Sự chuyển biến về ngôn ngữ thơ trong thơ các nhà thơ mới:

Một phần của tài liệu sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng (Trang 110 - 157)

6. Cấu trúc của luận án:

3.3.2.Sự chuyển biến về ngôn ngữ thơ trong thơ các nhà thơ mới:

3.3.2.1. Hệ từ vựng và cách sử dụng:

Từ ngữ trong Thơ mới đến khi Xuân Diệu xuất hiện đã đủ khả năng diễn đạt sát hợp mọi cung bậc tình cảm của con người. Từ ngữ trong thơ ông ít từ Hán-Việt, gần gũi với lời nói thường, nhưng khuynh hướng nghệ thuật hóa là rõ hơn cả. Đây cũng là yêu cầu của thơ ca lãng mạn. Là một nhà thơ luôn khao khát giao cảm với đời, muốn sống đến tuyệt đích, vô biên, thích sự tương giao của các loại cảm giác..., nên các liên từ, quan hệ từ, nhất là động từ, từ láy đã được ông sử dụng với một tần số cao: là, mà, và, rằng, để, vì, nếu, nên, bởi, ôm, ghì, riết, tắt, buộc, hôn, lùa, uống, cắn, hút- chót vót, chon von, hắt hiu, thấp thoáng, thẩn thờ, rạng rỡ, xiêu xiêu... Chính các loại từ này, cùng với các yếu tố khác, đã góp phần biểu đạt tận cùng mọi cảm xúc trữ tình của nhà thơ trước thế giới và quan hệ người. Cách dùng từ ngữ như trên của Xuân Diệu không phải ngay từ đầu đã được sự ủng hộ của công chúng, nhưng đúng như Phạm Thế Ngũ nói, từ sau 1940, “Thi sĩ với tác động mầu nhiệm của thiên tài, vừa giáo hóa mình, vừa cảm hóa người, lôi công chúng vào chia.sẻ và thưởng ngoạn ngôn ngữ mình, biến nó thành mẫu mực của thưởng thức” [83; 160]. Nhưng, đến sau 1945, do nhu cầu diễn tả hiện thực kháng chiến, kiến quốc, hoạt dộng của những con người đang hy sinh vì lý tưởng và cũng là nhu cầu của loại văn học coi trọng sự giáo dục quần chúng,

nên Xuân Diệu đã ưu tiên sử dụng một lớp từ ngữ hoàn toàn mới: Ngọn Quốc kỳ, quân giải phóng, chiến khu, thắt lưng buộc bụng, phá sậy lau, Dân cày ta đã đứng lên, Làng Còng phát động trải qua... rồi phát triển phong phú về sau trong Ngói mới, Mã pí leng, Chùm Cô Tô mười bảy đảo xanh, Thầy giáo Phụng, Rừng Quy Châu... Sử dụng những danh từ, động từ này, Xuân Diệu không có sáng tạo gì mới, nhưng đó là vốn từ của nhân dân, đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc kháng chiến và kiến quốc. Do vậy lớp từ ngữ này trở nên phù hợp với thơ ca mang tính hiện thực, dễ được quần chúng thâm nhập. Nó đã góp phần thể

109

hiện được tình cảm tha thiết, gắn bó của tác giả với sự nghiệp của toàn dân, biểu hiện một tâm hồn thơ nồng nhiệt, có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với công chúng. Lớp từ vựng này còn theo Xuân Diệu đến các thời kỳ sáng tác về sau và hình như sự thức nhận lại về tính thẩm mỹ của nó chưa được đặt ra trong quá trình sáng tác của ông. Bên cạnh ý thức tích cực sử dụng lớp từ ngữ mới ấy, cách nói thậm xứng, trừu tượng hóa, ý thức dùng từ chính màu... để gây ấn tượng như trước kia, Xuân Diệu vẫn còn sử dụng lại như: Lòe ánh sáng, dọi chói lòa, còn run rẩy, xanh thắm, đỏ vàng,...

Điều này chứng tỏ trong việc sử dụng từ ngữ Xuân Diệu còn lặp lại mình, nhưng phần này không đáng kể.

Lửa thiêng là tập thơ buồn ảo não, nên vốn từ vựng tham gia biểu hiện cái buồn ấy đáng lưu ý hơn. Rồi từ đó, xem xét sự chuyển biến về từ vựng, cách dùng từ sau 1945. Trước hết là vốn từ nói về cái buồn sầu của thân phận, cuộc đời, tâm hồn như: Lòng, lòng tôi, hồn tôi, linh hồn:

Lòng lạc loài ngay từ thuở sơ sinh (Trình bày) Hồn bơ vơ tôi đi dạo giữa đời ( cầu khẩn)

Linh hồn tôi góa bụa (Ê chề)

Hồn yên tĩnh, chớ làm hồn quạnh quẽ (Lời dịu)

Và còn xuất hiện dày đặc trong các bài thơ khác như: Mai sau, vỗ về, Đi giữa đường thơm, Ngậm ngùi, Trò chuyện... Tiếp đến là vốn từ nói về các thời gian, không gian - những đại lượng, những điểm tựa như để giăng mắc, neo tựa các cảm xúc của hồn thơ Huy Cận:

Nhận tôi đi dù địa ngục, thiên đàng (Trình bày)

Mắt sâu sáng thắp đèn soi vũ trụ (Thân thể)

Đêm mưa làm nhớ không gian (Buồn đêm mưa)

Hồn xưa gởi tiếng thời gian trống dồn (Chiều xưa)

Và còn xuất hiện với một tần số cao trong những bài thơ khác như: Hồn xa, Tràng giang, Vỗ về, Tình tự, Mai sau... Đến sau 1945, từ các vốn từ nói trên, Huy Cận đã chuyển

110

sang sử dụng một lớp từ ngữ của đời sống xã hội vốn gắn bó với tâm tình và hoạt động của những con người đang lao dộng xây dựng, đấu tranh cách mạng. Lần đầu tiên trong thơ ông xuất hiện những từ vựng hoàn toàn mới nói về lao động sản xuất, xây dựng đất nước: tầng than, tầng thép, thợ mỏ, Cửa Ông, Vũng Đục, biển lặng, dầu loang, buồm trăng, lưới vây giăng, cá nụ, cá chim, gạch ngói, chum vại .. .

Có được lớp từ vựng này là do Huy Cận trực tiếp đến vùng than Hòn Gai - Cẩm Phả sống và lao động như một người thợ phổ thông gần sáu tháng. Từ đây, từ ngữ trong thơ ông luôn nói về công việc của những người lao động, về những người cách mạng như: Anh Tài

Lạc, Bác Phở Cầu, Tiếng sáo anh Điều mù, Chuyện anh Phòng đấu tranh, anh Hoàng Văn

Thụ, Đoàn thuyền đánh cá, Cô khẩu đội trưởng pháo dân quân thổi sáo hay ở vùng biển An Thụy.... Cũng như Xuân Diệu, lớp từ vựng này còn theo Huy Cận đến những năm về sau - một lớp từ mà dường như ông chỉ chuyên chú sử dụng đối với ngoại giới làm chính. Bên cạnh lớp từ vựng trên đây, Huy Cận còn sử dụng lại một số từ ngữ nói về vũ trụ, thế kỷ, không gian, thời gian. Đọc các bài thơ như: Các vị La hán chùa Tây Phương, Đoàn thuyền đánh cá, Đi trên mảnh đất này, Vệt lá trên than, Lời chào các dân tộc, Anh viết bài thơ. . .

có thể thấy sự ham thích loại từ ngữ ấy của nhà thơ.

Viết về một dân tộc bị tiêu vong, Chế Lan Viên đã sử dụng một vốn từ vựng nói về thế giới của cõi âm đầy siêu hình, trừu tượng như: Chiếc sọ người, ma trơi, Xương khô, Chiêm nương, cõi hư vô, hồn điên, yêu ma, cung Hằng cung Quảng, điện ngọc, thành quách, cô hồn, chiến tượng, cõi tha ma, đầu lâu, cõi tang... Lớp từ này biểu đạt thế giới thơ “lẻ loi”, “bí ẩn”, “kinh dị” do nhà thơ tưởng tượng, sáng tạo nên. Đến sau 1945, do muốn học tập cách ăn nói của quần chúng lao động, ông đã tìm đến lớp từ bình dân, thô mộc: Con vua thì lại làm vua, Đầu mùa bớt củ thay cơm, Bát cơm no tháng tám ngày ba, Cơm thơm ăn với cá kho, chăm ăn chăm mặc, muối lên rừng, tay bưng, tay đặt.. Dùng lớp từ mới này chứng tỏ Chế Lan Viên đã nổ lực trong việc hòa mình vào đời sống quần chúng, tạo cho thơ mình phản ánh được đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, đây là lớp từ giản đơn, dễ dãi, dù có phần dân chủ hóa, nhưng lại kém về yêu cầu nghệ thuật, nên tiếng thơ ông ít hiệu quả thẩm mỹ. Nhưng đối với Chế Lan Viên, điều đáng lưu ý là ông đã vượt qua lớp ngôn ngữ thời thượng này rất nhanh để tìm đến với các lớp từ vựng khác nhau nhằm phản ánh, biểu hiện cuộc sống cách mạng sâu sắc hơn và cũng bộc lộ được tài năng làm chủ ngôn ngữ của ông hơn. Nếu có thời kỳ Chế Lan Viên như không coi trọng cái tôi cảm xúc của mình thì sau đó, như

111

ông nói, “Tôi làm chủ hồn tôi”, ông đã chiếm lĩnh được một lớp từ ngữ thuần túy trữ tình, đa nghĩa, giàu hình tượng, mỹ cảm, rồi tiếp đến lại sử dụng những từ ngữ thẳng băng, đơn nghĩa nhằm chỉ một vấn đề, nói một lý sự. Đây là một phương diện có đóng góp của ông vào thơ trữ tình tiếng Việt.

Thơ Tế Hanh trước 1945 thường gắn bó với quê hương và quan hệ tình thân bằng một tình cảm trong sáng, hồn nhiên, chân thành. Từ nét ưu trội này, dễ hiểu vì sao ông thường dùng hai loại từ ngữ nói về quê hương và “tâm hồn đắm đuối” (Hoài Thanh) của ông như:

làm nghề chài lưới, bơi thuyền đi đánh cá, dân chài lưới, theo nước ra sông, hương đất, hương đồng, chiếc rổ may, vườn cũ... tôi thấy nhớ, anh nhớ quá, nhớ muôn phương, nỗi nhớ thấm vào da, bước này tưởng nhớ, bước này thương, mà lo, mà sợ, mà đau đớn... Đến sau 1945, Tế Hanh cũng học tập cách ăn nói của quần chúng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên và ông có cả một tập thơ: Nhân dân một lòng (1953) với một lớp từ ngữ gắn liền với cuộc sống, cuộc kháng chiến của nhân dân như: xâu cao thuế nặng, xóm làng vắng vẻ, thoát ly, chiến khu, dân công, tiếp tế, địch vận, bữa đói bữa no, dân quân, sản xuất... Cũng như từ vựng trong thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, ở đây từ vựng trong thơ Tế Hanh đã không được chú ý đến mỹ cảm. Sau này ông kể là ông rất ngượng và đã không đưa tập thơ này vào tuyển tập. Sau đó Tế Hanh mới tìm đến lớp từ vựng mới, bộc lộ được đặc trưng của tiếng thơ mình. Đó cũng là loại từ vựng nói về đề tài quê hương sông biển, tình thân, tình yêu thương chân thành, trong sáng, nhưng mới mẻ hơn trong cách thể hiện và giàu có hơn trong nghĩa lý chứa đựng. Đọc các bài thơ tiêu biểu như: Nhớ con sông quê hương, Vườn xưa, Chiêm bao, Anh chờ em, Tiếng sóng, Ngoài khơi trong lộng, Cái chết của em Ái, Mùa thu tiễn em, Hà nội vắng em... có thể thấy điều ấy.

Cùng với sự chuyển biến về vốn từ vựng trên đây, các tác giả cũng thay đổi cách sử dụng từ ngữ của mình. Nếu trước 1945, bằng ngôn ngữ trữ tình, các tác giả đã tự biểu hiện thế giới tình cảm riêng tư thì sau 1945, bằng ngôn ngữ tự sự, các tác giả có ý thức mô phỏng cách ăn nói của quần chúng. Trần Đình Sử xem đây là một thứ trữ tình nhập vai, tạo ra những biến thể đa dạng của lời thơ điệu nói, khác xa với điệu ngâm của văn học cổ điển [138; 182]. Điều này có thể tìm thấy trong thơ các tác giả như: Bà cụ mù lòa (Xuân Diệu),

Bữa cơm thường trong bản nhỏ (Chế Lan Viên), Anh Tài Lạc, Chuyện anh Phòng đấu tranh

(Huy Cận, Người đàn bà Ninh Thuận, Bà mẹ canh biển (Tế Hanh). Cách mượn lời nhân vật để nói hộ, lên tiếng về một điều gì đó, trong một chừng mực nhất định, cũng góp phần thể

112 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện đời sống tình cảm của các đối tượng được miêu tả. Hơn nữa, khi đã nhập vào cách nói ấy, ngôn ngữ thơ có thể dựa vững chắc vào ngôn ngữ người dân thường trong đời sống, tiếp nhận ở đó cái khỏe mạnh sức lực mà ngôn ngữ quần chúng vốn có cho nó trở thành cái mạch chính của ngôn ngữ văn học mới [138; 182]. Tuy nhiên, theo thời gian và yêu cầu thẩm mỹ của ngôn từ thơ ca ngày càng thay đổi, các tác giả có những chuyển biến mới, tự vượt lên mình để tìm đến những lớp ngôn từ mới mà tập trung hơn cả vẫn là ngôn ngữ trữ tình, tự biểu hiện, đặc biệt là Chế Lan Viên với tập thơ Ánh sáng và phù sa. Sự đổi mới này khác nhau ở các tác giả và nó cũng qui định sự thành công nhiều hay ít trong sức sáng tạo của họ, trong đó có sự sáng tạo ngôn từ thơ ca.

Xem xét sự chuyển biến về từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ như trên đây, có thể ghi nhận sự nổ lực của các tác giả trong ý thức phản ánh đời sống của quần chúng cách mạng. Đó là các tác giả đã tìm đến lớp từ vựng bình dân, đời thường, gắn liền với cuộc sống lao động, chiến đấu của toàn dân. Việc mô phỏng lời ăn tiếng nói của quần chúng trong thơ các tác giả cũng đã tạo điều kiện trực tiếp cho các đối tượng phản ánh tự bộc lộ tình cảm của chính mình. Đây cũng là con đường đưa thơ trở lại với đời sống bình thường, thiết thân của con người. Có thể xem tất cả những điềuvừa nói “như là dấu hiệu chiến thắng của đời sống mới và nhà văn cảm thấy phải ghi bằng được mới yên lòng” [138; 180].

3.3.1.2. Về kiểu câu thơ:

- Sự chuyển biến từ câu thơ định nghĩa, khẳng định cá nhân đến câu thơ khẳng định sự nghiệp cách mạng:

Trong sự phát triển của Thơ mới, câu thơ vốn là vấn đề mang tính cách mạng. Các kiểu câu thơ trong thơ của các nhà thơ mới suy cho cùng là do sự đòi hỏi của nội dung tình cảm, tư tưởng mà được tạo thành. Hoài Thanh có lý khi nói rằng: “dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay”. Một trong những kiểu câu thơ phổ biến trong Thơ mới gắn liền với sự khẳng định cái tôi cá nhân là kiểu câu thơ định nghĩa, khẳng định. Kiểu câu thơ này đã có từ Thế Lữ, nhưng đến các nhà thơ xuất hiện về sau như Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh…nó trở nên phong phú và khẳng định mạnh mẽ những giá trị cá nhân. Khẳng định ở đây cũng chính là giãi bày cái tôi cá nhân giàu cảm xúc với nhiều dạng khác nhau.

113

Trong thơ Xuân Diệu, ta gặp khá nhiều kiểu câu thơ này như: “Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ” (Cảm xúc), “Anh chỉ là con chim bơ vơ” (Muộn màng), “Tôi là con chim đến từ núi lạ” (Lời thơ vào tập Gởi hương), “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới” (Khi chiều giăng lưới),

“Tôi là một kẻ làm thơ thẩn” (Đi dạo), “Ta như cô khách khoảng đìu hiu” (Nước đổ lá khoai), “Tôi như con bướm đắm tình thương” (Phơi trải). Qua mô hình câu thơ định nghĩa này, nhìn chung, cái tôi cá nhân được nhà thơ xác định bằng một ẩn dụ ví von tương ứng:

Tôi (ta, anh) = hình tượng ẩn dụ về chính cái tôi. Theo ngôn ngữ học, đây là kiểu cấu tạo:

Danh là Danh. Hình tượng ẩn dụ này, xét về tính độc lập tương đối, vẫn là riêng tư, nghĩa là dù cố gắng định nghĩa, khẳng định bản thân mình thì cái tôi cá nhân ấy vẫn cô đơn, thiếu mối liên hệ phổ biến. Đến sau năm 1945, do nhu cầu “Chặt cái bùi ngùi”, nhu cầu “Đi với dòng người” như cách nói của nhà thơ, mà cái tôi tác giả cần phải định nghĩa theo một quan niệm mới. Đó là quan niệm, ý thức đi đến với nhân dân, gắn bó với cộng đồng, tiếp nhận đời sống mới, ca ngợi con người và chế độ xã hội mới. Do nhu cầu, quan niệm này, mà từ kiểu câu thơ định nghĩa: Tôi là ai, như thế nào, ông đã chuyển sang kiểu câu thơ: xác định hoạt động của cái tôi - chủ thể. Nếu kiểu câu thơ định nghĩa có công thức chung: Tôi = một ẩn dụ tương ứng thì kiểu câu thơ khẳng định, xác định hoạt động của cái tôi sẽ là: Tôi (anh,

ta, chúng ta) + những hoạt động (những phản ứng tư tưởng - tình cảm). Đây là mô hình câu thơ phổ biến trong thơ Xuân Diệu sau 1945, khi ông lấy cái tôi làm trung tâm để nói về tất cả, hướng đến tất cả các quan hệ của hiện thực: “Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên - Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ” (Trở về), “Tôi đi trên đất nước thân yêu” (Ngói mới), “Tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính” (Vô sản chuyên chính), “Tôi đã nhặt vỏ sò man mác - Đã tắm mình trong sóng lô xô” (Chùm Cô Tô mười bảy đảo xanh), “Từ xuôi tôi mới lên thăm - Nghe thầy giáo Phụng bốn năm bản Mèo” (Chào thầy giáo Phụng), “Tôi sống với cuộc đời chiến đấu - Của triệu người yêu dấu gian lao” (Những đêm hành quân), “Chúng ta yêu sự sống bền dai, vĩnh viễn, bao la - Nhất định chúng ta giữ gìn nhóm nhen cuộc sống”(Sự sống chẳng bao giờ chán nản), “Tôi đã thăm những làng xóm mến thương - Vàng mái rạ, cả cọng rơm cũng nở” (Tôi muốn đi thăm khắp cả miền Nam)... . Cũng ở kiểu câu thơ này, tính tự sự, miêu tả nổi lên rõ rệt.

Các hình thức cảm xúc điển hình trong thơ Xuân Diệu từ sau 1945 không phải nằm hoàn toàn ở mô hình câu thơ này, nhưng chính kiểu câu thơ này đã cho phép tác giả có điểm tựa xuất phát để cảm xúc trước đời sống. Nếu kiểu câu thơ định nghĩa trước kia cuối cùng

114

cũng trở lại cái nhân đơn lẻ thì kiểu câu thơ sau này lại cho thấy cái tôi nhà thơ trở nên giàu

Một phần của tài liệu sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng (Trang 110 - 157)