Sự chuyển biến từ cảm hứng về cái tôi cá nhân đến cảm hứng công dân:

Một phần của tài liệu sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng (Trang 46 - 70)

6. Cấu trúc của luận án:

2.2.1.Sự chuyển biến từ cảm hứng về cái tôi cá nhân đến cảm hứng công dân:

Văn học Việt Nam từ xưa cho đến trước khi Phong trào thơ mới xuất hiện, chưa bao giờ hiện rõ cái tôi cá nhân với đủ mọi khả năng và hàm nghĩa của từ này. Đến Thơ mới, có thể thấy cái tôi của các tác giả luôn tự ý thức mình là bản chất tinh thần, tự phân biệt với thể xác, thấy mình có thể phân thân, biến sinh, nhưng lại thống nhất, thấy mình có khả năng nội cảm hóa thế giới bên ngoài để tạo thành một thế giới chủ quan độc đáo. Tuy nhiên, cái tôi

45

này còn một sức năng sản mới mà “Thời đại chữ tôi” chưa có đủ điều kiện lịch sử - xã hội để giúp các nhà thơ thấy hết những giới hạn và cảm hứng của mình. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, sức năng sản của cái tôi ấy đã tìm thấy thêm những giới hạn cảm hứng, tự đánh thức ở mình nhiều cảm hứng mới mẻ trên cơ sở của một hiện thực đời sống khác trước.

Nếu trước kia, phần lớn các tác giả đều có cảm hứng một cách đa phương về cái tôi cá nhân từ sự khẳng định chính mình, thương cảm nỗi buồn sầu, cô đơn của thân phận, đắm mình vào yêu đương đến việc tìm về cái đẹp trong lịch sử cha ông hay bao cảnh đẹp của quê hương, đất nước thì giờ đây, các tác giả đều có cảm hứng về tổ quốc, về lý tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đây là cảm hứng chủ đạo, có tính thống nhất cao và rất nồng say trong tình cảm của các tác giả. Bên cạnh đó, còn có cảm hứng châm biếm, đả kích kẻ thù và cảm hứng về tình yêu đôi lứa. Đối với cảm hứng chủ đạo, có thể nói, tình cảm công dân

trong con người thi sĩ của họ là điều rất cốt lõi. Chính bằng tình cảm công dân của một dân tộc và thêm nữa, bằng tinh cảm và quan niệm nghệ thuật của các nhà thơ chuyên nghiệp, các tác giả sẽ chuyển hóa vào trong sáng tác của mình những cảm hứng về con người và thế giới. Đã có lúc người ta nói các “nhà thơ tiền chiến” đi theo cách mạng sẽ mất hết cảm hứng sáng tạo, sẽ bị cắt đứt mọi liên hệ với cuộc sống của con người. Thực tế hoạt động sáng tạo đạt một số thành tựu của các “nhà thơ tiền chiến” trong nền thơ ca cách mạng đã bác bỏ điều đó. Hà Minh Đức nói đúng:”Không bao lâu sau, các nhà thơ sẽ nhận rõ là có sự khác đi và đổi thay mà không có sự lìa bỏ” [46; 47]. Cũng cần nói thêm rằng, đối với các tác giả có quá trình chuyển biến đến cùng với cách mạng và nền nghệ thuật mới thì tình cảm công dân và tình cảm nghệ sĩ không hề mâu thuẫn nhau. Các tác giả, một mặt phải đáp ứng tình cảm công dân của mình đối với dân tộc, tổ quốc lúc lâm nguy cũng như khi kiến thiết, mặt khác, phải tự xác định vị thế cái tôi trữ tình của mình với tất cả thuộc tính và chức năng của nó trong sáng tạo nghệ thuật. Có như thế, các nhà thơ mới đủ tư thế và bản lĩnh để bước vào cuộc sống mà sáng tạo, mà hiểu biết như Chế LanViên nói: “Hiểu mình và hiểu người - Hiểu đời và hiểu Đảng - Tôi góp phần ánh sáng - Tôi làm chủ hồn tôi” (Ngoảnh lại mười lăm năm).

46

Nhớ lại những năm đầu của cuộc Cách mạng tháng Tám, nhiều nhà thơ mới đã chuyển biến cảm hứng khá kịp thời đối với tình yêu tổ quốc được hồi sinh và dân tộc được tự do độc lập. Trên tạp chí Tiên phong, Xuân Diệu ca ngợi Ngọn quốc kỳ (số 3, 6), Nguyễn Xuân Sanh viết Gửi các em nhi đồng năm thứ 2 cộng hòa dân chủ (số 11), Thâm Tâm viết về Mùa thu mới (số 15, 16,17), Vũ Hoàng Chương viết Ngày độc lập (số 24), Tế Hanh viết Tâm sự

(1946) động viên mình và bạn bè đi theo cách mạng. Nhưng những năm sau đó, khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, nhiều vấn đề sống còn của nhân dân và đất nước được đặt ra thì đội ngũ văn nghệ sĩ nói chung, trong đó có các nhà thơ mới bắt đầu có sự phân hóa, chọn lựa khác nhau. Dù vậy, quá trình chuyển biến của họ dần dần phát lộ những nguồn cảm hứng mới mẻ, dạt dào và những tâm hồn thơ có tầm vóc, nguồn cảm hứng ấy có thể mang ý nghĩa chung cho sự chuyển biến của các nhà thơ mới đi theo cách mạng.

Từ khi kẻ thù phá hoại hiệp định Giơnevơ làm đất nước bị chia cắt hai miền thì sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước vì lý tưởng độc lập, tự do của toàn dân tộc lần lượt xuất hiện trong thơ ca nhiều tác giả. Trước yêu cầu đấu tranh chống kẻ thù để thống nhất nước nhà, từ rất sớm, các nhà thơ đã khẳng định tính thống nhất của nước Việt Nam, chứ không hề có sự chia cắt nào. Sự thống nhất tổ quốc về địa lý, lịch sử cũng là sự thống nhất trong tình cảm tâm hồn như Xuân Diệu nói: “Đất nước trong tôi là một khối - Dòng sông Bến Hải chảy qua tim” (Nhớ quê Nam). Hướng về Nam, Xuân Diệu luôn “lắng nghe những phố hè trong ấy” không ngớt tấn công kẻ thù. Ông nghe “Tiếng gọi Bến Tre”, tiếng của đồng bào đi đấu tranh quyết liệt. Trong Thơ Thơ ngày trước, ông nói về “Người kỹ nữ” cực kỳ cô đơn, về những cung nữ bị giam kín, có “mấy thu công chúa mãi không chồng” (Kẻ đi đày - Gởi hương cho gió), về “Bao tự mặt sầu bi”, về “Ly cơ hình nhịp nhàng” (Nhị hồ- Thơ thơ). Còn ngày nay, ông nói đến Bà Má Năm Căn ở tận cùng mảnh đất phía Nam tổ quốc: “bền bỉ giữ sông và bám đất”, kiên lòng “Nuôi bộ đội từng bữa uống, bữa ăn”. Không chỉ một mình Bà Má Năm Căn mà còn “Những bà má Năm Căn làm ra đất nước” khác, ông cũng trân trọng ngợi ca. Khi kẻ thù ném bom Miền Bắc, nhân dân ta đánh trả quyết liệt, Xuân Diệu cũng kịp thời ngợi ca những tấm gương anh hùng của nhân dân (Từ Cao Lạng tới Vĩnh linh). Tất cả đó là những bài thơ tràn đầy cảm hứng thời sự. Hà Minh Đức xem Xuân Diệu “là nhà thơ thời sự trong ý nghĩa đẹp và tích cực của khái niệm này” [44; 397], có lẽ cũng vì thế. Nhưng có lẽ đẹp đẽ hơn cả là chính hình ảnh nhà thơ nhập cuộc trong thơ ông:

47

Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mổ hôi, cùng sôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao.

(Những đêm hành quân).

Vậy là không những bằng thơ ca của mình mà cả bằng chính cuộc đời mình, Xuân Diệu đã trực tiếp đấu tranh cho sự tồn vong của tổ quốc, cho sự nghiệp độc lập, tự do của toàn dân.

Nguyễn Bính, nhà thơ mới khá riêng biệt bởi thế giới nghệ thuật của thơ ông. Có nhiều

nhà thơ mới gắn bó với nông thôn Việt Nam, nhưng Nguyễn Bính mới chính là nhà thơ đặc trưng nhất của tình quê, chân quê và hồn quê đất Việt. ở cái thời kỳ mà văn hóa làng đang bị cuộc sống hàng hóa của đô thị xâm lăng thì sự níu giữ tha thiết của Nguyễn Bính trong thơ đối với những giá trị truyền thống đã kết tinh thành những vần thơ thấm thìa lòng người. Sự đời khi đã khác, dù chỉ là “Hồn cô cát bụi kinh thành” (Tình tôi) hay “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Chân quê) cũng khó lòng hồi qui nguyên vẹn. Những tháng ngày sống ở Thái Nguyên, cảm hứng trong thơ Nguyễn Bính lại hướng sự quan tâm đến số phận của con người tha hương: “Anh đi đấy, anh về đâu - Cánh buồm nâu... cánh buồm nâu... cánh buồm...” (Không đề). Khát vọng lên đường, ra đi của Thâm Tâm, Nguyễn Bính mà luận án có dịp nói đến ở phần quan điểm sáng tác trước 1945 có lẽ đã tìm ra con đường, tìm được không gian của cuộc hành trình ấy. Đó chính là việc Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, từ đó, cảm hứng sáng tạo thơ ca của ông đã thay đổi. Tình cảm trong tâm hồn ông ngày trước giăng mắc, tương tư với Cô lái đò, Cô hái mơ, Người hàng xóm...

với bao nhiêu thực và mộng, bao nhiêu nỗi đau của niềm hạnh phúc. Ông từng nói: “Lòng tôi rối những tơ đàn - Cao vời những ước đầy tràn những mơ” (Tâm hồn tôi). Tâm hồn thơ ấy đến mấy năm sau kháng chiến chống Pháp bùng nổ, tại Nam bộ, Nguyễn Bính đã tìm được cảm hứng sáng tác mới qua những vần thơ như quyết tâm thư: Xin hiến trọn cuộc đời tôi bé nhỏ - Cho cờ thiêng, cho áo ấm, cho người” (Con tằm). Trong thơ ông xưa chưa từng có hình ảnh những người lính anh hùng “Đánh đâu được đấy - Oai hùng biết mấy” như những người lính trong bài thơ có tiếng vang như Tiểu đoàn 307. Sống ở Đồng Tháp Mười

48

ông có điều kiện nhận thức và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân chống bọn thực dân xâm lược: “Lửa uất hận bùng sôi cùng máu đỏ - Mầm đấu tranh vút với sao vàng”. Vào thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước, Nguyễn Bính viết được những vần thơ xúc động về tình cảnh Bắc Nam chia cắt như: Đêm sao sáng, Chiếc nón, Xuân nhớ miền Nam...Như vậy, sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác trong thơ Nguyễn Bính là đi từ những tình cảm về riêng tư, về tình quê đến tình cảm đối với tình yêu tổ quốc và lý tưởng độc lập, tư do. vốn Nguyễn Bính có nhiều ước mơ từ trước 1945. Phải chăng khi ông đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp” ở Nam bộ, ông đã thấy được một trong những, ước mơ đã thành hiện thực: tình quê hương đã được nâng lên thành tình yêu đất nước?. Tuy chưa được phong phú và có nhiều thành công như những nhà thơ khác, nhưng sự chuyển biến về cảm hứng sáng tác trong thơ Nguyễn Bính có những đổi mới đáng ghi nhận.

Từ năm 1946, trên Tạp chí Tiên phong, Nguyễn Đình Lạp thấy Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ mới đã sớm cảm thấy cần phải thay đổi cả về tư tưởng cũng như nghệ thuật. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà thơ tựa hồ như “con nai vàng ngơ ngác” ấy bắt đầu có cảm hứng mới đối với tổ quốc và lý tưởng độc lập, tự do của toàn dân. Trong thơ Lưu Trọng Lư, nguồn cảm hứng này được thông qua tình cảm ngợi ca con người cụ thể, nhất là những người con gái, phụ nữ đang tham gia sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Tình yêu lứa đôi và hình ảnh các giai nhân vốn chiếm một vị trí đáng kể trong tập thơ Tiếng thu xuất bản năm 1939 của ông. Ngày nay, giới phái ấy vẫn tiếp tục xuất hiện trong thơ tác giả, nhưng không phải là những người con gái “trong khung cửa”, “ngồi quay tơ” hay “Chờ anh dưới gốc sim già nhé!- Em hái đưa anh đóa mộng đầu”, mà là o tiếp tế Thừa Thiên vừa đi tiếp tế băng “qua đồn địch”, vừa tranh thủ “học bình dân” để mở mang hiểu biết, là người phụ nữ có chồng đi kháng chiến vẫn luôn chu đáo việc gia đình, việc làng nước ở địa phương và đợi ngày trùng phùng, chiến thắng (Ngò cải đơm hoa). Năm 1941, Hoai Thanh từng nói Lưu Trọng Lư là con người mơ mộng, thường ngơ ngác giữa đời. Chính Lưu Trọng Lư cũng từng viết “mộng, mộng mà thôi! Mộng hão hờ” (Hôm qua). Do lặng chìm vào thế giới của mơ mộng, nên cảm hứng trong thơ ông xưa ít tính cụ thể, dù luôn thành thực. Tâm hồn ấy, ngày nay khá tỏ tường trong cảm xúc đối với người, với cảnh. Những năm chiến tranh, ông đến với sóng vỗ cửa Tùng mà nghe nỗi uất nghẹn của tình cảnh Bắc Nam chia cách, ông về quê hương Đồng Hới mà dằn lòng giữa niềm vui và nước mắt trước cảnh lửa đạn (Đồng Hới quê tôi). Ông cũng trân trọng ca ngợi những người phụ nữ anh hùng ở Miền Nam như các

49

chị Trần Thị Lý, Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị út, Nguyễn Thị Định. Đặc biệt với tác phẩm

Người con gái sông Gianh, Lưu Trọng Lư kể lại một câu chuyện đẹp đẽ, giàu tính lãng mạn về tình người, tình đồng chí trong chiến tranh của người con gái sông Gianh với một chiến sĩ hải quân. Sự chăm sóc ân cần của cô gái ấy là vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam thời chống Mỹ. Có thể việc nhìn cuộc sống kháng chiến của ông còn cũ trong cách cảm xúc, nhưng từ một tâm hồn thơ đắm mình trong “tình và mộng” mà viết được những vần thơ hiện thực, giàu cảm hứng ngợi ca như thế là điều đáng ghi nhận.

Nỗi lòng yêu nước thầm kín của Chế Lan Viên vốn ẩn hiện trong Điêu tàn từ trước 1945. Đến sau Cách mạng tháng Tám, ông gia nhập cách mạng, rồi tiếp tục tham gia kháng chiến. Cảm hứng về tổ quốc và lý tưởng độc lập, tự do xuất hiện trong thơ ông thông qua tình cảm ngợi ca, khâm phục đối với những người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng. Các bài thơ như Chào mừng, Nhớ lấy để trả thù, đúng như tiêu đề của nó là ngợi ca, tôn vinh cách mạng, là sự khắc cốt ghi tâm tội ác của giặc Pháp. Cảm hứng trong bài thơ Nhớ lấy để trả thù được khẳng định: “Bao giờ máu giặc đầy sông - Trắng xương quân giặc ngoài đồng mới thôi”, ở đất nước hơn một phần ba thế kỷ không nguôi lửa chiến trường, nhân dân không rời tay súng thì những người cầm bút luôn tập trung vào nhiệm vụ cứu nước là điều dễ hiểu. Thơ Chế Lan Viên những năm giặc Mỹ xâm lược Miền Bắc đã không ưu tiên cho cái “tinh - tế - cỏ - hoa” mà “tính đến triệu sinh mệnh con người và vạn khoảnh non sông”. Đối với ông, Yêu tổ quốc là điều không thể giấu - Nam đổ máu, Bắc lòng ta tiếp máu - Thịt xương ta ai có thể chia miền” (Con mắt Bạch Đằng - Con mắt Đống Đa). Đó là tình yêu tổ quốc của toàn dân tộc trong những năm chiến tranh. Cũng những năm chiến tranh, tình yêu ấy trong ông có khi dâng lên một cách nồng đậm:

Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như như chồng! Ôi! Tổ quốc! Nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

50

Lê Đình Kỵ nói Chế Lan Viên đã làm “một cuộc chuyển quân”, “tiến sát đến tuyến đầu của cuộc chiến đấu”. Nhà nghiên cứu cho rằng, trong thơ Chế Lan Viên, “Sự thay đổi không phải chỉ ở chủ đề mà ở ngay trong cảm hứng” [91; 334]. Đó là cảm hứng: “Ta đánh giặc là ta phải thắng giặc- cầmsông núi và làm nên thống nhất” (Con mắt Bạch Đằng - Con mắt Đống Đa). Khi Chế Lan Viên nói: “Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi” thì chắc cũng bao hàm cái than đau khổ của ông xưa. Ngày nay, Đảng bảo thơ phải trả lời những điều thiết thân của nhân sinh. Trước bom B52 của giặc Mỹ, ông “xác định rằng cuối cùng những đề tài về sống chết, mất còn của con người vẫn là cơ bản hơn các đề tài về buồn vui, sướng khổ” [215; 84]. Quan niệm như vậy, cảm hứng trong thơ Chế Lan Viên trở nên tập trung hơn đối với sự nghiệp chống Mỹ của toàn dân. Ông nói: “Ta đánh Mỹ không tính năm, tính tháng, tính ngày”, “Ta đánh trận này khôi phục lòng tin” (Thời sự hè 72 - Bình luận), ông quan niệm phải kiên trì: “Ta đánh dở thì cháu con đánh tiếp” (Suy nghĩ 66). Ông xác định: “Nhưng con đường ta đi là con đường duy nhất đúng” (Cái hầm chông giản dị), “Đánh Mỹ là cao cả của tình yêu” (Suy nghĩ 66). ông hào sảng nói: “Ai tạc chúng ta lúc này xin hãy tạc hờn căm - Có những lúc căm thù là hạnh phúc” (Phác thảo một trận đánh, một bài thơ diệt Mỹ). Đó là những câu thơ đanh, gọn, hàm súc, thẳng băng. Thơ Chế Lan Viên đánh địch đã

Một phần của tài liệu sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng (Trang 46 - 70)