6. Cấu trúc của luận án:
3.2.2. Sự chuyển biến về hình ảnh thơ trong thơ các tác giả:
Là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu, hình ảnh thơ trong thơ Xuân Diệu trước hết là những hình ảnh đậm màu sắc lãng mạn. Nhìn vào tiêu đề các bài thơ như: Cảm xúc, Huyền diệu, Tương tư, Nguyệt cầm, Trăng... đã thấy ngay tính chất lãng mạn. Loại hình ảnh này trong thơ ông có nhiều dạng. Trong Lời kỹ nữ, đó là hình ảnh đêm trăng sáng có yến tiệc trên trời, có trăng viễn xứ đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn, có hồn em triền miên trên sóng. Ở Đây mùa thu tới là hình ảnh những cô thiếu nữ tựa cửa nhìn xa. Ở Thơ Duyên là hình ảnh Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên -Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Trong bài
Trăng là hình ảnh hai người lặng lẽ bước trong thơ-Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ. Đây là loại hình ảnh giàu màu sắc, đẹp đẽ, hài hòa và tràn đầy tình cảm lãng mạn. Là người lãng mạn, có nhiều khao khát, ước mơ, nhưng Xuân Diệu vẫn cô đơn, bơ vơ. Nhằm biểu hiện nỗi cô đơn, bơ vơ ấy, ông lại dùng loại hình ảnh có tính chất ẩn dụ và tượng trưng. Loại hình ảnh này có thể tìm thấy qua hàng loạt cách nói như tôi là con chim, con nai, lòng ta là một cơn mưa lũ, Anh lại còn yêu bông lựu, bông trà... . Với hình ảnh loại này, Xuân Diệu cho thấy khát.vọng hóa thân của chính mình - một sự hóa thân đa dạng, nhưng vẫn thống nhất trong một cái tôi trữ tình. Tuy nhiên, loại hình ảnh thơ có ý nghĩa của Xuân Diệu trước 1945 là loại hình ảnh có sự tương ứng của các giác quan. Sở dĩ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong số các nhà thơ mới, vì thơ ông đầy tính hiện đại. Tính hiện đại này chính là sự thể hiện tính tương ứng giữa các giác quan (Correspondance des seris) theo quan niệm của Charles Baudelaire mà Xuân Diệu rất tâm đắc. Huyền Diệu được xem như bài thơ chính thức công bố quan niệm này của ông. Với quan niệm này, Xuân Diệu đã thể hiện được trong thơ sự tổng hòa các giác quan của thi nhân trước thế giới tự nhiên và tâm hồn. Trong thơ mình, ông đã tạo ra sự tương ứng lẫn nhau giữa những sự-vật vốn cách xa nhau, giữa những cảm xúc, cảm giác vốn không thấy rõ mối liên hệ giữa chúng... trở thành sự đáp ứng, tương ứng, hòa hợp với nhau. Do vậy, hình ảnh thơ ông thường đồng thời có cả các yếu tố thị giác, thính giác, khứu giác. Nhưng vốn là thi sĩ có tâm hồn náo nức, đắm say cuộc sống, muốn giao cảm với đời, nên hình ảnh thơ ông cũng luôn làm hiện lên đời sống nhân gian, gắn với “không gian trần thế” [191; 314] mà ở đó, chính con người bằng xương bằng thịt đang giao
96
tiếp, yêu đương sống động với nhau. Các loại hình ảnh thơ nói trên đây luôn luôn phù hợp với cảm xúc lãng mạn, yêu đời, yêu ngườicủa Xuân Diệu thời viết Thơ Thơ và Gởi hương cho gió. Đến sau 1945, do yêu cầu của nền thơ ca mới những loại hình ảnh này có sự chuyển biến, thay đổi, trong đó, có loại ít được dùng, có loại được tiếp tục sử dụng, nhưng nhìn chung đều được điều chỉnh để có sự phù hợp với các cảm xúc mới. Nếu trước kia, ông xây dựng những hình ảnh thơ đẹp, thơ mộng, lãng mạn về thế giới nhiều thanh âm, màu sắc, hương thơm như trong các bài Huyền diệu, Nhị hồ, Nguyệt cầm, Vội vàng, Đây mùa thu tới
thì ngày nay, ông tìm đến những hình ảnh hiện thực, bình dị, gắn với đời sống thường nhật của nhân dân. Ông nói cuộc đời vẫn đáng yêu đôi khi chỉ qua hình ảnh “Miếng ván chênh kêu giữa nhịp cầu” hay “Sân hè thóc trải liệng bồ câu” (Hương đời). Trong thơ ông, lần đầu tiên xuất hiện những hình ảnh thơ thực sự gần gũi của đời sống người dân lao động như các bài Bà cụ mù lòa, Tặng làng Còng. Ông ghi nhận được khá nhiều hình ảnh thơ chân chất như “Dân quân ăn mặc đủ màu quê - Nâu lẫn, chàm pha, đen trắng kề” (Ngọn Quốc kỳ)
hoặc “Bước vừa đặt xuống, dựng chòi lên - Phá sậy lau ra, ruộng cấy liền” (Hội nghị non sông). Loại hình ảnh thơ có tính hiện thực cụ thể này vẫn được Xuân Diệu tiếp tục sử dụng ở các thời kỳ về sau. Xem đời sống là cội nguồn của sáng tạo thơ ca, nên càng về sau, trong thơ ông còn có nhiều hình ảnh về đời sống, về con người lao động. Đọc thơ ông, có thể thấy “Dọc con đường nhỏ vạn cây xanh - Vun vút thân tơ óng mượt cành” (Rừng Quì Châu),
thấy “Sông Đà bóng núi in sông - Bờ cao vách đá xanh lồng sắc cây” (Ngược sông Đà) và có thể nhận ra nhiều hình ảnh như đồi mồi, san hô, cảnh chăn dê trên đảo Cô Tô giàu sức sống. Ta cũng gặp những hình ảnh của đời sống trong thơ ông mà chắc chắn phải nhiều dụng công mới tạo được ấn tượng như cảnh ở Mã Pí leng, chùm Cô Tô mười bảy đảo xanh... Rồi hình ảnh thơ về những con người như cụ Muỗi, Thầy giáo Phụng, bà má Năm Căn, Ông cụ trồng cây... , mỗi người một nét, đều cụ thể, hiện thực. Nói chung loại hình ảnh thơ này đều có tính chất tường thuật, tự sự. Hình ảnh thơ thời kỳ này cũng đã tiến thêm một bước: tươi sáng, sinh động hơn. Đây là loại hình ảnh thơ chiếm số lượng nhiều nhất trong thơ ông từ sau 1945. Bện cạnh đó, Xuân Diệu còn sử dụng loại hình ảnh tượng trưng mà trước kia ông từng dùng, nhưng đổi mới về hàm nghĩa. Đó là các hình ảnh thơ như: Gánh, Lệ, Cao, Gió, Mũi Cà Mau, Tạc theo hình ảnh cụ Hồ. Thực ra, loại hình ảnh thơ nào cũng đều mang lại.cảm xúc, chứa đựng cảm xúc, nhưng hình ảnh thơ trên đây, xét từ khi nó ra đời, có thể còn đòi hỏi thêm trong vấn đề tiếp nhận văn học ở bạn đọc. Đối với hình ảnh tượng trưng, thường khó cắt nghĩa chỉ bằng sự cố gắng của lý trí. Nó đòi hỏi sự thâm nhập,
97
cảm nhận, am hiểu thật sâu mới nắm bắt được những nghĩa lý của nó. Theo quản niệm này, những hình ảnh thơ có tính tượng trưng như: “Từng bước ta lên cao - Đảo tròn xây ông khói - Giáo vút tựa trên cao” (Cao), “Vạn gánh đầy tràn, gánh to, gánh nhỏ - Gánh như núi, gánh dồn như thác đổ” (Gánh), “Trái đất ba phần tư nước mắt - Đi như giọt lệ giữa không trung”
(Lệ)... thật khó được người đọc bình thường trong những năm tháng ấy hiểu được ngay. Trần Đình Sử cũng cho rằng một số hình ảnh tượng trưng trong thơ Xuân Diệu chưa được ấn tượng và đi vào cuộc sống [172; 331]. Có lẽ loại hình ảnh thơ thành công hơn cả của Xuân Diệu từ sau cách mạng là loại hình ảnh vừa mang tính hiện thực ở dạng không còn thô tháp vừa được phả vào tính triết lý mang ý vị chính trị [172; 331]. Chẳng hạn, đó là các bài thơ như: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non, Sự sống chẳng bao giờ chán nản, Quả sấu non trên cao. So với các loại hình ảnh thơ nói trên thì hình ảnh thơ trong những bài thơ này không hiện lên rõ ràng, nhưng dáng hình của đời sống hiện thực vẫn cứ hiện diện rõ nét. Đây là một hiện thực đã được gạn lọc, chọn lựa. Trong thực tế, phần hiện thực đời sống chứa trong loại hình ảnh thơ này như không cần thêm nữa, mà vẫn mang lại khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc. Chỉ tiếc rằng loại hình ảnh thơ này rất ít trong thơ Xuân Diệu. Riêng loại hình ảnh thơ có chứa sự tương ứng các giác quan như nói bên trên được tìm thấy ở bài thơ
Biển (1962). Có thể thấy nội dung cảm hứng và thi pháp của bài thơ như được viết từ trước 1945. Trong bài thơ, ta gặp sự hài hòa của ánh sáng, màu sắc, âm thanh và chính những yếu tố này đã góp phần làm hiện lên một tâm hồn thơ thật say sưa, dạt dào, khao khát cái tình cảm “Muốn hát mãi bên gánh - Một tình chung không hết”. Khao khát này quả không có gì khác với ý thơ ngày trước: “Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích” (Phải nói), dù đã cách xa nhau mấy mươi năm. Quả thực toàn bộ hình ảnh trong bài thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, bay bỗng. Ý kiến các nhà nghiên cứu nói Xuân Diệu vẫn nồng nàn, trẻ trung như đã nhắc ở các phần trên là đúng.
Những chuyển biến nói trên, cho thấy Xuân Diệu có phần đổi mới, phát triển trong việc sáng tạo hình ảnh thơ. Đáng ghi nhận nhất là loại hình ảnh thơ mang tính hiện thực, bình dị, vì nó chứng tỏ sự nỗ lực của ông trong việc tái hiện đời sống. Còn loại hình ảnh thơ vừa có tính hiện thực, vừa có tính triết lý, ý vị chính trị, tuy không nhiều, nhưng đạt được một số hình ảnh thơ đích đáng, có chất lượng. Trong khi đó, loại hình ảnh thơ mang tính tương ứng các giác quan, dù hấp dẫn, nhưng đường như chỉ phù hợp với đề tài đời tư.
98
Lửa thiêng, tập thơ có đến một nửa số bài thơ hay. Đối với những bài thơ hay ấy, từ Hoài Thanh đến các nhà nghiên cứu sau này đều thấy tâm hồn buồn ảo não của Huy Cận, đều thấy “nỗi khoắc khoải không gian”, sự giăng mắc với vũ trụ của hồn thơ ông. Nhưng,
hình ảnh thơ trong Lửa thiêng dường như chưa có ai chuyên chú phân tích. Thực ra cũng do mục đích cụ thể của việc nghiên cứu khác nhau, chứ hình ảnh thơ trong Lửa thiêng thuộc vào loại yếu tố dễ nhận thấy nhất. Đọc Lửa thiêng có thể thấy hình ảnh thơ của Huy Cận căn bản là hình ảnh thơ mang tính chất hiện thực, nhưng có nhiều loại khác nhau. Trước hết là loại hình ảnh hiện thực mang tính siêu nhiên nói về thiên đường, địa ngục, trời xưa, quá khứ cô liêu, xa ngái... như các bài thơ: Trình bày, Thân thể, Trống lên, Hồn xa, Thu rừng. Tiếp đến là loại hình ảnh hiện thực trần gian có tính chất tươi vui, sinh động thể hiện rõ lòng yêu đời của tác giả như các bài: Đi giữa đường thơm, Tình tự, Xuân, Học sinh, Tựu trường, Áo trắng: Loại hình ảnh cuối cùng và cũng chiếm số lượng nhiều nhất là loại hình ảnh hiện thực có tính chất u hoài, rời rạc, buồn man mác, vừa gần gũi, vừa xa vắng như các bài thơ nổi tiếng: Tràng giang, Ngậm ngùi, Buồn đêm mưa, Dấu chân trên đường, Đẹp xưa, Chiều xưa, Thuyền đi, Nhạc sầu, Nhớ hờ. Nét chung nhất của các loại hình ảnh thơ này là nó luôn cho thấy đặc điểm lắng nghe, cảm nhận của nhà thơ đối với tạo vật, thế giới. Cũng do vậy, hình ảnh thơ trong Lửa thiêng luôn gắn với các không gian cụ thể, điều đã góp phần để Xuân Diệu gọi Huy Cận là nhà thơ “thiên nhiên”, luôn “ ở trong không gian”. Bằng những hình ảnh thơ hiện thực trên đây, Huy Cận đã có thêm một hình thức nghệ thuật riêng để tự biểu hiện ngọn “Lửa thiêng” trong tâm hồn giàu có tình nhân hậu, biết suy tư, trăn trở đối với nhân thế của mình. Đến sau cách mạng, sự chuyển biến trong sự sáng tạo hình ảnh thơ ở Huy Cận hầu như không có biến động lớn, mà căn bản vẫn là phát triển loại hình ảnh thơ hiện thực, nhưng đổi mới nhiều về màu sắc, tính chất và cơ sở xuất phát. Đọc những sáng tác đáng kể nhất của Huy Cận từ sau 1945, có thể thấy sự chuyển biến về loại hình ảnh thơ hiện thực tươi vui, sinh động có những thay đổi đáng chú ý. Nếu trước kia, loại hình ảnh này chỉ nói về hai người yêu mến nhau như cảnh đi dạo giữa đường thơm, “chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng - Người cùng tôi đi giữa đường rải nắng” (Đi giữa đường thơm) hoặc cảnh đón nhau về thắm thiết: “Anh đã về, em nghe dưới chân vang - Hoa lá nở với chuông rền giọng thắm” (Tình tự) thì ngày nay, hình ảnh thơ hiện thực đã là cảnh tượng bao dáng hình con người đang lao động, xây dựng đất nước với một không khí sôi nổi, vui tươi và hữu ích cho nhân sinh bội phần. Đó là hình ảnh cánh đồng Ba Vì được mùa, hình ảnh “Trái xoan khuôn mặt, búp tay đầy” của Cô đội trưởng pháo dân quân thổi sáo hay ở vùng biển
99
An Thụy, hình ảnh “Em bé thuyền ai ra dỡn nước - Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm”, hình ảnh lao động say mê của Tám chàng thợ mộc, hình ảnh “Anh thợ gốm ngồi xoay - Đất mịn nhào với nạng - Hình đẹp nở trong tay”... . Với sự phong phú những hình ảnh hiện thực sinh động này, rõ ràng cảm xúc của Huy Cận đã được mở rộng theo hướng gắn bó với cuộc sống đang xây dựng. Trước kia, khi muốn chối từ sự sống hoặc mơ ước quay về quá khứ xa xưa, ông hay dùng hình ảnh siêu nhiên như thiên đường, địa ngục hay trời xưa hoặc “một trời thu rộng mấy hàng cây cao”, nhưng ngày nay, ông đối diện với cuộc đời, đi vào lòng cuộc sống, từ đó,xây dựng được những hình ảnh thơ cụ thể từ đời sống trần gian với nhiều vận động tinh vi của đất trời, tạo vật mà ông có thể cảm nhận và lắng nghe được. Có thể đó là hình ảnh bùn đất “vừa nạo dưới ao “sâu”, là “Ngô non dát ngọc bờ sông tạnh - Ruộng lót phù sa lúa mỡ màng” (Ngày sáng dần lên), là hình ảnh “khoai lang tốt rễ bò ra bến - Gió đẩy thuyền lên rướn cánh nâu” (Bến Trung Hà). Rõ ràng tạo vật, cảnh sắc liên đới, hô ứng lẫn nhau, chứ không phải như cảnh vật rời rạc, chia ly kiểu “nắng xuống, trời lên” hay “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Cùng với hình ảnh thơ về sự sống, tạo vật khá tươi tắn, rõ nét ấy, Huy dận vẫn luôn giữ gìn và phát triển loại hình ảnh cũng có tính hiện thực, nhưng không rõ nét, có phần trừu tượng mà ông ham thích cả đời thơ. Đó có thể là loại hình ảnh nhiều nghĩa lý nhưng mơ hồ như “Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời”, “Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la”, “Những bước mất đi trong thớ gỗ” (Các vị La hán chùa Tây Phương). Đó cũng có thể là loại hình ảnh mang tính so sánh với các thiên hà trong vũ trụ kiểu “Hai ta đôi hạt giữa nghìn đôi” (Anh viết bài thơ). Và đó cũng có thể là loại hình ảnh không thấy rõ, nhưng có thể nghe: “Nghe ran trong đá bờ xưa cũ - Những hạt thời gian như cát tơi” (Trời sao trên biển).
Bên cạnh những hình ảnh hiện thực khác nhau nói trên, ta cũng gặp loại hình ảnh thơ có tính chất tượng trưng, khái quát. Loại này trong Lửa thiêng không thật rõ. Ngày nay, nó là một hình thức mới nhằm diễn tả những cảm xúc khái quát của Huy Cận về cuộc sống, về dân tộc và thời đại. Chẳng hạn, hình ảnh dân tộc trong lịch sử “Lưng đeo, gươm tay mềm mại bút hoa - sống yêu thương và nhân ái, chan hòa” (Đi trên mảnh đất này), hay hình ảnh đất nước trong chiến đấu, xây dựng: “Súng vẫn rền vang, bay vẫn xây - Cuộc đời ta dựng hai bề dày”
(Ngày sáng dần lên) hoặc hình ảnh cuộc đời chung phát triển đã trở thành niềm vui cho từng cuộc đời riêng: “Mây phồng buồn bạc xa xa - Ngày lên gió mới, lòng ta tặng mình” (Buổi sáng hôm nay). Trong số những hình ảnh thơ Huy Cận sáng tạo sau 1945, có lẽ loại hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn là loại được nhiều bạn đọc ưa thích nhất. Tiêu biểu cho loại này là bài Đoàn thuyền đánh cá. Có thể thấy rằng trong bảy khổ thơ của bài thơ nổi tiếng
100
này, tuy đậm nhạt khác nhau, nhưng ở khổ nào cũng có hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn. Chính Huy Cận cũng xác định điều này: “Bài thơ cũng là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn” [44; 357]. Dường như với loại hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn kiểu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận mới biểu hiện gần như toàn vẹn và tài hoa hồn thơ đằm