0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Chương trình văn học dân gia nở trường THCS

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 56 -67 )

2.1.1.Nội dung và thời lượng chương trình

Văn học dân gian có vị trí quan trọng trong nền văn hóa dân tộc nhưng không phải ngay từ đầu nó đã có vị trí xứng đáng trong chương trình văn học ở trường phổ

thông. Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội đã nhận xét về chương trình cũ (trước cải

cách Giáo dục):

Tỉ lệ các bài văn học cổ điển, văn học dân gian trong sách giáo khoa quá thấp so với văn học hiện đại… Chất liệu hồn nhiên, tươi mát, trong sáng, truyền thống, vui vẻ, hài hước, lòng nhân ái, tình yêu đối với thiên nhiên, con người trong văn học dân gian và văn học cổ điển chưa được chú ý đúng

mức” [48, tr. 25].

Trong chương trình gần đây, có những kiến nghị về cơ cấu các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn, tình hình này có sự thay đổi, VHDG có được vị trí xứng đáng. Tỷ lệ các tác phẩm trong nhà trường phổ thông tăng lên, tồn tại ở cả ba cấp học.

Ở bậc Tiểu học, VHDG được các em thiếu nhi rất yêu thích nhưng để nhận biết

các giá trị về nội dung, nghệ thuật, các thể loại, mô típ… thì các em chưa đủ khả năng

nắm bắt được. Vậy nên, ở chương trình tiểu học, văn học dân gian là những câu

chuyện ngắn, thú vị, dễ hiểu được xen vào các bài tập đọc tiếng Việt, sách truyện đọc

nhằm mở ra một bức tranh sinh động về đất nước và con người Việt Nam trong mắt

các em.

VHDG tập trung nhiều nhất ở trường THCS. Chương trình khá phong phú và

được sắp xếp một cách khoa học theo thể loại. Khi học sinh tìm hiểu tác phẩm, các em nắm được những nét đặc trưng của thể loại thông qua khái niệm, tìm hiểu các tác phẩm

tiêu biểu được dạy trong chương trình chính khóa và đọc thêm. Chương trình VHDG ở

ngôn, truyện cười, ca dao – dân ca, tục ngữ, chèo. Nhờ đó có cái nhìn tổng quát về bức tranh văn học dân gian nước ta.

Ở chương trình THPT, các kiến thức về văn học dân gian được nâng cao, đặt

trong chỉnh thể của văn học Việt Nam, một số thể loại của các dân tộc ít người được

học: sử thi Đam Săn, sử, truyện thơ Tiễn dặn người yêu góp phần hoàn chỉnh bức tranh

văn học dân gian của dân tộc. Xen kẽ các tác phẩm của văn học dân gian Việt Nam

chúng ta cũng có các tác phẩm văn học dân gian thế giới nhằm “mở rộng tầm nhìn và

khả năng cảm thụ của học sinh trước những tinh hoa văn hóa nhân loại.” [48, tr. 25].

Sau đây là phần minh họa chương trình VHDG ở trường THCS, nằm ở lớp 6 và lớp 7:

Chương trình văn học dân gian lớp 6: Có các thể loại tự sự dân gian: cổ tích,

truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười; được phân bố ở Học kì 1.

Bảng 1.1. Chương trình văn học dân gian lớp 6

Thể loại Tên truyện Số tiết (Theo phân phối chương

trình)

Truyền thuyết

Con Rồng cháu Tiên

Bánh chưng bánh giày (Đọc thêm) Thánh Gióng

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sự tích Hồ Gươm (Đọc thêm)

1 tiết (Theo chương trình giảm tải đã đưa vào đọc thêm) 1 tiết 1 tiết Cổ tích Sọ Dừa (Đọc thêm) Thạch Sanh Em bé thông minh Cây bút thần

Ông lão đánh cá và con cá vàng (Đọc thêm)

2 tiết 2 tiết

2 tiết (Theo chương trình giảm tải đã đưa vào đọc thêm)

Ngụ ngôn

Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi

Đeo nhạc cho mèo (Đọc thêm) Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Đọc thêm)

1 tiết 1 tiết

Truyện cười Treo biển

Lợn cưới áo mới (Đọc thêm)

1 tiết

Ôn tập truyện dân gian 2 tiết

Chương trình văn học dân gian lớp 7: Gồm có thể loại ca dao ở học kì 1; tục ngữ ở học kì 2. Ngoài ra học sinh còn được hướng dẫn đọc thêm tác phẩm chèo.

Bảng 1.2. Chương trình văn học dân gian lớp 7

Thể loại Tên văn bản Số tiết

Ca dao Những câu hát về tình cảm gia đình

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Những câu hát than thân Những câu hát châm biếm

1 tiết 1 tiết 1 tiết 1 tiết

Tục ngữ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động

sản xuất

Tục ngữ về con người và xã hội

1 tiết 1 tiết

Chèo Quan Âm Thị Kính (trích đoạn “Nỗi

oan hại chồng”)

2 tiết (Theo chương trình giảm tải đã đưa vào đọc thêm)

Nhận xét: VHDG phân bố ở chương trình lớp 6 là các văn bản tự sự, thời lượng

là 14 tiết. Đối với lớp 7, VHDG thời lượng là 8 tiết với thể loại: ca dao, tục ngữ và

chèo. Với số lượng tác phẩm tương đối nhiều mà thời gian phân phối hạn chế dẫn tới

tình trạng GV và HS phải chạy đua với thời gian. Trong tiết học, chỉ với 45 phút,GV

HS đọc và tóm tắt, chia bố cục, rồi tìm hiểu chi tiết về nội dung và nghệ thuật của văn bản, tổng kết, luyện tập, dặn dò. Với thời gian và các bước thực hiện như vậy, GV gặp khó khăn khi hướng dẫn HS một câu chuyện dân gian; tìm hiểu tới 9 câu tục ngữ; 4 bài ca dao (theo chương trình giảm tải còn 2 bài)… Như vậy khó có khoảng trống cho sự sáng tạo. Do áp lực thi cử, GV phải đảm bảo nội dung cần truyền đạt cho HS trong

một tiết học nên cách dạy và học phổ biến nặng về cung cấp kiến thức. Nếu muốn tạo

môi trường cho các emchủ động, cảm thụ vẻ đẹp của văn chương thì thời gian là một rào cản lớn. Nếu trong tiết học, GV cho HS thảo luận, tạo các tình huống có vấn đề để trao đổi phát huy sự chủ động ở học sinh thì càng mất nhiều thời gian hơn nữa, chưa

kể đến tình trạng ồn ào làm mất sự tập trung trong lớp học là một thực tế hiện nay.

Vậy nên, mặc dù nhiều GV nhận thức được hiệu quả trong yêu cầu đổi mới phương

pháp dạy học theo hướng tích cực vẫn rất ngần ngại trong việc đổi mới. Theo khảo sát

của Tạ Ngọc Thanh, năm 2013, về tình trạng sử dụng dạy học hợp tác ở trường Trung

học phổ thông đã tổng kết: “56,28% GV cho rằng thỉnh thoảng mới sử dụng và chỉ sử

dụng chủ yếu vào các giờ thao giảng hay đăng kí tiết dạy tốt; 28,1% GV cho rằng rất hiếm sử dụng phương pháp này và 6,28% GV không bao giờ sử dụng” [71, tr. 47].

Thời gian làm việc ít dẫn tới làm việc nhóm khó đạt được hiệu quả thực sự, gây áp lực

cho cả thầy và trò.

Nội dung chương trình VHDG ở trường THCS được xây dựng theo một chỉnh

thể về hệ thống thể loại, lấy thể loại làm đơn vị bài học: lớp 6 có tự sự dân gian (truyền

thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười); lớp 7 là trữ tình dân gian (ca dao), lời ăn tiếng

nói của nhân dân (tục ngữ) và sân khấu dân gian (chèo). Dạy theo thể loại giúp đạt

hiệu quả cao trong quá trình học sinh tiếp nhận tác phẩm vì “Chúng ta đều biết văn

học dân gian không phải là cái gì đơn nhất, nó tồn tại dưới dạng một thể loại xác định. Chỉ có văn học dân gian mới tồn tại theo thể loại, và đó chính là thành tựu ổn định của nhân loại. Cho nên, khi tiếp nhận, người ta cũng tiếp nhận văn học dân gian theo hình thức tồn tại tự nhiên của nó, là thể loại” [48, tr.27]. Thể loại là cơ sở xuất

phát cho việc nghiên cứu VHDG. Các thể loại có mối quan hệ qua lại, có khi giao thoa

trong cùng hệ thống, thể hiện đặc trưng chung của VHDG. Đồng thời, do lịch sử hình

ánh thực tại. Như vậy, thể loại hội tụ được những đặc trưng cơ bản và biểu hiện cụ thể riêng. Thêm vào đó, trong mỗi thể loại, văn bản được sắp xếp theo tiêu chí nhất định như theo thời gian đối với truyền thuyết (truyền thuyết về thời các vua Hùng – truyền

thuyết sau thời các vua Hùng); theo chủ đề đối với ca dao (gia đình – tình yêu quê

hương đất nước – than thân – châm biếm)... Cách sắp xếp này giúp HS tiếp cận tác

phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại. Các em được tiếp cận với văn bản tiêu biểu từ đó

rút ra cách đọc – hiểu các tác phẩm khác cùng thể loại.

Bên cạnh các tác phẩm của dân tộc, chương trình hiện hành đã chú ý đưa thêm

các văn bản VHDG nước ngoài (Cây bút thần – truyện cổ Trung Quốc);dạng truyện cổ

tích văn học dựa trên truyện cổ tích dân gian, chứa đựng kín đáo những tư tưởng tình

cảm của tác giả (Ông lão đánh cá và con cá vàng – truyện cổ tích của A. Pu-skin).

Việc tuyển chọn này phần nào giúp HS có cơ hội mở rộng tầm nhìn và hiểu biết thêm

những tinh hoa của văn hóa thế giới.

Chương trình văn học dân gian trong nhà trường THCS đã cung cấp cho học sinh

một hệ thống thể loại phong phú với những tác phẩm đa dạng là kết tinh của văn hóa

dân tộc. Các tác phẩm VHDG có tác dụng to lớn trong giáo dục thế hệ trẻ, bồi dưỡng

vẻ đẹp tâm hồn, phát triển ý thức về cái đẹp và phát huy năng lực của các em trong

giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay.

2.1.2.Đặc trưng của các thể loại văn học dân gian tiêu biểu trong chương trình Trung học cơ sở

Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng. Đó là cơ sở để “giải mã” tác phẩm một

cách đầy đủ, hợp lí.

* Truyền thuyết

Theo Sách giáo khoa 6, tập 1: “Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các

nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,thường có các yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể” [4, tr. 7].

Trong truyền thuyết, mối quan hệ với lịch sử rõ ràng hơn các thể loại khác, tạo

thành đặc trưng riêng. Đó có thể là những sự kiện, nhân vật lịch quan trọng làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm. Tuy vậy, yếu tố lịch sử chỉ được xem là phông nền, không

nên đồng nhất giữa lịch sử và truyền thuyết. Vì lịch sử trong truyền thuyết đã được “sáng tạo” lại để khái quát, lí tưởng hóa, kì ảo hóa nhằm thể hiện cái nhìn, đánh giá

của tác giả dân gian. Do ảnh hưởng bởi lịch sử phát triển, truyền thuyết có mối quan

hệ chặt chẽ với thần thoại và cổ tích. Trong một số tác phẩm, đường ranh giữa các thể

loại này rất mỏng manh như “Sơn Tinh, Thủy Tinh” có yếu tố giải thích về hiện tượng

tự nhiên mưa, lũ (chức năng của thần thoại); nhưng khi gắn tác phẩm với thời đại các

vua Hùng đã thể hiện rõ ý thức tăng cường sức mạnh cồng đồng người Việt trong việc chống thiên tai.

Truyền thuyết Việt Nam thường gắn với lịch sử dân tộc. Trong chương trình

VHDG Trung học cơ sở, 5 truyền thuyết được lựa chọn vào sách Ngữ văn 6, có 4

truyện đầu kể về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử dân tộc. Đó là những

câu chuyện riêng lẻ nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một chuỗi truyền

thuyết: giải thích nguồn gốc dân tộc, thể hiện ý thức cộng đồng của người Việt cổ; ca

ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Những truyền thuyết này có

mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại nhưng các tác phẩm đều có “cốt lõi lịch sử” gắn

với một thời đại cụ thể. Truyện thứ 5 – Sự tích Hồ Gươm kể về thời kì hậu Lê theo sát

lịch sử và có ít yếu tố hoang đường hơn. Đây đều là những truyện tiêu biểu trong thể

loại truyền thuyết của dân tộc đề cập đến những vấn đề lớn lao, thể hiện rõ ý thức về

sức mạnh cộng đồng trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm.

Do đó khi giảng dạy, GV không chỉ chú ý đến đặc trưng của truyền thuyết là sự

kết hợp giữa yếu tố lịch sử và chi tiết tưởng tượng kì ảo. Mà thông qua đó, HS hiểu

được lí do những con người trở thành huyền thoại; bài học lịch sử được nhân dân ta

nhắn nhủ qua câu chuyện. Đặt nhân vật và sự kiện trong mối quan hệ với lịch sử,

những dấu tích còn lưu lại đến ngày nay giúp HS có cái nhìn nối kết giữa quá khứ -

hiện tại, tăng cường trách nhiệm đối với bản thân, quê hương và đất nước.

* Cổ tích

Truyện cổ tích có thời lượng giảng dạy nhiều hơn các thể loại khác trong chương

trình. Mỗi tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời của một số kiểu nhân vật: nhân vật bất

hạnh, nhân vật thông minh – nhân vật ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ – nhân vật có tài

nhân vật này: Thạch Sanh (nhân vật dũng sĩ); Em bé thông minh (nhân vật thông

minh); Cây bút thần (nhân vật có tài năng kì lạ)…

Điểm nổi bật làm nên chất thơ và sự cuốn hút của truyện cổ tích đối với các tầng

lớp nhân dân là “thế giới cổ tích” với những chi tiết tưởng tượng diệu kì. Dù biết đó là

những truyện hư cấu nhưng nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ

mỗi người. Dẫu có những chi tiết hoang đường nhưng ẩn trong truyện cổ tích là hiện

thực cuộc sống sinh hoạt của người bình dân xưa, nó được “bảo quản tươi nguyên như

hoa với cả hương thơm” [48, tr. 69]. Mỗi tác phẩm gửi gắm trong đó ước mơ, niềm tin

về những điều tốt đẹp, về sự chiến thắng của lẽ công bằng. Đặc điểm quen thuộc đối

với cổ tích Việt Nam và thế giới là kiểu truyện, kiểu nhân vật và mô típ nghệ thuật,

góp phần tạo nên sắc thái dân gian cho câu chuyện.

Để HS tiếp nhận truyện cổ tích hãy đưa các em đến thế giới xinh đẹp ấy bằng

bằng những lời kể giản dị “ngày xửa, ngày xưa…”; để các em nói lên những cảm nhận

của chính mình về nhân vật, sự kiện, chi tiết và mô típ nghệ thuật…Từ đó, lí tưởng và

những bài học đầy tính nhân văn sẽ tự thẩm thấu trong mỗi em.

* Truyện ngụ ngôn

Ngụ ngôn là lời nói gửi gắm một ý tứ nào đó. Truyện ngụ ngôn được nhiều triết

gia, nhà văn sử dụng để bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình. Nhưng nguồn gốc của nó xuất phát xa xưa, là sản phẩm của quần chúng nhân dân lao động.

Lối nói ví von tạo chất thơ cho truyện ngụ ngôn. Từ những vật vô tri đến những

loài vật vừa tiêu biểu cho một loại người trong xã hội mà vẫn không mất đi đặc trưng

riêng của nó. Truyện ngụ ngôn mượn truyện của loài vật, đồ vật hoặc chính con người

để răn dạy, khuyên nhủ người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. Do vậy, “truyện

ngụ ngôn là sản phẩm của trí tưởng tượng…nhưng phải chịu sự hướng dẫn chặt chẽ của lí trí” [37, tr. 350]. Ngôn ngữ trong truyện rất đơn giản và súc tích, có thể bằng văn vần hoặc văn xuôi nhưng tạo nên một vở kịch nhỏ với những mâu thuẫn, tính cách nhân vật thể hiện rõ ràng, sắc nét. Và câu chuyện ấy lại được gom thành một câu thành

ngữ ngắn gọn: Ếchngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường

Thể loại ngụ ngôn trong chương trình THCS gồm có 4 câu chuyện: Ếch ngồi đáy

Miệng (Đọc thêm). Dạy truyện ngụ ngôn cần giúp HS nhận biết được “tỉ dụ”trong câu chuyện. Các em đặt mình vào câu chuyện, tự nhận ra mình trong những tình huống ấy để thay đổi hiểu biết, nhận thức, tư duy; không ngừng vươn lên hoàn thiện mình.

* Truyện cười

Truyện cười kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Đó “là sản

phẩm của trí tuệ, phát hiện những mặt mâu thuẫn” [37, tr. 362]. Tiếng cười có thể nhẹ nhàng, hài hước nhưng cũng có khi châm biếm, đả kích. Nghệ thuật của truyện cười dân gian trước hết là nghệ thuật gây cười. Nó đến từ sự phát triển mâu thuẫn đến đỉnh điểm làm bật lên tiếng cười. Các yếu tố thi pháp như kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ…

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 56 -67 )

×