Giải pháp về nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm cây ăn

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 106 - 108)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.8. Giải pháp về nâng cao hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm cây ăn

* Nắm vững thông tin, thị trường giá cả, cung cầu các sản phẩm chủ lực Xây dựng kế hoạch thu thập và xử lí thông tin thị trường, tuyên truyền phổ biến, cung cấp kịp thời thông tin thị trường sau khi thu thập, xử lí cho các bên liên quan, nhất là yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường đối với từng chủng loại trái cây.

* Rà soát lại quy hoạch về tình hình đầu tư sản xuất trái cây trên địa bàn tỉnh

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng cây ăn quả theo các loại sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh. Cần thực hiện đồng bộ từng bước hoàn thiện các vùng chuyên canh cây ăn quả của tỉnh.

* Sản xuất theo chuỗi giá trị và nâng cấp chuỗi giá trị đối với các sản phẩm cây ăn quả chủ lực của tỉnh, xây dựng các mô hình thí điểm về liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức sản xuất chuỗi giá trị đối với cây thanh long (bổ sung, hoàn chỉnh), xoài, từng bước mở rộng với sản phẩm trái cây chủ lực khác của tỉnh như khóm, sơ-ri...

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ so trái cây với các HTX, các tổ hợp tác, hộ kinh doanh hoặc ký trực tiếp với nông dân.

- Cùng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác để nâng cao chất lượng và liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

* Sử dụng các công cụ tài chính để liên kết chuỗi giá trị

- Nghiên cứu và đề xuất việc hỗ trợ vay ưu đãi cho các mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ trái cây.

- Hỗ trợ công tác kế toán HTX.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trái cây tiếp cận với nguồn vốn vay.

- Hỗ trợ, khuyến khích sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP.

- Rà soát việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lí đối với các sản phẩm cây ăn quả chủ lực của tỉnh Tiền Giang.

- Ưu tiên triển khai các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ sinh học, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên cây ăn quả, nghiên cứu các giống cây ăn quả, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm chế biến từ trái cây.

- Nghiên cứu triển khai các đề tài ứng dụng phế phẩm sinh học, vi sinh trong canh tác và bảo vệ thực vật; Xây dựng, vận hành và duy trì các hệ thống

quản lí thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nghiên cứu hoặc tiếp nhận công nghệ bảo quản, chế biến trái cây.

Một phần của tài liệu phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh tiền giang, hiện trạng và giải pháp (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)