Tình hình phát triển du lịch bềnvững trên thế giới

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 26 - 29)

6. Những đóng góp mới của luận văn

1.5.1. Tình hình phát triển du lịch bềnvững trên thế giới

1.5.1.1. Những kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững ở một số nước trên thế giới.

Triển khai “Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về môi trường”, cùng với việc công bố rộng rãi tới các Chính phủ, ngành du lịch toàn cầu, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí, Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới và Hội đồng Trái đất đã tiến hành hàng loạt các buổi hội thảo khu vực nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn để chương trình có thể áp dụng triển khai rộng rãi trên khắp thế giới.

Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã xây dựng và ban hành những chính sách, chiến lược về phát triển du lịch bền vững để đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai lâu dài của ngành du lịch. Những cam kết của các Chính phủ các nước về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững đã khẳng định mối quan tâm cao của các nước đến vấn đề môi trường, tài nguyên và sự sống còn của ngành du lịch.

Tại Ecuado, dự án Du lịch Sinh thái bản địa ở Ryo Blanco đã có biện pháp để giảm bớt mật độ xây dựng nhà trọ tại khu vực trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa khách du lịch và người dân địa phương. Các điểm đón khách ở đây xây dựng cách trung tâm cộng đồng khoảng 1 km.

Tại Senegan, dự án Du lịch Nông thôn tổng hợp Hạ Casamance lại chú ý đến vấn đề hạn chế công suất phục vụ của nhà trọ, “khống chế công suất được đón tối đa 20-40 khách/lần và chỉ được xây dựng ở các làng có dân số bằng hoặc lớn hơn 1000 người” chứ không cho phép tăng công suất các nhà trọ cũ.

Các nhà trọ và các khu du lịch ở Nepal được Nhà nước “cho vay ưu đãi để xây dựng các nhà vệ sinh sạch sẽ”. Các điểm thu rác được bố trí hợp lý và có chỉ dẫn cụ thể. Các chủ nhà nghỉ đã được dự án hỗ trợ về tài chính như cấp vốn vay với lãi suất thấp và kỹ thuật để quản lý và xử lý các chất thải rắn này một cách thích hợp. Trong dự án ACAP của Nepal, nhiều chương trình giáo dục đã được xây dựng và nhân rộng để nâng cao nhận thức cho du khách. Người ta đã thông tin về “điều cần và những điều không nên làm” cho khách du lịch tới địa điểm này.

Vấn đề khác liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch là phải tiết kiệm nhiên liệu

và năng lượng thay thế củi đốt. Nhận thức được vấn đề này, tại Nepal dự án ACAP đã đưa ra chương trình năng lượng thay thế củi đun, trước mắt là khuyến khích việc sử dụng dầu

hỏa trong các cơ sở lưu trú để phục vụ các nhu cầu của khách du lịch. Trong đó ACAP đã

cung cấp một khoản vay với lãi suất thấp cho những người có nhu cầu chấp nhận cung cấp

dầu với giá thấp nhất; chuyên chở các bếp dầu cũng như hỗ trợ việc sửa chữa và bảo dưỡng

bếp.

Chính phủ và các cơ quan hữu quan Thái Lan phát động phong trào phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước. Chính phủ Thái Lan đã kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn. Các ngôi nhà cổ cùng lối kiến trúc truyền thống được yêu cầu bảo vệ, ở các khu nghỉ mát và các địa điểm du lịch ngày càng có nhiều các khu nhà tranh, nhà gỗ được dựng lên thay vì các nhà cao tầng, khách sạn kiểu Tây Âu đắt tiền. Các bãi biển được làm vệ sinh sạch sẽ, khu nghỉ có thiết kế xây dựng bảo đảm trung thực nhất với truyền thống văn hoá Thái Lan. Ông Ho Kwan Ping, chủ tịch khu du lịch lớn ở Phuket đã từng nói: “Sự hấp dẫn của Thái Lan là đặc trưng văn hoá độc đáo của đất nước, chứ không phải là sự lai căng các nét văn hoá Tây Âu. Chính vì vậy, phải làm cho các khu du lịch Thái Lan mang nhiều dáng dấp của nền văn hoá Thái Lan hơn, từ khách sạn cho tới các món ăn. Khách du lịch tới một nước vì họ muốn có được những kinh nghiệm thực tế mang đậm màu sắc của nước đó, chứ không phải là đến để thấy lại những gì đã có ở nước họ”. Phong trào giữ gìn bản sắc văn hoá Thái được thực hiện từ cấp vĩ mô tới

vi mô, từ cấp ngành du lịch cho đến từng khu du lịch, từng cá nhân tham gia trong hoạt

động du lịch. Không chỉ như thế mà trong chiến dịch tiếp thị Amazing Thái Lan năm 1999,

TAT (cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan) còn phát hành những ấn phẩm quảng cáo riêng biệt đặc trưng cho văn hoá dân tộc Thái, ẩm thực Thái nhằm thu hút khách du lịch đến nước này và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc.

Tại Malaysia, chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân được tiến hành ở 5 làng: Desa Murni Sangang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa Murni Ketam, Desa Murni Perangap. Chỉ 90 phút đi ô tô từ trung tâm Kuala Lumpur là du khách có thể tiếp cận được với khu làng này. Mục đích chính của chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân giúp cho du khách được tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Malaysia bản địa và nhằm tạo điều kiện duy trì và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Malay cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Tại đây, du khách có thể tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của người bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình dã ngoại ngoài trời như câu cá, cắm trại,… của học sinh phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham gia vào chế biến các món ăn cho các thành viên trong gia đình.

Nhìn chung, nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ít nhiều đều đã có một vài kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững dựa trên ba mục tiêu cơ bản là: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa. Thoả mãn các nhu cầu của số lượng khách du lịch đang ngày càng tăng lên và tiếp tục hấp dẫn họ đạt được sự thoả mãn đó. Bảo vệ và giữ gìn môi trường thiên nhiên, văn hoá, xã hội để đạt được hai mục tiêu trên. [13].

1.5.1.2. Một số bài học về phát triển du lịch thiếu bền vững

Ở Siem Reap, Campuchia, nơi có khu đền Angkor Wat nổi tiếng thế giới, những tác động tiêu cực của một ngành du lịch phát triển quá nhanh nhưng được quản lý kém đã bộc lộ rõ. Các khách sạn mọc lên như nấm, năm 2002 tổng công suất phòng chỉ có 2.500, cuối năm 2006 đã có khoảng 8.000 phòng nhưng hiện nay đã tăng lên tới 5.000 phòng. Nguồn điện không đủ để cung cấp cho nhu cầu của cư dân địa phương, hệ thống xử lý rác thải yếu kém, các dòng sông bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải chưa xử lý. Thêm vào đó là mối lo ngại rằng việc tiêu thụ một lượng nước lớn có thể làm cạn kiệt các mạch nước ngầm dẫn đến sụt lỡ đất và kéo theo việc sụp đổ của các ngôi đền Angkor Wat. Đây là những vấn đề nghiêm trọng và mặc dù một số dự án lớn đang được hình thành nhưng không có một nhóm cộng

đồng địa phương nào đứng ra tuyên truyền vận động cho việc phát triển bền vững.

Đất nước Thái Lan đã đón trên dưới 15 triệu lượt du khách quốc tế hàng năm. Tuy nhiên cái giá mà ngành du lịch nước này phải trả cho 15 triệu lượt khách cùng hàng tỉ đô la do họ mang lại là rất lớn. Đầu tiên là ô nhiễm môi trường. Du lịch Thái Lan luôn tự hào đã mở cửa cho tất cả mọi người. Nhưng cũng giống như bất kỳ một điểm đến nào trên thế giới, du lịch bao giờ cũng phải trả giá bằng sự hy sinh của môi trường. Điều này được thấy rõ ở các biển của Thái Lan. Ở Pattaya, mỗi buổi sáng có hàng trăm du khách bắt tàu ra đảo tắm biển. Trên đường ra các đảo, ở gần bờ biển, người ta neo một chiếc xà lan lớn để khách có thể chơi các trò chơi dù lượn. Cộng với tour du lịch, ca-nô, chiếc xà lan đã khuấy động một vùng biển Pattaya đáng lý sẽ sạch hơn nếu không có chúng.

Tương tự, biển Phuket quá tải bởi hàng ngàn du khách và rất nhiều chuyến ca-nô tốc độ cao ra vào đã khiến những lớp san hô bị chết do ô nhiễm môi trường, tạo thành các mảng đá sắc lẹm, dễ dàng cắt đứt da mỗi khi du khách chạm tới. Vì vậy, ở các bãi biển rất cạn của Phuket, khách thường loanh quanh ở ven bờ. Ngoài ra, những chuyến tàu chở khách ra khơi ngắm san hô và cá cũng được cảnh báo sẽ hủy hoại môi trường tự nhiên ở đây.

Thái Lan đã trả giá một cách đầy đau đớn cho cái gọi là công nghiệp du lịch tình dục, khi đại dịch HIV/AIDS từng hoành hành ở đây những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Rất nhiều sách, nhiều phóng sự của báo chí phương Tây nói về cuộc đời của các cô gái quán bar ở Thái và hậu quả của nó là những thế hệ con lai không được thừa nhận, bị bỏ rơi. [18].

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)