Định hướng quy hoạch kiến trúc cho du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 96 - 97)

6. Những đóng góp mới của luận văn

3.2.4. Định hướng quy hoạch kiến trúc cho du lịch

Mục tiêu của quy hoạch kiến trúc cho du lịch là góp phần bảo tồn và nâng cao giá trị

tiềm năng du lịch của tỉnh. Việc xây dựng các công trình du lịch cần hài hoà với cảnh quan,

không phá vỡ các giá trị tự nhiên, không vi phạm vào các điểm sử dụng cho mục đích quốc

phòng, đảm bảo an ninh quốc gia, hạn chế tối đa việc di chuyển dân cư, tuân thủ các định hướng quy hoạch tổng thể về kinh tế – xã hội của tỉnh. Khai thác tối đa các lợi thế về cảnh

quan tự nhiên, các giá trị văn hoá ở khu vực, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi

trường. Việc thiết kế xây dựng cơ sở lưu trú tránh lặp lại những kiến trúc đã có ở từng khu

du lịch nhằm tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn đối với hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh.

Dãy rừng ngập mặn ven biển cần được bảo tồn và trồng mới để đảm bảo cho vấn đề

môi sinh, giữ đất. Phòng chống được phần nào tác động biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi

trường. Vì vậy tránh xây dựng các công trình du lịch lấn chiếm làm suy giảm diện tích rừng

ngập mặn ven biển này. Các lều, quán dịch vụ hỗ trợ du lịch không nên quá lạm dụng vị trí

địa lý thuận lợi để du khách có thể ngắm cảnh mà chặt phá các cây rừng xây dựng thành các khu ăn uống.

Những công trình kiến trúc xây dựng phải quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của nó đến các tài nguyên du lịch. Tránh phá vỡ kiến trúc thuần túy xưa nay ở một số điểm du lịch như các sân chim vì có thể kiến trúc thay đổi quá nhiều làm mất đi tính tự nhiên, hoang dã; tính nhân tạo tăng lên làm phá vỡ thói quen của các bầy chim có thể sẽ làm gảm số lượng và tính đa dạng loài.

Các công trình xây dựng ở các khu vui chơi giải trí ngoài tính hiện đại, đảm bảo an toàn cho du khách cần có không gian rộng rãi và có hệ thống cây xanh tạo bóng mát. Lối kiến trúc và số tầng khác nhau phải phù hợp với sức chịu lún của từng khu vực. Cà Mau là

vùng đất thấp và có nhiều vùng trũng, địa chất yếu nên mặt nền hoặc cầu dẫn các công trình phải được thiết kế thật kiên cố và cao để tránh hiện tượng ngập lụt ở những vùng gần các cửa sông lớn.

Các tuyến đường sá được mở ngày càng nhiều để đáp ứng sự nhanh chóng, tiện lợi cho du khách khi thực hiện chuyến tham quan. Tuy nhiên, cần quan tâm đến sự sinh tồn của giới sinh vật đặc biệt là các tuyến được mở để phục vụ du khách trong rừng U Minh Hạ. Nếu các cấp quản lý còn bỏ ngõ thì có thể trong tương lai gần sẽ mất đi các loài sinh vật đã từng sinh sống trong rừng bởi tiếng ồn của các phương tiện và sự náo nhiệt từ phía du khách.

Các khu nhà nghỉ tại tỉnh Cà Mau với số lượng tương đối đã đáp ứng được phần nào

nhu cầu của du khách. Tuy vậy, các công trình nhà hàng, khách sạn với lối kiến trúc sang

trọng, không gian thoáng đãng để du khách có cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên thì còn rất ít. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao chưa nhiều và đa số là thấp tầng. Trong tương lai để thu hút sự quan tâm của du khách Cà Mau cần đầu tư hơn nữa các công trình này theo lối kiến trúc sang trọng, hiện đại, cao tầng. Tuy nhiên, ở gần các khu, điểm du lịch thì các nhà hàng, khách sạn không nên xây quá cao tầng, hoặc có hướng che khuất tầm nhìn của du khách.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)