6. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.11. Tăng cường liên kết với các tỉnh và vùng lân cận
Việc tăng cường liên kết với các tỉnh và vùng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong phát triển du lịch bền vững. Bởi lẽ sẽ có sự trùng lắp trong khâu thiết kế, tổ chức tour với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ làm cho du khách cảm thấy nhàm chán và không còn cảm thấy thú vị trong chuyến đi. Sự liên kết sẽ giữa các hãng lữ hành trong và ngoài tỉnh, rộng hơn là vùng sẽ giúp kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức tiêu xài của du khách nhằm tăng thêm doanh thu cho ngành du lịch. Đồng thời sẽ tránh được sự trùng lắp trong các hoạt động, tạo được sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm thương hiệu của tỉnh.
Nếu Cần Thơ có thế mạnh sông nước, cây trái miệt vườn, Kiên Giang có thế mạnh du
lịch biển đảo, Cà Mau có thế mạnh hệ sinh thái rừng ngập mặn thì vấn đề là làm sao liên kết
các điểm này với nhau để tạo nên ưu thế chung của vùng, tăng tính hấp dẫn cho du khách.
Chẳng hạn, du khách có thể thăm thú vườn trái cây ở Cần Thơ rồi xuống Cà Mau trải
nghiệm cuộc sống của hệ sinh thái rừng ngập, đặt chân lên mũi đất cực nam của tổ quốc
trước khi bay ra Phú Quốc tận hưởng bãi biển đẹp nhất thế giới và các dịch vụ cao cấp tại đảo du lịch này.
Hoạt động liên kết này phải thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động
để đảm bảo cho ngành du lịch được phát triển bền vững. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả
cao nhất trong sự phối hợp ấy thì điều quan trọng phải quan tâm đến là đội ngũ nhân viên
hoạt động trong ngành du lịch mà nhất là các nhà quản lý, điều hành. Một lực lượng lao
động với trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị hiếu của khách theo từng thời điểm là một
trong những nhân tố tạo nên sự thành công lớn cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, việc trang
bị cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại là động lực để cho sự liên