Phát triển du lịch bềnvững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 29 - 34)

6. Những đóng góp mới của luận văn

1.5.2. Phát triển du lịch bềnvững ở Việt Nam

1.5.2.1. Tình hình phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

Việt Nam là đất nước nằm ở khu vực Đông Nam Á có lãnh thổ rộng 329.560 km2, dân số đông tới hơn 80 triệu người và có một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Vẻ đẹp độc đáo và sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên, giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học của một số khu rừng nguyên thuỷ nhiệt đới còn tồn tại một số vùng, truyền thống lịch sử chống ngoại xâm hào hùng, nền văn hoá phong phú và đặc sắc, sự cởi mở và hiếu khách của người Việt Nam đã tạo nên những hấp dẫn to lớn đối với các du khách nước ngoài nhất là khách du lịch phương Tây muốn đi du ngoạn những miền đất xa xôi ở các nước đang phát triển để được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ còn sót lại và tìm hiểu những nét độc đáo về văn hoá của người dân bản địa.

Mặc dù có những tiềm năng to lớn như vậy, nhưng trong một thời gian dài trước khi tiến hành các cải cách kinh tế (trước 1986) có rất ít khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Năm 1981 chỉ có 4.134 du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam. Tình hình đã thay đổi một cách rõ rệt kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và tiến hành các cải cách kinh tế sâu rộng theo định hướng thị trường. Những cải cách kinh tế đã tạo ra cho du lịch một cơ hội mới để phát triển. Khách du lịch và doanh thu du lịch tăng nhanh: khách quốc tế từ 250 ngàn lượt (năm 1990) lên 2,9 triệu lượt (năm 2004), tăng hơn 10 lần, khách nội địa từ 1 triệu lượt lên 14 triệu lượt, tăng 14 lần. Thu nhập từ du lịch tăng trung bình 11,6%/năm từ 2.240 tỷ đồng năm 1991 lên 26.000 tỷ đồng năm 2004, tương đương 1,7 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Du lịch phát triển tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động xã hội, góp phần tăng thu nhập dân cư, thực hiện xoá đói giảm nghèo đối với nhiều địa phương trong nước. Hoạt động du lịch đã thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia. Du lịch phát triển đã góp phần quảng bá về đất nước con người, sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, đặc biệt là sau vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, tình hình chính trị thế giới trở nên phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch trên toàn thế giới.

Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch bệnh SARS và cúm gà bùng phát ở nhiều quốc gia, lãnh thổ trong đó có Việt Nam, thảm hoạ sóng thần ngày 26/12/2004 gây thiệt hại lớn cho nhiều nước ở Nam Á, Đông Nam Á, tình hình giá xăng dầu thế giới leo thang làm cho giá cả nhiều mặt hàng gia tăng,… ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu trong đó có Việt Nam.

Kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi và phát triển trong năm 2004 tạo điều kiện cho ngành du lịch toàn cầu có bước phát triển mới. Các nước trong khu vực đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch, tập trung dùng du lịch làm động lực thúc đẩy kinh tế, có cơ chế chính sách hấp dẫn và rất linh hoạt để tạo điều kiện cho phát triển du lịch, phát huy lợi thế trong cạnh tranh quốc tế đặt du lịch nước ta vào thế cạnh tranh gay gắt. [15], [17].

Ngày nay ngành du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch nước ta mới đạt 1.350 tỷ

đồng thì đến năm 2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần.Lượng khách du lịch quốc tế cũng tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20 lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008. Số lượng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, bình quân

giai đoạn 2000 - 2008, trên 30.000 người/năm. Năm 2012 lượng khách quốc tế đến Việt

Nam là 6.847.678 lượt, tăng 13,86% so với năm 2011.

1.5.2.2. Những dấu hiệu phát triển thiếu bền vững

Trong giai đoạn 1986 – 1995 nhờ có cải cách kinh tế du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, từ sau 1996 đã xuất hiện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. So với năm 1996 số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 1997 đã giảm sút. Do tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong năm 1998 đã giảm đi 8 – 10 % so với năm trước. Điều đáng chú ý là 63% khách du lịch quốc tế đã rời Việt Nam sớm hơn so với kế hoạch và phần lớn trong số họ (80%) đã nói rằng họ không muốn quay trở lại thăm Việt Nam một lần nữa. Nhiều khách sạn và nhà khách ở các trung tâm du lịch lớn đã lâm vào hoàn cảnh khó khăn do thiếu vắng khách du lịch quốc tế. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 1997 đã tràn ngập hiện tượng “thừa phòng, thiếu khách” và tỉ lệ phòng cho thuê trong tổng số phòng hiện có của các khách sạn giảm mạnh, từ khoảng 80% trong khoảng thời gian 1992 – 1994 xuống còn 64% năm 1996 và thậm chí chỉ còn 55% trong đầu năm 1999. Từ 1997 đã xuất hiện một tình hình đáng buồn là đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lĩnh vực du lịch sau giai đoạn tăng rất mạnh (1986 - 1996) đã giảm đáng kể.

Các dòng du lịch tập trung quá mức vào các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, trong khi đó du lịch ở nhiều vùng xa vùng sâu, nơi có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái thì chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chêch lệch giữa các vùng và các khu vực trong việc phát triển du lịch ngày càng trở nên sâu sắc. Việc xây dựng một cách bừa bãi và không có kế hoạch, sự gia tăng rác và các loại phế thải, sự phá huỷ san hô làm vật liệu xây dựng đã làm giảm sút chất lượng môi trường du lịch. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về môi trường đã cho rằng các trung tâm du lịch biển của Việt Nam, nơi tập trung tới 80% các hoạt động du lịch và nghỉ ngơi của Việt Nam, hiện đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm dầu, kim loại nặng cũng như chất thải hữu cơ chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, vận tải biển và khai thác dầu gây ra. Sự ô nhiễm nước biển đã tác động xấu cho các hệ sinh thái có giá trị cao như hệ

sinh thái rừng ngập mặn ở các vùng sình lầy ven biển và hệ sinh thái san hô. Nhiều người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vì quá tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt đã khai thác không hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch của địa phương. Tại một số nơi du lịch, văn hoá độc đáo của người dân địa phương ít nhiều đã bị tổn hại, khi vùng xa xôi này đột ngột mở cửa cho khách du lịch nước ngoài tới thăm mà không có sự chuẩn bị đầy đủ đến mức cần thiết. Có thể xem việc suy giảm tính thuần chất vốn có của chợ Tình ở Sa Pa do phải phục vụ cho các nhu cầu của khách nước ngoài là một bằng chứng rõ rệt về điều này.

Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch Việt Nam chưa phát triển đủ sức và rộng như Thái Lan để có thể thấy ra rằng những tác động về mặt xã hội bị xáo trộn. Dịch vụ mua sắm cũng chưa đủ thu hút để tạo ra "thảm họa môi trường" túi ni-long,… Tuy nhiên, các vấn đề về môi trường và cảnh quan đã có thể là hồi chuông cảnh báo. Bây giờ khó tìm được ở Việt Nam một bờ biển hoang sơ, khi các bãi biển đẹp đã bị những nhà hàng, khách sạn băm nát. Không chỉ cảnh quan bị phá vỡ mà những bất cập trong quản lý cũng khiến mơi trường ở những khu vực này bị ô nhiễm. Trước đây, rừng dừa ven biển Mũi Né rất đẹp, đó là rừng dừa đẹp nhất Việt Nam, thì nay đã bị phá gần như hoàn toàn để lấy đất cho khách sạn. Trong khi đáng lý nó phải được bảo tồn để phục vụ du lịch. Một trong những tiêu chí cho biết đâu là một bãi biển đẹp chính là tầm nhìn. Nhưng khắp các bãi biển ở nước ta, tầm nhìn đều bị che khuất bởi xây dựng. Chẳng hạn như Mũi Né, Vũng Tàu, các bãi biển ở Quảng Nam,… Du khách nước ngoài đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề ô nhiễm môi trường ở vịnh Hạ Long khi nơi đây tận thu khai thác du lịch. Váng dầu từ du thuyền, nhất là rác thải, chai lọ, túi ni-long trong vịnh,… đến nay vẫn chưa được xử lý bài bản để hạn chế. Sông Dương Đông ở Phú Quốc cũng rất nhiều rác. Ở vịnh Nha Trang, dịch vụ đi tàu ra đảo ngắm san hô ít nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường. Các bản người dân tộc ở Sapa đang bị bê tông hóa để tiện phục vụ du khách, mất đi bản sắc vốn đã tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Tình trạng này cũng giống ở Hội An, khi ngày càng nhiều người dân ở địa phương khác đến đây mua nhà để làm du lịch. Do đó góp phần đánh mất bản sắc của cư dân bản địa. Nhưng du lịch làm cho xấu đi nhanh nhất có lẽ là ở Đà Lạt. Rất nhiều thắng cảnh ở đây đến nay không còn do chịu sự tác động của con người,… Nhiều người nghĩ làm du lịch ở ta dễ quá, nên làm một cách manh mún, chủ yếu "ăn" vào thiên nhiên, nên không có tính bền vững.

Đi cùng với phát triển du lịch là những trả giá về cảnh quan môi trường, xã hội, nhưng vấn đề chúng ta phải biết cách hạn chế những trả giá đó. Theo các doanh nghiệp lữ

hành, để tránh phải trả giá nặng nề, họ cần có chính sách để thực thi cho phù hợp. Chẳng hạn, vấn đề sử dụng bao ni-long ra sao; tuân thủ quy định môi trường du lịch biển như thế nào,… Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng cần phải rà sót lại tất cả những quy hoạch hiện nay để có điều chỉnh hợp lý. [15].

Tóm tắt chương 1

Phát triển bền vững là một xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực. Du lịch bền vững là một bộ phận của phát triển bền vững. Trên thực tế cho thấy chúng ta không chỉ nghĩ, làm, phục vụ cho đời sống hiện tại để được thỏa mãn tất cả các nhu cầu, hưởng được những lợi ích to lớn nhất mà quên đi tương lai con cháu chúng ta có còn tài nguyên để khai thác, có được thụ hưởng những gì tốt đẹp hay phải gánh lấy những hậu quả mà chúng ta đã để lại. Chính vì vậy, phát triển bền vững trở thành một thông điệp vô cùng quý giá kêu gọi mỗi chúng ta dù đang hoạt động ở bất kỳ vị trí nào, ngành nào cũng cần quan tâm đến lợi ích cho cả hiện tại và tương lai. Riêng phát triển du lịch bền vững tuy còn khá mới mẻ nhưng nó có một giá trị khoa học và thực tiễn rất lớn vì con người ngày nay rất quan tâm đến nhu cầu hưởng thụ, khám phá cảnh quan thế giới, ngoài mục đích du lịch để vui chơi, xả Stress còn vì lợi ích sức khỏe hay công việc thông qua nhiều loại hình du lịch. Vì vậy phát triển du lịch bền vững là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển ngành công nghiệp không khói này ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước xu thế chung ấy cùng với những bất cập mà ngành du lịch Cà Mau trong những năm qua đã mắc phải thì việc phát triển bền vững ngành du lịch là một mục tiêu mà tỉnh cần hướng đến.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)