh.

3.5.2. Những thử thách khi sử dụng nhật kí đọc sách vào dạy và học văn học dân gian ở trường THCS

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 132 -132 )

×