6. Những đóng góp mới của luận văn
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
+ Địa hình: Do nằm trong một bộ phận của địa hình ĐBSCL nên địa hình của tỉnh
Cà Mau nhìn chung mang những nét cơ bản của địa hình toàn miền như thấp (trung bình từ
0,5-1m so với mực nước biển), bằng phẳng, độ dốc không đáng kể (khoảng 1cm/km) và
nhiều sông ngòi, kênh rạch (khoảng 1-2km/km2). Diện tích tự nhiên của tỉnh hay bị ngập
nước vào mùa mưa.
+ Khí Hậu: Đặc trưng cơ bản của khí hậu Cà Mau là nền nhiệt cao và ổn định, hầu như không có sự phân hóa nhiệt độ theo mùa. Trong khi đó, chế độ mưa lại có sự phân hóa
theo mùa rõ rệt tương ứng với hai mùa đối lập nhau: mùa mưa chiếm đến 90% tổng lượng
mưa cả năm còn mùa khô lại hay xảy ra tình trạng khô hạn và thiếu nước. Khí hậu Cà Mau
còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa châu Á và đây chính là yếu tố quyết định
đến tính chất mưa mùa của tỉnh. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,50C, ở
mức trung bình so với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Biên độ dao động nhiệt năm
khoảng hơn 20
C.
+ Thủy, hải văn: Với hơn 250 km đường bờ biển và có vị trí địa lý đặc biệt, Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước ta chịu ảnh hưởng chi phối của hai chế độ triều khác nhau: bán nhật triều ở biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều ở biển Đông tương đối lớn: 3,0m đến 3,5m vào các ngày triều cường và 1,8 đến 2,2m vào ngày triều kém.
Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dầy đặc. Bên cạnh một số con sông khá lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào, Sông Đốc, Trẹm… Cà Mau còn có chung đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long là có mạng lưới kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho phát triển giao thông thủy. Trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 11 con sông lớn với tổng chiều dài 416km. Lớn nhất trong số đó là con sông Tam Giang (Cái Lớn) dài 58km, sâu 20m và nhỏ nhất là sông Bạch Ngưu dài 30km…
của triều quanh năm do địa hình thấp và có nhiều cửa sông thông ra biển. Cửa Bồ Đề (sông Tam Giang), cửa Bảy Háp (sông Bảy Háp), cửa Ông Đốc (sông Đốc) là những cửa sông rộng nhất ở đây (500m), cửa sông Gành Hào rộng 300m… Phần lớn các sông nội hạt Cà Mau đều chảy ra biển theo chế độ nhật triều và bán nhật triều. Phía ngoài cửa sông ảnh hưởng của thủy triều mạnh, ảnh hưởng này giảm dần khi vào sâu trong nội địa.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau khá phong phú với 7 tầng chứa nước. Trong đó, năm tầng từ tầng 2 đến tầng 6 là các tầng chứa nước mềm không bị nhiễm mặn.
Tổng lượng nước ngầm khai thác khoảng hơn 17 vạn m3/ ngày đêm bằng khoảng 1/30 trữ
lượng tiềm năng.
+ Biển đảo: Chiều dài đường bờ biển Cà Mau chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước, trong đó có 107 km bờ biển Đông và 147 km bờ biển Tây. Vùng biển của tỉnh rộng trên
71.000 km2, tiếp giáp với vùng biển các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, là trung tâm
của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á. Vùng biển Cà Mau có các đảo Hòn Đá Bạc (huyện
Trần Văn Thời), Hòn Chuối, Hòn Buông (huyện Cái Nước), thuộc biển Tây; Hòn Khoai
(huyện Ngọc Hiển) thuộc biển Đông. Hòn Khoai là một cụm đảo gồm 4 đảo: Đồi Mồi, Hòn
Sao, Hòn Gò và lớn nhất là đảo Hòn Khoai. Cụm đảo cách đất liền khoảng 18 km, với diện
tích xấp xỉ 5 km2. Các đảo này có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối để khai thác kinh
tế biển và là điểm tựa tiền tiêu để bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời đây đều là những địa điểm du
lịch lý tưởng cho du khách khi đến với dải đất cuối cùng của Tổ quốc.
Ngoài tài nguyên đảo, quần thể du lịch sinh thái mũi Cà Mau - bãi Khai Long - cửa biển ông Trang cũng là những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch. Nằm về phía đông nam mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long có bờ cát mịn dài trải khoảng 16 km, chiều rộng cách bờ từ 1 - 2 km. Bãi bồi Cà Mau được bồi đắp nên bởi triều biển Đông và biển Tây, đang tiến nhanh ra biển hằng năm. Cùng với quá trình bồi tụ, các khu rừng ngập mặn hình thành một cách tự nhiên, với nguồn lợi thủy hải sản vô cùng phong phú. Khu bảo tồn thiên nhiên Ông Trang nằm trong khu Ramsar của thế giới rất thích hợp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và tìm hiểu về hệ sinh thái đất ngập nước ven biển điển hình.
+ Sinh vật: Với diện tích 71.000 km2 vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh quản lý cùng hơn 100.000 ha rừng nơi có đa dạng sinh học cao.
Rừng Cà Mau chủ yếu là loại rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa quan trọng đặc biệt ở nước ta hiện nay. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% tổng diện tích rừng ngập
mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích lớn (khoảng 35ha) rừng tràm phát triển trên đất phèn thuộc địa phận các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.