6. Cấu trúc của luận án:
3.2.1. Quan niệm về hình ảnh thơ:
Từ “hình ảnh” xuất phát từ tiếng La tinh: Imago. Theo Perrine Galanđ từ Imago vốn được các nhà nghiên cứu hiểu không hoàn toàn giống nhau từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII và đến cả thế kỷ XIX. Để có điều kiện tìm hiểu vấn đề hình ảnh thơ, chúng tôi chỉ tiếp thu một cách xác định cơ bản về hình ảnh là từ “dùng đề chỉ định sự phục chế theo khuôn mẫu, một sự phục chế trung thực, rất giống bản gốc”. Trong sáng tạo thơ ca, “sự phục chế theo
94
khuôn mẫu” này được hiểu như sự sáng tạo lại, sự tạo hình trở lại từ một hiện tượng trong “đời sống khách quan và cái đó được gọi là hình ảnh thơ. Theo các nhà nghiên cứu văn học Mỹ: René Wellek và Austin Warrèn, trong Lý Luận Văn học, có thể thấy thơ ca có hai mặt quan trọng: mặt biểu thị của một cái gì đó thuộc tình cảm cá nhân và mặt biểu hiện có “hình hài”, “hình ảnh [228; 224]. Như vậy, việc biểu hiện hình hài, hình ảnh trở nên quan trọng đối với thơ ca. Trong hoạt động sáng tạo thơ ca,,việc tạo ra hình ảnh thơ này chỉ có thể thông qua phương tiện ngôn ngữ. Mà “Ngôn ngữ - Nguyễn Phan Cảnh nói - một cách cố hữu, đã có tính chất định danh rõ rệt. Mỗi từ trong khi mang một khái niệm đã có thể cho chúng ta một bức tranh riêng lẻ của hiện thực” [12; 31 - 32]. Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Ferdinand de Saussure đã từng dẫn chứng về “cái cây” và từ cây đã làm hiện lên hình ảnh một loài thực vật có cành, có lá được mọc lên từ đất. . . là điều cho thấy thêm về khả năng định danh, định hình của từ. Chính qua phương tiện ngôn ngữ, mà ở đây, trước hết là đơn vị từ, đã tham gia vào phương thức tạo hình trong hoạt động sáng tạo thơ ca. Tạo hình trong thơ thực chất là sáng tạo hình ảnh thơ, xây dựng lại những bức tranh đời sống bằng một cái nhìn cụ thể, làm cho ta có thể tri giác được sự gần gũi, giống nhau của những hình ảnh thơ ấy với các đối tượng trong đời sống hiện thực. Tất nhiên, khi một từ có thể cho một bức tranh riêng lẻ về hiện thực thì đến ngữ (cụm từ), câu, đoạn văn, văn bản. . . sẽ cho được nhiều bức tranh hiện thực hơn. Nói một cách rộng mở như J. p. Sartre là “toàn bộ ngôn ngữ là một tấm gương phản chiếu thế giới” [162; 19]. Việc đó trong ngôn ngữ học, gọi là
thao tác kết hợp. “có thể nói, ngôn ngữ, với thao tác kết hợp của mình, đã thể hiện một khả năng nói về đối tượng hết sức to lớn” [12; 32]. Chính nhờ khả năng nói về đối tượng này mà qua ngôn ngữ tạo hình của thơ ca, ta hình dung đượchình ảnh của hiện thực trong tất cả tính cụ thể và tầm rộng lớn của nó. Chế Lan Viên nói rằng: “Thơ là phải có hình ảnh. Có người đã nói: triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng hình ảnh” [106; 259]. Vậy, hình ảnh thơ, một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của nó, vì qua nó có thể thấy cách suy nghĩ có chọn lựa của người làm thơ khi phản ánh và biểu hiện về hiện thực. Tuy nhiên, mục đích của hình ảnh thơ trong tác phẩm thơ mới là vấn đề đáng nói. Đành rằng trong một tác phẩm thơ có khá nhiều yếu tố, nhưng phải nói hình ảnh thơ là yếu tố đến nhanh nhất với tri giác của người đọc. Việc sáng tạo hình ảnh thơ không phải vì mục đích tự thân, mà suy cho cùng là nhằm để biểu hiện cảm xúc, bày tỏ một tình cảm nhất định về hiện thực. Dĩ nhiên, qua những hình ảnh thơ cụ thể, người đọc cũng nhận ra đặc điểm trong sự sáng tạo của từng nhà thơ. Tìm hiểu sự chuyển biến về hình ảnh thơ của các nhà thơ mới
95
trong thơ ca cách mạng, ta sẽ gặp khá nhiều loại hình ảnh khác nhau, nhưng có lẽ nên tập trung vào các loại hình ảnh chủ yếu của từng tác giả, vì nó là loại gắn chặt với quan niệm thẩm mỹ, cá tính sáng tạo và hồn thơ của họ.