Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Mục tiêu phát triển

Định hướng đến năm 2015, tỉnh Tiền Giang sẽ nâng diện tích vườn cây ăn quả lên 70.000 ha, sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn, phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Mục tiêu của tỉnh là không phát triển đại trà mà xây dựng vùng chuyên canh tập trung - gắn với chất lượng. Theo đó, tỉnh Tiền Giang vẫn xác định 7 loại cây thế mạnh để đầu tư là: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi lông Cổ Cò, thanh long Chợ Gạo, khóm Tân Lập, sầu riêng Ngũ Hiệp và sơ-ri Gò Công. Từng loại cây sẽ có một dự án riêng để đầu tư phát triển.

Diện tích canh tác cây ăn quả dự kiến 74.000 ha vào năm 2020 (trong đó thu hoạch 67.500 ha), sản lượng dự kiến 1,22 triệu tấn, các chủng loại cây ăn quả chủ lực cần tập trung phát triển thành vùng chuyên đạt thương hiệu và tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó tập trung phát triển ở các huyện phía Tây của tỉnh như Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước với trình độ thâm canh cao, kết hợp phát triển thương mại – dịch vụ chợ đầu mối nông sản. Đóng góp tích cực vào độ ổn định, tính bền vững sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang.

- Đầu tư thâm canh diện tích vườn chuyên canh trái cây hiện có, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ sinh học cho nhà vườn áp dụng để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng trái cây. Phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, và khai thác tổng hợp kinh tế vườn (nuôi trồng xen, du lịch sinh thái...), tối ưu hóa các kênh thương mại [34].

- 95% nông dân sản xuất cây ăn quả được cập nhật sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và có 40% diện tích cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

- Đến năm 2015 có 80% nông dân sản xuất cây ăn quả được cập nhật sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và có 30% diện tích cây ăn quả sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

- Xây dựng tiêu chuẩn hóa và xây dựng các vùng chuyên: xoài, bưởi (Cái Bè), sầu riêng, chôm chôm (Cai Lậy), vú sữa (Châu Thành), thanh long (Chợ Gạo), khóm (Tân Phước), sơ-ri (Gò Công Đông), mãng cầu xiêm (Tân Phú Đông).

- Triển khai các đề tài nghiên cứu về giống (khóm, thanh long, sơ-ri, xây dựng vườn giống đầu dòng các cây ăn quả đặc sản, khảo nghiệm giống mới); Dự án triển khai nhân rộng các mô hình canh tác an toàn sinh học kết hợp với tiêu chuẩn hóa; Các đề tài nghiên cứu và triển khai về kĩ thuật trồng, kiểm soát địch hại, xử lí trước và sau thu hoạch.

- Tiền Giang đã chọn thanh long là một trong hai loại cây ăn quả chủ lực ưu tiên phát triển. Trước đó, năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển thanh long trên địa bàn huyện Chợ Gạo đến năm 2015. Còn hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai chương trình trồng 100 ha thanh long công nghệ cao ở huyện Chợ Gạo. Chương trình đang xây dựng các tổ hợp tác, triển khai các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP…

- Hoàn thành các dự án xử lí sau thu hoạch và phát triển thương mại hóa: Dự án phát triển chợ đầu mối Long Trung, nâng cấp các chợ vựa Cái Bè, An

Hữu, Vĩnh Kim, Tân Thanh (bao gồm dự án nhánh về các nhà sơ chế, đóng gói, tồn trữ); Các dự án phát triển du lịch kết hợp với kinh tế vườn.

- Chọn và xây dựng các vùng, xã, HTX đạt yêu cầu đầu tư các dự án tiêu chuẩn hóa; Xây dựng dự án, chọn lọc một số dự án có thể kêu gọi đầu tư hợp tác sản xuất - kinh doanh - tiêu thụ (khóm, thanh long, sơ-ri). Triển khai các mô hình mẫu về kĩ thuật, công nghệ, liên kết hợp tác và tổ chức nhân rộng mô hình.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)