Vấn đề môi trường và các sự cố trong hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 74 - 76)

6. Những đóng góp mới của luận văn

2.7.2.Vấn đề môi trường và các sự cố trong hoạt động du lịch

Muốn phát triển bền vững trong du lịch thì điều đầu tiên mà các cấp lãnh đạo, quản lý ngành cần quan tâm đó là vấn đề môi trường du lịch, trong đó nhấn mạnh yếu tố ô nhiễm môi trường do khai thác du lịch quá mức và những hoạt động kinh tế khác làm ảnh hưởng đến du lịch. Một minh chứng cho thấy chính sự ô nhiễm môi trường đã làm cho doanh thu du lịch mất đi rất nhiều ở tại khu vườn chim ở Công viên văn hóa phường 1, thành phố Cà Mau do bị ô nhiễm nặng do không có đường thoát nước, ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sôi phát triển của các loài chim và làm phiền lòng du khách.

số lượng và chất lượng các bầy chim mà biến đổi khí hậu với tính thất thường của thời tiết là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến nơi cư trú, hướng bay về làm tổ, chủng loài,… cũng giảm đáng kể.

Tương tự như tình trạng sân chim, Hồ Vân Thủy ở phường 5 thành phố Cà Mau xảy ra tình trạng ô nhiễm tương tự. Mục đích sử dụng là để điều hòa môi trường và góp phần thoát nước cho đường phố trong mùa mưa đồng thời cũng là một trong những điểm đã từng thu hút khách đến với nhà hàng nổi ăn uống và hóng mát. Có thời điểm hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng như: Do dân cư ở khu vực quanh bờ hồ phát triển. Một bộ phận người dân vứt rác xuống lòng hồ. Đã có lúc mùi hôi thối bốc lên rất dữ dội vào những ngày trời nắng nóng.

Nhiều công trình ngang nhiên xây dựng nhà ở lấn vào các khu du lịch sinh thái, tiếng ồn của hoạt động sống dân cư, khai thác du lịch không hợp lý đã làm hạn chế số lượng các

loài chim chóc, thú,… về cư trú. Điều này làm hạn chế đi tính đa dạng về chủng loại động

vật như sân chim trong công viên văn hóa Cà Mau.

Cháy rừng ở Cà Mau luôn là nỗi lo không chỉ cho ngành du lịch mà còn là nỗi lo chung vì chỉ riêng trong năm 2012, rừng tràm U Minh Hạ đã xảy ra 12 vụ cháy gây thiệt hại hơn 3,3 ha rừng, đầu mùa khô năm 2013 đã có 14 vụ cháy, tổng diện tích cháy hơn 60 ha. Trước những thiệt hại ấy đã có thời gian rừng U Minh Hạ đã chính thức đóng cửa rừng, nghiêm cấm mọi hành vi tác động vào rừng, cấm người dân vào rừng ngoại trừ các đoàn du khách được hướng dẫn kỹ về những nguyên tắc cần thiết trước khi vào tham quan rừng. Khi ngành du lịch Cà Mau đã khai thác loại hình du lịch sinh thái tham quan rừng tràm điều cần thiết là phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho chính du khách biết những tác hại khi rừng bị tàn phá, cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra nếu du khách không tuân thủ những quy định của ban điều hành du lịch. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức, phương pháp, khả năng giải quyết các vấn đề xảy ra cho đội ngũ hướng dẫn viên, nhà quản lý để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho du khách.

Tránh sự việc xảy ra như thời điểm 30/4/2004, chiếc tàu Viễn Tín chở khoảng 200 du khách ra tham quan đảo Hòn Khoai nhân dịp lễ 30/4 đã bị chìm tại địa phận xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), cách đất liền gần 10 km. Hành khách trên tàu phần lớn là học sinh, thanh niên, nhân dân của huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và TP Cà Mau. Sự cố xảy ra đã làm 14 trường hợp chết đuối. Nguyên nhân được điều tra là do tàu chở khách là phương tiện của cá nhân đã cũ ngưng đi biển khai thác cá từ nhiều. Một phần do phao cứu hộ không được

trang bị đầy đủ nên nhiều người đã bị chìm xuống biển nếu không biết bơi cầm cự chờ tàu cứu hộ.

Một trường hợp nữa của ngành du lịch Cà Mau mà các cấp quản lý cần nghiêm túc nhìn lại đó là sự cố sập cầu dẫn tại khu du lịch Hòn Đá Bạc vào ngày 30/1/2006. Sự việc xảy ra vào dịp tết Nguyên Đán do lượng du khách chen lên cầu quá đông có trên 25.000 du khách đến Hòn Đá Bạc trong khi khả năng chịu lực của chân cầu yếu nên đã dẫn đến sự cố trên. Cầu dẫn rồi sẽ được dựng lại, hoạt động du lịch lại được tiếp tục nhưng trong số những du khách đã từng là nạn nhân của sự cố trên chắc gì họ lại dám đặt chân lên cây cầu ấy lần nữa.

Bên cạnh những tác nhân từ con người thì tác nhân từ thiên nhiên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển ngành du lịch Cà Mau. Theo nhận định của các chuyên gia, biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng tới Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. Dự báo, vùng Nam Bộ đến năm 2020, mực nước biển sẽ dâng thêm 0,3m. Theo tính toán, nếu nước biển dâng đến 0,7m thì diện tích tỉnh Cà Mau sẽ bị ngập tới 28%, tập trung tại các vùng trũng thuộc khu dự trữ sinh quyển này. Không chỉ riêng Khu dự trữ bị suy giảm sự đa dạng mà biến đổi khí hậu còn tác động đến các hệ thủy sinh, nguồn lợi thủy sản sẽ bị giảm đi do hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển bị hủy hoại không còn nơi cư trú do tác động của nước biển dâng.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh cà mau theo hướng bền vững (Trang 74 - 76)