Sự chuyển biến về phương diện ngôn ngữ:

Một phần của tài liệu sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng (Trang 108 - 110)

6. Cấu trúc của luận án:

3.3.Sự chuyển biến về phương diện ngôn ngữ:

3.3.1.Quan niệm về ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ thơ ca:

Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sáng tạo văn chương. Gorki nói “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và- cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. Không có ngôn ngữ, văn học không thể nào tồn tại. Trong một tác phẩm văn học cụ thể, toàn bộ những yếu tố thuộc nội dung và hình thức như cảm xúc, tư tưởng, chủ đề, hình tượng, đề tài, kết cấu, tiết tấu, giọng điệu... đều phải thông

107

qua ngôn ngữ, nương dựa vào ngôn ngữ. “Sức mạnh kỳ diệu của ngôn ngữ đã đưa lại cho văn học những khả năng rất to lớn, rất rộng rãi trong việc thể hiện thực tại” [42; 169]. Trong

Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, F. de Saussure có phân biệt hai bộ phận: ngôn ngữ và lời nói. Đối với ngôn ngữ, nhà khoa học xem là bộ phận xã hội trong hoạt động ngôn ngữ, tồn tại bên ngoài cá nhân. Cá nhân phải tập làm quen, tập sử dụng với kiểu hoạt động đã được qui ước của một cộng đồng. Còn lời nói, theo phân tích của Nguyễn Văn Hạnh, là

tiếng nói hay ngôn từ là bộ phận có tính chất cá nhân, do ý chí và trí tuệ chi phối. Theo quan niệm này, thì sự sáng tạo chỉ có thể xảy ra trong phạm vi lời nói, phạm vi ngôn từ của cá nhân [60; 131]: Sử dụng quan niệm của F.de Saussure và sự phân tích của Nguyễn Văn Hạnh để tìm hiểu ngôn ngữ thơ ca sẽ hợp lý, vì ngôn ngữ thơ ca là bộ phận có tính chất cá nhân, là những lời nói- viết luôn mang ý định nghệ thuật, ý nghĩa thẩm mỹ và in đậm tính tự biểu hiện của cái tôi cá nhân người sáng tác. Tuy nhiên, ngôn ngữ thơ ca vốn là loại ngôn ngữ kỳ lạ, đặc biệt. Phan Ngọc nói “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này” [136; 30-31] cũng chính là nói đến sự kỳ lạ, đặc biệt của ngôn ngữ trong thơ. Lê Ngọc Trà ví lời nói thường như bước đi hằng ngày, còn lời thơ như bước đi trong điệu múa [195; 105] lại là cách nói dễ hình dung về ý nghĩa và tác dụng của sự sử dụng ngôn ngữ trong thơ. Cũng đã có nhiều ý kiến xác định ngôn ngữ thơ có các dấu hiệu, đặc điểm như sự tràn đầy cảm xúc, giàu có nhạc tính, vần điệu, tính tạo hình và biểu cảm, tính hàm súc, nhiều nghĩa, thậm chí có khi “mơ hồ”, “khó hiểu”... . sở dĩ có sự phong phú những đặc điểm này, vì ngôn từ là ngôn ngữ trong hành động, là sản phẩm sáng tạo riêng của nhà thơ. Theo Roman Jakobson, ý nghĩa đầu tiên của thuật ngữ thơ ca tiếng Hy Lạp cổ đại là “sự sáng tạo” và trong truyền thống Trung Hoa cổ xưa, Shih (thi), “thơ ca, nghệ thuật ngôn từ” và Chil (thi) “Mục đích, kết cục”, là hai từ và hai khái niệm gắn bó với nhau rất chặt chẽ” [149; 15]. Chính sự sáng tạo mục đích này đã khiến người làm thơ có ý thức hơn trong việc tự biểu hiện mình mà ngôn từ như là phương tiện, chất liệu trực tiếp chuyên chở các nội dung cảm hứng. Ngoài ra, còn phải xem xét các thao tác, đặc điểm khu biệt của ngôn từ thơ ca mà ngôn ngữ văn xuôi không quan tâm như: Sự lặp lại từ tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ, các cách chọn lựa và kết hợp (hệ chọn lựa, hệ kết hợp). Từ đó, các biện pháp tu từ, từ điệp âm đến ẩn dụ, nhân hóa, so sánh và cả các hình thức song song, đồng đẳng, chồng lên nhau của văn bản thơ xuất hiện.

108

Tất cả những đặc điểm nói trên không phải được các nhà thơ mới đi theo cách mạng đều làm chủ và sáng tạo như nhau. Vì vậy, khi tìm hiểu sự chuyển biến về ngôn từ thơ ca của các tác giả sẽ khó tránh khỏi tình trạng không đồng đều giữa các tác giả qua từng vấn đề. Sự chuyển biến về ngôn từ của các tác giả có nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng luận án chỉ chọn tìm hiểu ba vấn đề được xem là có ý nghĩa nhất: Hệ từ vựng và phương thức sử dụng, kiểu câu thơ, nhịp điệu thơ.

Một phần của tài liệu sự chuyển biến của một số tác giả thơ mới trong thơ ca cách mạng (Trang 108 - 110)