Tổng quan về ngành cây ăn quả tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 48)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Tổng quan về ngành cây ăn quả tỉnh Tiền Giang

2.1.1. Khái quát về tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, hội tụ được những yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa" để phát triển. Nằm ở vị trí địa lí từ 105O49'07" đến 106O48'06" kinh độ Đông; 10O12'20" đến 10O35'26" vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính tỉnh Tiền Giang có tứ cận: Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long; Phía Bắc giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh. Tiền Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện: TP. Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy (thành lập ngày 30/4/2014, tách ra từ huyện Cai Lậy cũ), Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông.

Bảng 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số các đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Tiền Giang năm 2013 [9]

Đơn vị Diện tích (km2

)

Dân số

(người) Mật độ dân số (người/km2

)

Toàn tỉnh 2.509,3 1.705.767 680

Thành phố Mỹ Tho 81,5 218.659 2.682

Thị xã Gò Công 102,0 96.352 945

Huyện Tân Phước 333,2 58.712 176

Huyện Cái Bè 420,9 291.808 693

Huyện Cai Lậy 436,2 310.506 712

Huyện Châu Thành 229,9 241.230 1.049

Huyện Chợ Gạo 231,4 177.811 768

Huyện Gò Công Tây 184,4 127.050 689

Huyện Gò Công Đông 267,7 142.820 534

Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm; Khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Trên địa bàn tỉnh có sông Tiền chảy qua là một trong những nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tỉnh Tiền Giang có diện tích không lớn (2.509,34 km2

)[9], trải dài từ Tây sang Đông dọc theo tả ngạn hạ lưu sông Tiền. Lịch sử thành tạo trầm tích địa chất khác nhau, địa hình khác nhau, chế độ khí hậu - thủy văn khác nhau… đã tạo nên nhiều loại đất phong phú và đa dạng. Nhìn chung, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hóa – du lịch đối với các tỉnh lân cận, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

2.1.2. Vai trò của ngành cây ăn quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang tỉnh Tiền Giang

Cây ăn quả vốn là thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương trong vùng có các loại cây tương tự như nhau, chỉ có diện tích và sản lượng là khác nhau. Vùng Đông Nam Bộ và nhiều địa phương trong cả nước cũng có những loại cây ăn quả nổi tiếng riêng. Nhưng Tiền Giang vinh dự được Chính phủ đồng ý cho đăng cai Festival Trái cây Việt Nam lần thứ nhất năm 2010, do Tiền Giang có diện tích và sản lượng quả lớn nhất nước, nông dân chuyên canh vườn cây ăn quả có nhiều sáng kiến áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm thâm canh.

Trên hành trình xây dựng và phát triển, Tiền Giang được bạn bè trong và ngoài nước mệnh danh là vùng đất cây lành trái ngọt – là "Vương quốc trái cây" với diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Trên mảnh đất Tiền Giang phì

nhiêu đa dạng vườn cây sum xuê, trĩu quả với nhiều loại trái cây đặc sản – là điểm đến lý tưởng cho du lịch sinh thái miệt vườn.

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Tiền Giang rất thuận lợi trong việc phát triển cây ăn quả nhiệt đới; Người nông dân Tiền Giang cần cù, sáng tạo, nhạy bén trong áp dụng khoa học - kĩ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, ngay từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, nhận rõ tiềm năng, thế mạnh về kinh tế vườn, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã quan tâm và đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, được nông dân chung sức đồng lòng, đã thúc đẩy kinh tế vườn không ngừng phát triển ngoạn mục cả về diện tích - năng suất - sản lượng - giá trị, làm nên nhiều triệu phú, tỉ phú miệt vườn.

Trái cây Tiền Giang hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của tỉnh và là sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng phát triển nhất. Tiền Giang đứng hàng đầu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất cây ăn quả. Trong đó, các loại cây trồng như khóm, xoài, vú sữa, sầu riêng, bưởi, nhãn, thanh long, sơ-ri... đã hình thành được thương hiệu trên thị trường và tiêu thụ khá tập trung.

Với những chủ trương đúng đắn của Ủy Ban nhân dân và những giải pháp thiết thực của ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang, phong trào phát triển kinh tế vườn ở Tiền Giang thời gian qua phát triển mạnh mẽ. Nông dân đã tích cực cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, tận dụng diện tích ngoài đê bao để lập vườn và trồng những cây đặc sản có giá trị kinh tế, góp phần đưa diện tích vườn cây ăn quả của tỉnh lên hơn 68.000 ha. Như vậy, phát triển cây ăn quả đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho kinh tế - xã hội Tiền Giang.

Xét về hiệu quả về kinh tế: Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, giá trị sản xuất cây ăn quả theo giá hiện hành năm 2013 đạt 15.220,5 tỉ đồng, chiếm 55,9% giá trị ngành trồng trọt tỉnh Tiền Giang.

Hiệu quả về xã hội: Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ góp phần tạo thêm việc làm và sẽ tăng được thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, góp phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu xã hội cơ bản của tỉnh, tiêu biểu nhất đó là thành tựu của công tác giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới, từng bước rút ngắn khoảng cách về đời sống giữa thành thị với nông thôn.

Ngoài ra, phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ góp phần phổ biến chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ nâng cao nhận thức của người dân về kĩ thuật canh tác, bảo quản, chế biến và thị trường trước các yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá về cơ chế chính sách, đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.

Hiệu quả về môi trường sinh thái: Phần lớn cây ăn quả có bộ tán rộng, nhất là các cây ăn quả lâu năm, thời kì giao tán thì được trồng xen với cây trồng khác. Do vậy, phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ làm tăng độ che phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Trồng cây ăn quả sẽ tạo thành những thảm xanh liên tục và lâu bền. Đồng thời quá trình thâm canh sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, như vậy vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, vừa đổi mới cảnh quan và còn có thể gắn với phát triển du lịch sinh thái. Phát triển sản xuất cây ăn quả sẽ tăng diện tích cây xanh mang lại cảnh quan sinh động. Các trang trại vườn cây ăn quả với các mô hình trồng cây ăn quả hợp lí, bền vững khoa học,... không những mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường mà còn mang lại những giây phút nghỉ ngơi cho con người.

Ngoài những hiệu quả trên, trong nỗ lực phát triển kinh tế vườn, tỉnh Tiền Giang đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phù hợp nhằm ổn định và mở rộng đầu ra cho các sản phẩm trái cây của địa phương. Nhờ vậy, trái cây Tiền Giang đã đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng toàn diện và bền vững.

2.1.3. Xác định các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang

Thực hiện các định hướng trong Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã xây dựng, triển khai các chương trình phát triển để nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và năng suất nông sản. Trong đó, chương trình phát triển kinh tế vườn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 – 2015 bước đầu đã hình thành các loại cây là thế mạnh của tỉnh và tăng cường ứng dụng những tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản – nhất là triển khai mô hình đạt chuẩn GlobalGAP đối với các cây ăn quả chủ lực. Các loại cây ăn quả Tiền Giang khá đa dạng và phong phú. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 25 chủng loại cây ăn quả được nhân dân trồng phổ biến [23]. Tuy nhiên, để phát triển cần thiết phải chọn lọc những loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao để tập trung đầu tư. Hiện nay có nhiều tiêu chí để chọn lựa nhưng phổ biến hơn cả vẫn là các tiêu chí của Cull và Chapman. Hai tác giả này đã xây dựng tiêu chuẩn chọn lọc cho việc xác định tiềm năng phát triển thương mại của các loại cây ăn quả. Dựa theo hai phương pháp này kết hợp với các yêu cầu đòi hỏi thị trường hiện nay, tỉnh đã đưa ra các tiêu chí đánh giá xét chọn sản phẩm chủ lực dựa trên mức độ sản lượng, doanh thu, diện tích trồng, qui mô sản xuất của từng loại sản phẩm và có ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (xem Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Tiêu chí chọn các sản phẩm cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang [34]

STT Sản phẩm nông nghiệp trDiồng toàn ện tích vùng (ha) Diện tích trồng tập trung (ha) không nhỏ hơn Sản lượng (Tấn/năm) 1 Xoài cát Hòa Lộc 1500 200 20.000 2 Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim 1500 200 28.000 3 Sầu riêng 1500 200 15.000 4 Bưởi lông Cổ Cò 1000 100 10.000

5 Thanh long Chợ Gạo 1000 100 15.000

6 Khóm (dứa) Tân Lập 3000 500 60.000

Nằm trong nỗ lực nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế vườn và thu nhập cho nông dân cũng như đưa trái cây Tiền Giang xuất khẩu, tỉnh đã xác định 7 loại cây ăn quả chủ lực, được cấp nhãn hiệu hàng hóa tập thể gồm: Xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, sơ-ri Gò Công, khóm Tân Lập, thanh long Chợ Gạo và bưởi lông Cổ Cò.

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố cây ăn quả chủ lực tỉnh Tiền Giang chủ lực tỉnh Tiền Giang

2.1.3.1. Các nhân tố bên trong

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: là nhân tố qui định sự có mặt (hay không có mặt), thuận lợi (hay khó khăn) của hoạt động sản xuất cây ăn quả. Chính vì vậy mà tỉnh Tiền Giang tuy có diện tích không lớn nhưng với sự ảnh hưởng của vị trí địa lí cùng với tính chất tự nhiên mỗi nơi khác nhau sẽ hình thành nên các vườn trồng cây ăn quả khác nhau. Ví dụ vùng xâm nhập mặn Gò Công thích hợp phát triển cây sơ-ri, vùng phèn hóa Đồng Tháp Mười thích hợp pháp triển cây khóm và vùng ven sông Tiền thích hợp trồng cây bưởi, sầu riêng, xoài...

Địa hình của Tiền Giang tương đối bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hóa, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả chủ lực.

Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, thổ nhưỡng Tiền Giang phát triển trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo khá rõ rệt nên khá phong phú và đa dạng về chủng loại, được phân bố tập trung theo các khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Với 4 nhóm đất chính cùng 14 loại đất thì tỉnh có khả năng phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây ăn quả đa dạng, thuận lợi phát triển từng loại cây ăn quả trên từng loại đất khác nhau.

Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành các vùng trồng chuyên canh của tỉnh; Còn lại 19% (45.912 ha) là nhóm đất phèn và 14% (34.552 ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình “Khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười”, chương trình “Ngọt hoá Gò Công”, đã từng bước mở rộng vùng trồng cây ăn quả sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây khóm thuộc huyện Tân Phước.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các nhóm đất tỉnh Tiền Giang năm 2010 [12]

Xác định về năng suất là xác định tỉ lệ so với năng suất tối đa mà cây trồng đạt được ở Tiền Giang. Qua đó, có thể chia các đơn vị thích nghi thành các nhóm đất sau:

Nhóm đất có phổ thích nghi rộng, có nhóm cây ưu thế: Với diện tích là

77.768 ha, các loại đất trong nhóm này có thể thích nghi nhiều loại cây hoặc nhiều kiểu canh tác. Phát triển cây trồng ở nhóm này cho hiệu quả kinh tế cao với chi phí canh tác thấp. Bao gồm các đơn vị:

53% 15% 19% 3% 10% Nhóm đất phù sa Nhóm đất mặn Nhóm đất phèn Nhóm đất cát giồng Nhóm đất khác

- Thích nghi trồng lúa và cây lâu năm với lúa là ưu thế: diện tích là 35.610 ha. Đặc điểm của đơn vị thích nghi này là đất có kết cấu nặng, độ phì từ khá đến cao, ngập trong khoảng từ 0,6 mét đến 1 mét. Việc trồng cây ăn quả có nhiều hạn chế do đất kết cấu nặng, bị ảnh hưởng của lũ hoặc hạn hán.

- Thích nghi trồng lúa và cây lâu năm với cây lâu năm là ưu thế: diện tích là 42.158 ha. Đặc điểm của đơn vị thích nghi này là vùng đất cù lao, ven đê sông rạch lớn, có kết cấu trung bình, độ phì khá, ít ngập nước. Tuy khó canh tác lúa khó khăn nhưng việc phát triển vườn cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao. Khu vực này là vùng chuyên canh các vườn cây ăn quả thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành.

Nhóm đất có phổ thích nghi rộng, có nhóm cây ưu thế không rõ ràng:

Với diện tích là 118.357 ha, các loại đất thuộc nhóm này có thể thích nghi với 2 - 3 kiểu canh tác. Gồm các đơn vị:

- Thích nghi trồng lúa và cây lâu năm: có diện tích là 42.835 ha. Đặc điểm của loại đơn vị thích nghi này là độ phì đất từ trung bình đến khá cao, ngập lũ tối đa không vượt quá 0,6 mét, vì vậy có thể trồng lúa và cây lâu năm. Trong trường hợp trồng cây lâu năm phải liên tiếp chống ngập đối với vườn cây ăn quả, hiệu quả không cao bằng đất cù lao và đê sông, chủng loại cây trồng cũng nghèo nàn hơn vì có đất kết cấu nặng và càng xa kênh rạch càng khó tiêu nước.

- Thích nghi trồng lúa và cây trên líp: có diện tích là 21.515 ha. Đặc điểm của đơn vị thích nghi này là đất phèn, tầng phèn nằm sâu, ngập lũ với thời gian khá lâu. Việc canh tác trên nhóm đất này có mốt số trở ngại vì phèn phát triển và nguồn nước hạn chế, vì vậy muốn tăng năng suất cần phải cải tạo đất và chủ động nguồn nước tưới. Loại đất này có thể lên líp vượt lũ hoặc khoanh đê bao để trồng khóm và một số loại cây ăn quả khác nhưng cần chú ý tác động môi trường (sinh phèn, cản đường thoát lũ).

- Thích nghi trồng lúa và luân canh màu: diện tích là 6.464 ha. Đặc điểm của đơn vị thích nghi này là đất có độ phì từ trung bình đến khá nên thích nghi

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)