6. Những đóng góp mới của luận văn
2.8. Những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển không bềnvững
Tiềm năng du lịch Cà Mau tuy phong phú, nhưng vẫn còn một số tiềm năng còn bỏ
ngõ chưa được khai thác đúng mức, sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu chưa thấy một đặc trưng riêng của Cà Mau. Sức hấp dẫn đối với khách du lịch vẫn còn kém. Thu nhập du lịch
còn thấp so với mục tiêu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, tác động của ngành đến đời
sống xã hội chưa nhiều, đời sống nhân dân vùng có tài nguyên phục vụ du lịch vẫn chưa
được cải thiện nhiều.
Chất lượng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các các dịch vụ du lịch đi kèm còn
thiếu động bộ, có một số nơi bị xuống cấp, có nơi chưa được đầu tư. Trong đó giao thông là
yếu tố rất quan trọng đối với phát triển du lịch. Tuy vậy, hiện trạng hệ thống hạ tầng vẫn
chưa thật sự là đòn bẩy cho ngành.
Công tác tổ chức nhân sự và bộ máy chuyên môn về du lịch còn nhiều mặt hạn chế,
chậm thay đổi so với yêu cầu trong tình hình mới. Việc cử người sang nước ngoài để học
tập kinh nghiệm quản lý, tổ chức tour du lịch còn ít. Vấn đề đào tạo đội ngũ nhân viên
ngành du lịch trong nước ở các trường đại học, cao đẳng cũng chưa thật đảm bảo về chất
lượng khi điểm tuyển đầu vào ở một số trường còn thấp và đôi khi cũng không phải là niềm đam mê của các thí sinh dự tuyển. Một số trường vẫn chưa có một khoa du lịch riêng, học lý
thuyết suông nhiều hơn ứng dụng thực tế.
Sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa đặc sắc, trùng lắp với các tỉnh trong vùng, thiếu
các dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm đi kèm nên thời gian lưu trú của khách du lịch
thường không lâu. Khi đến Cà Mau đa số du khách sẽ chọn loại hình du lịch sinh thái, chèo
thuyền men theo các rặng đước nhưng do khâu tổ chức tour còn đơn điệu nên du khách có
thưởng thức trái cây ở Vĩnh Long hay Tiền Giang. Cũng cùng là phát triển loại hình du lịch
sinh thái, tỉnh Tiền Giang còn khai thác thêm loại hình du lịch ngắm đom đóm về chiều dọc
theo các rặng bần ở cù lao Thới Sơn. Từ khi loại hình này được đưa vào hoạt động đã thu
hút một lượng lớn du khách ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long
vì đây là một loại hình mới làm cho du khách nghe có vẻ thú vị và cảm thấy tò mò.
Do vậy, vấn đề liên kết phát triển du lịch trong khu vực cũng như với cả nước, các
điều kiện cho liên kết, hợp tác còn thiếu. Hoạt động xã hội hóa du lịch chưa được phát huy đúng mức, chưa có cơ chế và giải pháp để kích thích và thu hút các tổ chức, cá nhân tham
gia vào kinh doanh du lịch đặc biệt trong xây dựng sản phẩm du lịch và đầu tư cơ sở hạ tầng
vật chất kỹ thuật du lịch. Thực hiện liên kết với các tỉnh khác trong vùng để tránh xảy ra
hiện tượng trùng lắp về loại hình du lịch gây cảm giác nhàm chán cho du khách. Du khách
không thể vừa đi Vĩnh Long tham quan vườn cây trái, đi xuồng trên sông, thì đến Cần Thơ
lại tiếp tục đi xuồng và vào vườn cây trái, xuống Cà Mau lại chèo thuyền vào rừng.
Thiếu quan tâm tiếp cận thị trường du lịch, đầu tư quá mức trong lĩnh vực xây dựng
khách sạn, phát triển tự phát, không có quy hoạch của các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các
khách sạn mini, đã nâng tổng số phòng khách sạn lên cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa, dẫn
đến tình trạng “dư phòng, đói khách”, hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm.
Một hạn chế mà các cấp quản lý ngành du lịch Cà Mau cần xem xét là công tác xúc
tiến, quảng bá còn sơ sài và chưa tạo được sự hấp dẫn. Một việc làm thiết nghĩ rất cần thiết
là ngành du lịch thường xuyên thăm dò ý kiến du khách về mức độ hài lòng, cảm nhận về
một loại hình nào mới, trưng cầu những ý kiến đóng góp của du khách,…. Thông qua các
phiếu điều tra ngắn vào thời điểm du khách trở về khách sạn nghĩ ngơi sau chuyến đi. Tuy
nhiên, công việc này đã không được tiến hành thường xuyên nên ngành du lịch Cà Mau cứ
vẫn giữ nguyên mẫu cũ, chậm thay đổi. Từ thực tế cho thấy, các khu, điểm du lịch, hay cơ
sở phục vụ du lịch chỉ có ở vị trí cố định, chúng không tự dịch chuyển để tìm đến với khách
tham quan được. Nếu không có những thông tin, tuyên truyền, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tập gấp, sách giới thiệu về du lịch, các băng, đĩa hình ảnh;… hay những cuộc xúc tiến quảng bá về du lịch, thì không dễ gì con người biết đến các khu, điểm, cơ sở du lịch của địa phương mình với các dịch vụ kèm theo của chúng.
Việc quảng bá du lịch cần thiết có nhiều loại phương tiện tuyên truyền, quảng cáo và xúc
tiến khác nhau thông qua các hình thức nghe, nhìn, đọc và cảm quan. Tuy nhiên, du lịch Cà
Mau chỉ dừng lại ở các tập gấp, các trang báo Đất Mũi là chủ yếu. Thông qua phim, truyền
không nhiều các thông tin về du lịch Cà Mau.
Một bộ phận dân cư với trình độ dân trí chưa cao, không hiểu được những gì là lợi ích lâu dài cho cả cộng đồng và cho bản thân mình. Họ cũng ít quan tâm đến những điều mà du khách suy nghĩ và tìm kiếm. Do vậy, họ lại chính là những người có thể phá huỷ những tài sản quý giá, những nét đẹp văn hoá của mình để mong thu được chút lợi từ du lịch. Mọi vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng một phần xuất phát từ đó. Đây cũng là một trong những yếu tố đánh mất tính bền vững của du lịch Cà Mau.
Tóm tắt chương 2
Đặc điểm tự nhiên cùng với những điều kiện kinh tế xã hội đã tạo điều kiện cho Cà Mau có một tiềm năng du lịch với sự đa dạng về loại hình, sản phẩm du lịch. Các tài nguyên phục vụ cho việc khai thác du lịch nằm trãi đều khắp tỉnh tạo điều kiện cho hoạt động khai thác du lịch được thông thoáng hơn về không gian. Du khách có thể trải nghiệm nhiều hệ sinh thái khác nhau với những phong cảnh mỗi nơi mỗi vẻ bởi Cà Mau trong suy nghĩ của khách thập phương đó là một vùng đất tiềm ẩn với đầy vẻ hoang sơ của vùng đất mới được khai hoang mở cõi.
Hoạt động du lịch Cà Mau trong những năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, góp phần không nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cức, đưa ngành công nghiệp không khói này trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh trong một tương lai gần.
Là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằng chịt, cây cối xum xuê. Cà Mau ngoài những khả năng khai thác các loại hình du lịch như tham quan các di tích, cảnh quan, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,… thì du lịch sinh thái luôn là thế mạnh hàng đầu của tỉnh. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà sản phẩm du lịch Cà
Mau có phần trùng lắp với một số tỉnh trong vùng như: Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang,
Vĩnh Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng vẫn mờ nhạt và còn là một dấu chấm hỏi.
Hoạt động ngành du lịch còn nhiều biểu hiện chưa bền vững đặc biệt là vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch và vấn đề môi trường du lịch. Vì vậy cần có những giải pháp thật hữu hiệu từ các cấp quản lý để ngành du lịch Cà Mau có vị thế thật vững vàng trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CÀ MAU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG