6. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Hệ thống canh tác và quy mô sản xuất
Về hệ thống canh tác, tồn tại song song hai loại vườn: vườn chuyên (chủ yếu là sầu riêng (Cai Lậy), bưởi, xoài (Cái Bè), vú sữa (Châu Thành), thanh long (Chợ Gạo), khóm (Tân Phước), sơ-ri (Gò Công Đông) và vườn hỗn hợp, vườn xen.
Bên cạnh tăng diện tích vườn chuyên canh, vấn đề chất lượng hiện nay cũng được nhà vườn Tiền Giang đặc biệt quan tâm. Hầu hết nhà vườn đã áp dụng triệt để các tiến bộ kĩ thuật như: kĩ thuật bón phân cân đối (bón phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, bón cân đối và hợp lí khoáng chất NPK), kĩ thuật để cỏ trong vườn chống bốc, thoát hơi nước, tạo sự cân bằng sinh thái cho vườn cây, kĩ thuật tạo cành, tỉa tán (nhằm trẻ hóa vườn cây), xử lí cành bị dịch hại được nhà vườn áp dụng trên 80%, tăng khoảng 35% so với 2006. Đặc biệt là sử dụng nấm Trichogedma để quản lí nhóm nấm gây hại gốc cây ăn quả cũng được nhà
Xoài Bưởi Sầu riêng Vú sữa Khóm ThanhLong Sơ-ri
2000 8,94 3,24 8,38 14 10,24 13,5 0 2005 10,83 9,71 8,8 18,13 11,98 13,71 0 2010 13,08 12,24 15,61 18,67 16,56 17,4 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 tấn/ha
vườn áp dụng thành thạo và hiệu quả [23]. Đồng thời mạnh dạn thay thế giống chất lượng kém bằng các giống có chất lượng cao hơn, đã giúp cho nhà vườn có thu nhập bình quân từ 45 đến 100 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu nhập từ 100 triệu đến 300 triệu đồng/ha đối với những vùng trồng sầu riêng và cây bưởi. Nét chuyển biến nhất là nông dân mạnh dạn thay đổi cách làm từ số lượng sang chất lượng, từ đó giá trị trái cây được nâng lên rõ rệt, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Về qui mô sản xuất, hầu hết là sản xuất qui mô nông hộ với bình quân 3.000 - 4.000 m2/hộ; Với qui mô canh tác phân tán, tuy dễ chăm sóc và áp dụng kĩ thuật nhưng dẫn đến nhiều trở ngại trong việc điều tiết chế độ nước để rải vụ và khó tạo được lượng trái cây có qui cách tương đối đồng nhất với qui mô tập trung, và khó đạt được hiệu quả trong việc xây dựng tiêu chuẩn hóa ở qui mô đồng loạt. Diện tích cây ăn quả bình quân mỗi hộ còn thấp, sản xuất còn manh mún, tự phát, việc hình thành các vườn chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn... còn nhiều khó khăn; Nhiều giống trên một chủng loại; Năng suất cao nhưng chất lượng còn rất thấp, độ đồng đều của sản phẩm chưa đảm bảo tạo nên khả năng cạnh tranh và cung cấp cho chế biến, xuất khẩu còn hạn chế.
Tỉnh Tiền Giang ưu tiên quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung trên cơ sở quy hoạch kiểm soát lũ để định hình ba vùng chuyên canh (vùng đất nhiễm phèn, vùng mặn, lợ và vùng nước ngọt) nhằm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, từng bước sản xuất theo đơn đặt hàng của thị trường.