Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 108 - 130)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.9. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Kiểm soát lũ và triều cường triệt để bằng đê bao và các công trình dưới đê: xây cống đập, trạm bơm tiêu úng do mưa vào mùa lũ, tiếp tục đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các hệ thống công trình thủy lợi ở các dự án để ngăn mặn, trữ ngọt, chủ động tưới tiêu, đáp ứng các yêu cầu ứng phó dài hạn với biến đổi khí hậu. Trước mắt đẩy nhanh tiến độ thi công dự án 5 trục thoát lũ qua kênh Bắc Quốc lộ 1A; Tranh thủ nguồn vốn Trung ương đầu tư dự án bảo vệ vườn cây ăn quả Ba Rài - Phú An, Mỹ Long - Thuộc Nhiêu. Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn lũ và hệ thống bơm chống úng cố định bằng năng lượng điện tại vùng khóm Tân Phước.

Kết hợp thủy lợi với phát triển đường giao thông (gắn với tiêu chí nông thôn mới) và cơ sở hạ tầng phục vụ cho tập kết, kinh doanh, sơ chế, đóng gói và vận chuyển trái cây.

Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà sơ chế, đóng gói, xử lí sau thu hoạch và tồn trữ sản phẩm, nhà máy chế biến sản phẩm trái cây các loại. Xây dựng trạm trung chuyển cây ăn quả, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển trao đổi mua bán.

Nhà nước và các doanh nghiệp cần hỗ trợ: xe lạnh, xây dựng các kho bãi tại các đầu mối tập kết sản phẩm và các cửa khẩu, nhằm kéo dài thời gian bảo quản, vận chuyển, đảm bảo chất lượng để chế biến và tiêu thụ trái cây.

KẾT LUẬN

Trong chặng đường sắp tới, Tiền Giang cần tập trung phát triển cây ăn quả chủ lực, đặc sản, tạo bước đột phá mới; Phấn đấu đến năm 2020, diện tích cây ăn quả các loại của tỉnh khoảng 74.000 ha, sản lượng đạt hơn 1,22 triệu tấn. Để làm được điều này, Tiền Giang ưu tiên quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả trên cơ sở xác định vùng thích nghi, quy hoạch kiểm soát lũ và các dự án thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng, hình thành ba vùng chuyên canh cây ăn quả; Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ; Nâng cao chất lượng giống; Từng bước ứng dụng công nghệ cao (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh) và công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm tạo bước đột phá nâng chất lượng trái cây.

Đồng hành với giải pháp về tổ chức quy hoạch và kĩ thuật công nghệ, cần chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật (nhất là khâu bảo quản, chế biến và vận chuyển), bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực sản xuất; Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp kết nối với vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng mô hình ký kết hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Chọn đúng vùng, đầu tư đúng trọng điểm, sẽ tạo được động lực phát triển ngành cây ăn quả nói riêng và sản xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang nói chung; Khuyến khích được người nông dân đồng thuận, phấn khởi, yên tâm sản xuất, góp phần đưa nông nghiệp - nông dân - nông thôn Tiền Giang ngày càng phát triển trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Có thể nói, việc đánh giá hiện trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm riêng. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần phải áp dụng đồng bộ, linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

KHUYẾN NGHỊ

Để vươn lên đúng tầm “Vương quốc trái cây” của Việt Nam, Tiền Giang còn phải nỗ lực nhiều. Hiện nay phát triển về chiều rộng, thiết nghĩ diện tích trồng đã có khoảng 68.000 ha là vừa. Cần đặc biệt tập trung phát triển về chiều sâu: đầu tư mạnh cho các loại trái cây ăn quả chủ lực (tỉnh đã xác định 7 loại) sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển cây ăn quả chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao, tỉnh Tiền Giang cần tiến hành các giải pháp một cách đồng bộ, chặt chẽ để tạo bước đột phá mới trong việc phát triển kinh tế vườn theo hướng bền vững. Công tác quy hoạch sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ và được tiến hành trước hết ở cấp độ quốc gia, trên cơ sở đó Tiền Giang cần xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cho mình, lựa chọn các sản phẩm đặc thù, liên kết với các vùng khác, tạo điều kiện cho nhà vườn yên tâm sản xuất, phòng tránh các rủi ro.

Tái cơ cấu và sắp xếp lại thị trường xuất nhập khẩu trái cây. Tổ chức lại các cơ quan thông tin thị trường, xúc tiến thương mại. Đồng thời giúp cho các ngành, các cấp từ nắm bắt nhu cầu cơ cấu và đa dạng hóa thị trường trong và ngoài nước, định hướng khả năng tiêu thụ từng loại trái cây, tổ chức khảo sát mở rộng thị trường.

Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cần tập trung vào các đối tượng cây ăn quả chủ lực nhằm mục đích rải vụ, giảm tổn thất do thu hoạch dồn dập, tiêu thụ không kịp thời. Các viện nghiên cứu cây ăn quả, các trung tâm khuyến nông, các doanh nghiệp… cần liên kết lại, tập trung nghiên cứu các đề tài khoa học về bảo quản, chế biến sau thu hoạch để sản xuất các mặt hàng mới như sấy khô, đồ hộp, đông lạnh, từ đó chuyển giao công nghệ cho nhà vườn. Ngoài ra, cũng cần tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công tác giống, gồm nâng cấp trạm, trại và chọn tạo những giống mới, các công nghệ tiên tiến bảo quản trái cây, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản.

Tăng cường củng cố các hiệp hội hiện có, phát triển thêm các hiệp hội mới theo các ngành hàng, đây chính là tổ chức giúp cho nông dân tìm kiếm các đối tác và các thị trường tin cậy; Hướng dẫn ký kết hợp đồng tiêu thụ, đồng thời cũng là đại diện cho nông dân đàm phán, chống các rào cản thương mại; Phối hợp với các ngành các cấp ngăn chặn việc ép cấp, ép giá, có biện pháp kịp thời đối phó với các âm mưu, thủ đoạn phá hoại sản xuất…

Mở rộng hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, mua công nghệ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với các nước như Nhật Bản, Úc, New Zealand, Israel… trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chế biến các mặt hàng chất lượng cao về cây ăn quả để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Công tác nghiên cứu và thực hiện luận văn đã có những khó khăn bước đầu là có vài loại số liệu thống kê chưa được cung cấp đầy đủ, số liệu thống kê của một số cơ quan Ban ngành không thống nhất cũng như một số dự báo là chưa phù hợp, cần có sự điều chỉnh chuẩn xác hơn.

Do thời gian tìm hiểu vấn đề và quá trình thực hiện đề tài không nhiều, tài liệu tham khảo chưa thật đồng bộ và kiến thức về khoa học cây ăn quả còn hạn chế nên luận văn tác giả thực hiện trước hết nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của việc học tập và nghiên cứu khoa học Địa lí học. Vì vậy không thể tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc để luận văn ngày càng hoàn thiện và trở nên thiết thực hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quế Anh (2012), Đánh giá tác động rủi ro của thị trường và phản ứng

của nông hộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, Cần

Thơ.

2. Ban Tuyên giáo tỉnh Tiền Giang và trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (2005), Địa chí Tiền Giang - tập I (phần chuyên khảo), Tiền Giang.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Quyết định số: 1648/QĐ-

BNN-TT, “Phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung

và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến năm 2020”,

Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt (2013), Báo cáo tình

hình phát triển cây ăn quả năm 2013, Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phân viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển cây ăn quả

đặc sản đến năm 2010 vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (26/4/2012), Thông tư Qui định về

quản lí sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu

năm, Hà Nội.

7. Nguyễn Cúc (2012), Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh nông sản xuất

khẩu chủ lực của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2020, Học viện chính

trị - hành chính Khu vực I, TP. Hồ Chí Minh.

8. Cục thống kê Tiền Giang (2011), Niên giám thống kê 2010, Tiền Giang. 9. Cục thống kê Tiền Giang (2014), Niên giám thống kê 2013, Tiền Giang.

10. Nguyễn Minh Châu, Hội thảo Trái cây Việt Nam: cơ hội và thách thức trong

hội nhập kinh tế quốc tế, Ban tổ chức Festival Trái cây Việt Nam lần 1 –

11. Nguyễn Mạnh Chinh (2011), Sổ tay trồng cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

12. Trần Thanh Đức (2013), Tài liệu dạy - học Địa lí địa phương tỉnh Tiền

Giang, Nxb Giáo dục Việt Nam, Tiền Giang.

13. Cao Văn Hóa (2010), Giải pháp nâng cao giá trị trái cây Việt Nam, Liên kết

bốn nhà trong tiêu thụ trái cây ở Tiền Giang, Tiền Giang.

14. Lisa Gernier (Vĩnh Bách dịch) (2011), Petit Atlat về cây trồng, tr 114 - 141,

Nxb Trẻ.

15 Trần Quốc Khánh (2011), Nghiên cứu và xác định sản phẩm chủ lực tỉnh

Vĩnh Long đến 2015, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long, Vĩnh Long.

16. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son (2012), Cẩm nang phương pháp phân

tích chuỗi giá trị hàng nông sản, Ban chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế

tỉnh Tiền Giang, Tiền Giang.

17. Phạm Mỹ Nga (2011), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành xuất

khẩu trái cây Việt Nam trước rào cản thương mại quốc tế, Luận văn thạc

sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

18. Hồ Đào Ngạn (2012), Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng trái

cây theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ

Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

19. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

20. Đặng Văn Phan (2010), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Đại học Cửu Long.

21. Trần Thanh Phong (2013), Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trái cây tỉnh Tiền

Giang giai đoạn 2013 – 2015, Trung tâm Khuyến nông – Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Tiền Giang.

22. Sở Công thương tỉnh Tiền Giang (2013), số liệu về giá trị và sản lượng rau

23. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (2013), Điều chỉnh

Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang định hướng đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tiền Giang.

24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (2013), Báo cáo

hiện trạng sản xuất trái cây Tiền Giang; Quy hoạch sản xuất nông

nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, Tiền Giang.

25. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể tỉnh

Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tiền Giang.

26. Lê Minh Tài (2013), Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất các giải pháp phát

triển bền vững cây khóm Tân Phước – Tiền Giang, Luận văn thạc sĩ

Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

27. Lê Thông (chủ biên) (2011), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

28. Lê Thông (chủ biên) (2011), Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

29. Võ Thanh Thu (chủ nhiệm đề tài) (2001), Những giải pháp đầu ra cho sản

phẩm trái cây tươi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh.

30. Nguyễn Hồng Thủy (2012), Xây dựng mô hình chuỗi giá trị cho sản phẩm

trồng trọt tỉnh Tiền Giang, Trung tâm Kĩ thuật và Công nghệ sinh học,

Tiền Giang.

31. Nguyễn Minh Tuệ (2013), Địa lí Nông – Lâm – Ngư nghiệp Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2009), Chương trình hỗ trợ phát triển các

sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2015, Tiền Giang.

33. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2010), Festival Trái cây Việt Nam, Nxb Thông tấn.

34. Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2011), Chương trình phát triển vườn của

tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015,Tiền Giang.

35. http://www.chinhphu.vn 36. http://www.gso.gov.vn 37. http://www.tiengiang.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang

1. Xoài cát Hòa Lộc

Nguồn: Hình 2 & 3 - https://www.facebook.com/ XoaiCat.HoaLoc. TienGiang

2. Bưởi lông Cổ Cò

Nguồn: Hình 2 & 3 - http://traicaymiennam.vn/shop-trai-cay

3. Cây sầu riêng Ngũ Hiệp

4. Vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim

Nguồn: Hình 3 - http://traicaymientayvn.blogspot.com

5. Khóm Tân Lập

Nguồn: Hình 1 & 3 - http://traicaynhavuon.com/Khom-Tan-Lap Hình 2 - http://www.tiengiang-etrade.com.vn

6. Thanh long Chợ Gạo

Nguồn: Hình 1 - http://tuyengiaotiengiang.vn/news Hình 2 - ttp://tiepthinongsanviet.org.vn

7. Sơ-ri Gò Công

Nguồn: http://www.nhommua.com/ho-chi-minh/du-lich/tour-du-lich/tour-go- cong-1-ngay-thoa-thich-hai-va-thuong-thuc-so-ri-tai-vuon_p20597

8. Tạo hình bản đồ Việt Nam bằng trái cây (ảnh chụp tại Festival Trái cây Việt Nam lần I – Tiền Giang)

Phụ lục 2: Lịch thời vụ sản xuất các cây ăn quả chủ lực và một số cây ăn quả khác ở tỉnh Tiền Giang [3], [29]

STT Tên cây ăn quả Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Xoài 2 Khóm 3 Thanh long 4 Vú sữa 5 Sầu riêng 6 Bưởi 7 Nhãn 8 Cam, Quýt 9 Măng cụt 10 Mãng cầu

Thời điểm thu hoạch tập trung Thời điểm thu hoạch

Phụ lục 3: Diện tích trồng cây ăn quả phân theo huyện của tỉnh Tiền Giang [9]

Đơn vị: ha Năm 2005 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 TỔNG SỐ 60877 67552 67698 67991 67322 68734 Thành phố Mỹ Tho 1857 1790 1833 2911 2728 2469 Thị xã Gò Công 420 583 584 620 575 585

Huyện Tân Phước 10207 11833 11809 13322 14206 14914 Huyện Cái Bè 14172 16384 16439 15621 15969 17137 Huyện Cai Lậy 14274 17255 17322 17980 15459 15796 Huyện Châu Thành 11593 11338 11315 10149 10766 9674

Huyện Chợ Gạo 4660 4363 4370 4310 4552 5103

Huyện Gò Công Tây 1494 1394 1405 723 841 855 Huyện Gò Công Đông 2160 1720 1722 1713 1181 1492

Phụ lục 4: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành tỉnh Tiền Giang qua các năm [9]

Tổng số

Chia ra

Cây hàng năm Cây lâu năm Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó

Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp hàng năm Cây ăn quả Cây công nghiệp lâu năm

Đơn vị: Triệu đồng 2005 6277242 3674064 2783994 774239 25047 2603178 2480812 103490 2006 6499683 3628882 2772839 737642 16661 2870801 2715480 136861 2007 7995203 4910319 3939360 824916 19816 3084884 2891853 172918 2008 12549420 7026228 5904005 975763 20236 5523192 5176142 246637 2009 13288466 6887274 5317135 1310463 16068 6401192 6242191 158743 2010 17563569 9883141 6069362 3617008 27836 7680428 7416319 263793 2011 24987423 1899873 8001410 3742090 35153 13087551 12385154 699877 2012 25528642 1211680 7219063 3025954 42677 14316961 14078842 234219 Sơ bộ 2013 27520543 1882118 6986685 3946111 36064 15638425 15220503 412145

Cơ cấu (Tổng số=100) - Đơn vị: %

2005 100.0 58.5 44.4 12.3 0.4 41.5 39.5 1.6 2006 100.0 55.8 42.7 11.3 0.3 44.2 41.8 2.1 2007 100.0 61.4 49.3 10.3 0.2 38.6 36.2 2.2 2008 100.0 56.0 47.0 7.8 0.2 44.0 41.2 2.0 2009 100.0 51.8 40.4 9.9 0.1 48.2 47.0 1.2

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 108 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)