Hàm lượng protein

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của các dòng lúa lai ở thế hệ thứ 8 của tổ hợp lai giữa các dòng đột biến từ tám xuân đài và dự hải hậu (Trang 84 - 122)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4. Hàm lượng protein

Prôtêin dự trữ ở hạt lúa chủ yếu được tích luỹ trong nội nhũ dưới dạng prôtêin khối, bao gồm hai dạng PB-I và PB-II. Các prôtêin này được chia thành 4 nhóm khác nhau: allbumin (tan trong nước), globulin (tan trong nước muối trung tính loãng), Prôlamin (tan trong rượu etylic 70%) và glutein (tan trong kiềm loãng), phần còn lại không được chiết suất bởi các dung môi trên. Thành phần nhóm Prôtêin thay đổi theo các giống. Tỉ lệ này ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng của hạt, bởi vì các nhóm prôtêin có thành phần axit amin khác nhau, đặc biệt là các axit amin không thay thế. Thành phần các axit amin ở mỗi nhóm prôtêin do yếu tố di truyền quy định, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Trong các nhóm prôtêin, albumin và globulin có thành phần cân đối hơn, chứa nhiều axit amin không thay thế quan trọng, còn glutêin và đặc biệt là nhóm prôlamin có thành phần axit amin không cân đối, nghèo các axit amin không thay thế như Lizin, triptophan, methyonin…(Aung, P. T. Kumamaru and H. Datoh, 2000), [dẫn theo 18].

Thành phần và hàm lượng các axit amin trong prôtêin của các giống lúa khác nhau là khác nhau do tỉ lệ giữa các nhóm prôtêin của chúng khác nhau. Lê Doãn Diên, 1977 cho rằng: tỉ số glutêin/prolamin trong các sản phẩm nông nghiệp nói chung và trong lúa gạo nói riêng, phản ánh một cách chính xác chất lượng sản phẩm về phương diện prôtêin. Prôtêin lúa gạo Việt Nam có thành phần các nhóm như sau: albumin 4 – 10%; globulin 6 – 12%; prôlamin 5 – 9%; glutêin 70,5 – 80%. Hàm lượng prôtêin glutêin khá cao chứng tỏ phẩm chất và giá trị dinh dưỡng của lúa gạo Việt Nam (Nguyễn Đăng Hùng, 1993), [dẫn theo 14].

Về dinh dưỡng, gạo có prôtêin cao tốt hơn gạo có lượng prôtêin bình thường. Hàm lượng prôtêin được điều khiển bởi đa gen, chịu ảnh hưởng bởi môi trường khá mạnh mẽ, Juliano (1990). Dù bị ảnh hưởng nhiều bởi giống và môi trường, hàm lượng prôtêin của lúa trung bình khoảng 7% ở gạo đã chà, và 8% ở gạo lức. Lượng acid amin của lúa rất cân đối, ví dụ lượng lysine chiếm trung bình từ 3,8 đến 4% trong prôtêin.[10]

Hàm lượng prôtêin thấp thể hiện tính trội hơn hàm lượng prôtêin cao, Erickson (1969), Mohanty và Reddy (1972), HilleRisLamber và cộng sự (1973), Chang và Lin (1974), IRRI (1977). [17]

Di truyền tính trạng hàm lượng prôtêin trong hạt gạo do đa gen điều khiển có hệ số di truyền khá thấp, có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ tương tác giữa kiểu gen và môi trường, Chang và Somrith (1979). Giống có hàm lượng prôtêin cao thường liên kết với đặc tính thời gian sinh trưởng ngắn và trọng lượng hạt nhẹ, HilleRisLamber và cộng sự (1973), Vijayachandra và Mohanty (1977). [17]

Hàm lượng prôtêin và amylose được xem như là kết quả tương tác giữa môi trường và tính trạng di truyền của từng cá thể, Gomez (1979). [17]

Bảng 3.27. Kết quả phân tích hàm lượng protein

Dòng Kết quả (Đơn vị %) 3.6 8,25 4.6 8,81 7.1 9,38 9.9 8,81 1.12 8,81 7.9 8,44 4.5 8,56 1.5 8,56 1.4 9,06 7.2 8,81

Theo số liệu bảng 3.27 cho thấy hàm lượng protein của các dòng nghiên cứu có sự sai khác không nhiều, dao động khoảng 1,13%, trong đó dòng có hàm lượng prtein cao nhất là D7.1 (9,38%) và thấp nhất là D3.6 (8,25%). Các dòng nghiên cứu được trồng trong cùng điều kiện môi trường với chế độ chăm sóc như nhau nhưng kết quả cho thấy hai dòng D7.1 và D1.4 có hàm lượng protein cao hơn hẳn các dòng còn lại điều này có thể do gen quy định hàm lượng protein trong 2 dòng này là các gen lặn. Các dòng nghiên cứu có đều có hàm lượng protein lớn hơn 7- 8% (hàm lượng protein trung bình) điều đó chứng tỏ các dòng nghiên cứu là các dòng lúa

chất lượng tốt, tuy nhiên D7.1 là dòng có hàm lượng lớn protein lớn nhất đồng thời D7.1 cũng là dòng có nhiều tính trạng tốt nên phù hợp nhất với mục tiêu chọn giống chất lượng cao. Ngược lại, D3.6 là dòng có nhiều tính trạng tốt, năng suất cao nhưng hàm lượng protein lại thấp nhất trong các dòng nghiên cứu nhưng nếu so với các giống lúa khác thì D3.6 được xếp vào dòng có hàm lượng protein cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ số liệu thực nghiệm và những điều phân tích ở trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Sự đa dạng về các tính trạng của các dòng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Tính trạng có sự đa dạng cao là tính trạng chiều dài lá đòng, dài lá công năng, chiều cao cây, tính trạng có độ đa dạng thấp là: chiều rộng lá đòng và chiều rộng lá công năng, chiều dài cổ bông.

Dòng D.3.6 có đặc điểm: cơm mềm, thơm và có năng suất cao nhất trong các dòng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu chọn giống năng suất cao.

Dòng D7.1 có đặc điểm: cơm thơm và có hàm lượng protein cao nhất trong các dòng nghiên cứu, nên phù hợp cho việc chọn giống chất lượng cao.

Các dòng lúa nghiên cứu đều có thời gian sinh trưởng trung bình, thuộc loại hình có chiều cao trung bình, lá dài, mỏng và rủ, độ rộng phiến lá trung bình, hạt không có râu, vỏ trấu nâu hoặc vàng nâu, khả năng chống đổ cao, khả năng đẻ nhánh thấp, bông dài, khối lượng 1000 hạt thấp, số bông hữu hiệu trên khóm ở mức thấp, số hạt chắc trên bông cao.

KIẾN NGHỊ

Cần tiếp tục nghiên cứu ở mức sâu hơn về thành phần gen để xác định được sự đa dạng về kiểu gen.

Cần tiếp tục nghiên cứu và tìm biện pháp cải tạo tính trạng chiều dài cổ bông để phù hợp với mục tiêu chọn giống.

Mặc dù các dòng đã mất tính cảm quang nhưng thời gian sinh trưởng ở mức trung bình, cần có biện pháp cải tạo, gây đột biến rút ngắn hơn nữa thời gian sinh trưởng để phù hợp với mục tiêu thâm canh tăng vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Hữu Ất (1997), Nghiên cứu hiệu quả gây đột biến của tia gamma (Co60

) ở các thời điểm khác nhau của chu kì gián phân đầu tiên trên hạt lúa nảy mầm của một số giống lúa đặc sản Việt Nam, luận án PTS Sinh học, ĐHSP Hà Nội. 2. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến

giống lúa, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (1999), “Ứng dụng DNA marker trong đánh giá quỹ gen cây lúa”, Báo cáo khoa học, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội, 9 – 10/12/1999, Tr. 1216 – 1273.

4. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2001), “Nguồn tài nguyên di truyền cây lúa”,

Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, Tập I, Tr. 117 – 172, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Minh Công và cộng sự, Phân tích di truyền một số đột biến về chiều cao

cây từ giống lúa nếp 415, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm số 4 – 2000.

6. Nguyễn Thành Công, Nghiên cứu vai trò của sự phối hợp giữa phát sinh đột biến thực nghiệm và lai hữu tính trong việc tạo – chọn giống lúa khảo nghiệm Tám Dự 1, khóa luận tốt nghiệp.

7. Cục Bảo vệ môi trường (2007), Khái niệm đa dạng Sinh học, Trang tin điện tử

www.nea.gov.vn/html/DDSH/dulieu1/khainiem/.

8. Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Thị Lang (2004), “Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR và STS để chọn giống lúa kháng bệnh đạo ôn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (12/2004): 1669 – 1672.

9. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề về cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 10. Bùi Huy Đáp (2002), Cây lúa Việt Nam thế kỉ 20, Tập I, Tr. 173/229 NXB

11. Trần Văn Đạt (2005), Sản xuất lúa gạo thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21, NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

12. Vũ Thị Hằng (2010), Sự phát sinh đột biến do chiếu xạ tia gamma (nguồn Co60

) vào hạt nảy mầm M0 của các giống: Tám Dự 1 và Tám Dự 2, ĐHSP Hà Nôi. 13. Đặng Quang Hào, Nguyễn Thị Lang (2006), “Ứng dụng microsatellite markers

để đánh giá bệnh bạc lá trên lúa địa phương (Oryza sativa L.)”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn (12/2006): 19 – 24.

14. Phan Phước Hiền, Frederic Gay, Lê Xuân Thám, Hồ Đăng Vang, Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Hữu Hè, Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), “Bước đầu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biến đổi mùi thơm của giống lúa Basmati và Tám thơm trước và sau đột biến bằng tia gamma tại Thừ thiên Huế và Sóc Trăng”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, số 64 (B).

15. Lê Quang Huy (2008), “Nghiên cứu sự phát sinh di truyền một số đột biến ở giống lúa tẻ thơm nhập nội”. Luận văn thạc sĩ Sinh học. Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. P.R. Jenning, W.R.Coffman, H.E.Kauffman (1979), Cải tiến giống lúa, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế, Đại học Cần Thơ.

17. Lê Quang Khôi (2008), Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp canh tác nhằm duy trì và mở rộng sản xuất lúa tám thơm ở miền Bắc Việt Nam, luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

18. Nguyễn Thị Lang, Bùi Thị Dương Khuyều, Nguyễn Tiến Huyền, Vũ Hiếu Đông, Bùi Chí Bửu (2005), “Đánh giá tài nguyên di truyền của lúa đặc sản địa phương vùng ĐBSCL bằng marker vì vệ tinh (microsatellite)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kỳ I- tháng 9/2006.

19. Trần Văn Minh (2004) (Chủ biên), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Mong (2005), Nghiên cứu đặc điểm và bản chất di truyền của một số đột biến từ một số giống lúa tẻ đặc sản Nam Bộ, luận án Tiến sĩ Sinh học, ĐHSP Hà Nội.

21. Trần Duy Quý (2002), Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, Tập I, Tr. 173 – 229, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Quỳnh (2004), Đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên giống lúa địa phương miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

23. Trần Danh Sửu (2008), Đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên lúa tám đặc sản miền Bắc Việt Nam,Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

24. Trần Danh Sửu, Lưu Ngọc Trình (2001), “Sử dụng chỉ thị ADN để nghiên cứu quan hệ di truyền tiến hóa của lúa địa phương các vùng Tây Bắc và Tây Nam nước ta “, Thông tin công nghệ Sinh học ứng dụng số 1/ 2001. Tr. 25– 29. Viện Di truyền Nông nghiệp.

25. Trần Danh Sửu, Đỗ Đức Tuyến, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2004), “Nghiên cứu đa dạng di truyền các giống lúa do nông dân đặt tên (Oryza sativa) trên cơ sở phân tích đẳng men”, Bảo tồn nội vi tài nguyên cây trồng vì sự phát triển bền vững, Tr. 54 – 60, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

26. Nguyễn Đức Thành, Phan Thị Bảy, Lê Hồng Điệp (1999), “Phát triển và ứng dụng các chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đa dạng lúa” Báo cáo khoa học, Hôi nghị công nghệ sinh học toàn quốc 1999, Tr. 1205 – 1215.

27. Lưu Ngọc Trình (1995), “Phân loại nhanh lúa indicajaponica lúa trồng Châu Á”, Thông tin công nghệ sinh học và ứng dụng, tháng 1, 2.

28. Lưu Ngọc Trình (2005), Bài giảng lớp cao học, Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

29. Lưu Ngọc Trình (2007), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật phục vụ cho mục tiêu lương thực và nông nghiệp” năm2006, Hà Nội.

Tiếng Anh

30. Chang T.T (1964), Pressent knowledge of rice genetics and cytogenetics, IRRI losbanos, lagura. The Philippines.

31. Chen W.B, Y.I Sato, I. Nakamura, H. Nakai (1994), “Indica – Japonica

differentiation in Chinese traditional rice cultivars” Euphtica, 74: 195 – 201.

32. IRRI (1996), Standard evaluation system for rice, 4th ed, IRRI, Manila.

33. Khush G. S. (1994), “Modern varieties, their real contribution to food and supply and equity”. Geo. Juornal.

Nguồn Internet

34. http://www.caylua.vn 35. http://www.fao.org.vn 36. http://www.rice.com.vn

PHỤ LỤC

So sánh về TT chiều cao cây vụ xuân

Nội dung so sánh Dấu hiệu Sự khác biệt +/- giới hạn

3.6 – 4.6 -1.30 4.11 3.6 – 7.1 * -7.37 4.11 3.6 – 9.9 4.03 4.11 3.6 – 1.12 -0.37 4.11 3.6 – 7.9 0.43 4.11 3.6 – 4.5 -2.97 4.11 3.6 – 1.5 1.40 4.11 3.6 – 1.4 1.97 4.11 3.6 – 7.2 -4.00 4.11 4.6 – 7.1 * -6.07 4.11 4.6 – 9.9 * 5.33 4.11 4.6 – 1.12 0.93 4.11 4.6 – 7.9 1.73 4.11 4.6 – 4.5 -1.67 4.11 4.6 –1.5 2.70 4.11 4.6 – 1.4 3.27 4.11 4.6 – 7.2 -2.70 4.11 7.1 – 9.9 * 11.40 4.11 7.1 – 1.12 * 7.00 4.11 7.1 – 7.9 * 7.80 4.11 7.1 – 4.5 * 4.40 4.11 7.1 – 1.5 * 8.77 4.11 7.1 – 1.4 * 9.33 4.11 7.1 – 7.2 3.37 4.11 7.1 – 1.12 * -4.40 4.11 9.9 – 7.9 -3.60 4.11 9.9 – 4.5 * -7.00 4.11 9.9 – 1.5 -2.63 4.11 9.9 – 1.4 -2.07 4.11 9.9 – 7.2 * -8.03 4.11 1.12 –7.9 0.80 4.11 1.12 – 4.5 -2.60 4.11 1.12 – 1.5 1.77 4.11 1.12 – 1.4 2.33 4.11 1.12 – 7.2 -3.63 4.11 7.9 – 4.5 -3.40 4.11 7.9 – 1.5 0.97 4.11 7.9 – 1.4 1.53 4.11 7.9 – 7.2 * -4.43 4.11 4.5 – 1.5 * 4.37 4.11 4.5 – 1.4 * 4.93 4.11 4.5 – 7.2 -1.03 4.11 1.5 – 1.4 0.57 4.11 1.5 – 7.2 * -5.40 4.11 3.6 – 7.2 * -5.97 4.11

So sánh về TT chiều dài lá đòng vụ xuân

Nội dung so sánh Dấu hiệu Sự khác biệt +/- giới hạn

3.6 – 4.6 -0.60 2.22 3.6 – 7.1 * 2.97 2.22 3.6 – 9.9 0.57 2.22 3.6 – 1.12 -0.23 2.22 3.6 – 7.9 * -5.00 2.22 3.6 – 4.5 1.33 2.22 3.6 – 1.5 -0.63 2.22 3.6 – 1.4 1.57 2.22 3.6 – 7.2 * 4.27 2.22 4.6 – 7.1 * 3.57 2.22 4.6 – 9.9 1.17 2.22 4.6 – 1.12 0.37 2.22 4.6 – 7.9 * -4.40 2.22 4.6 – 4.5 1.93 2.22 4.6 – 1.5 -0.03 2.22 4.6 – 1.4 2.17 2.22 4.6 – 7.2 * 4.87 2.22 7.1 – 9.9 * -2.40 2.22 7.1 – 1.12 * -3.20 2.22 7.1 – 7.9 * -7.97 2.22 7.1 – 4.5 -1.63 2.22 7.1 –1.5 * -3.60 2.22 7.1 – 1.4 -1.40 2.22 7.1 – 7.2 1.30 2.22 9.9 – 1.12 -0.80 2.22 9.9 – 7.9 * -5.57 2.22 9.9 – 4.5 0.77 2.22 9.9 – 1.5 -1.20 2.22 9.9 – 1.4 1.00 2.22 9.9 – 7.2 * 3.70 2.22 1.12 – 7.9 * -4.77 2.22 1.12 – 4.5 1.57 2.22 1.12 – 1.5 -0.40 2.22 1.12 – 1.4 1.80 2.22 1.12 – 7.2 * 4.50 2.22 7.9 – 4.5 * 6.33 2.22 7.9 – 1.5 * 4.37 2.22 7.9 – 1.4 * 6.57 2.22 7.9 – 7.2 * 9.27 2.22 4.5 – 1.5 -1.97 2.22 4.5 – 1.4 0.23 2.22 4.5 – 7.2 * 2.93 2.22 1.5 – 1.4 2.20 2.22 1.5 – 7.2 * 4.90 2.22 1.4 – 7.2 * 2.70 2.22

So sánh về TT chiều lá công năng vụ xuân

Nội dung so sánh Dấu hiệu Sự khác biệt +/- giới hạn

3.6 – 4.6 * -3.43 3.36 3.6 – 7.1 * 7.63 3.36 3.6 – 9.9 1.17 3.36 3.6 – 1.12 -2.33 3.36 3.6 – 7.9 * -5.80 3.36 3.6 – 4.5 * 3.87 3.36 3.6 – 1.5 0.23 3.36 3.6 – 1.4 * 3.77 3.36 3.6 – 7.2 * 4.67 3.36 4.6 – 7.1 * 11.07 3.36 4.6 – 9.9 * 4.60 3.36 4.6 – 1.12 1.10 3.36 4.6 – 7.9 -2.37 3.36 4.6 – 4.5 * 7.30 3.36 4.6 – 1.5 * 3.67 3.36 4.6 – 9 * 7.20 3.36 4.6 – 7.2 * 8.10 3.36 7.1 – 9.9 * -6.47 3.36 7.1 – 1.12 * -9.97 3.36 7.1 – 7.9 * -13.43 3.36 7.1 – 4.5 * -3.77 3.36 7.1 – 1.5 * -7.40 3.36 7.1 – 1.4 * -3.87 3.36 7.1 – 7.2 -2.97 3.36 9.9 – 1.12 * -3.50 3.36 9.9 – 7.9 * -6.97 3.36 9.9 – 4.5 2.70 3.36 9.9 – 1.5 -0.93 3.36 9.9 – 1.4 2.60 3.36 9.9 – 7.2 * 3.50 3.36 1.12 – 7.9 * -3.47 3.36 1.12 – 4.5 * 6.20 3.36 1.12 – 1.5 2.57 3.36 1.12 – 1.4 * 6.10 3.36 1.12 – 7.2 * 7.00 3.36 7.9 – 4.5 * 9.67 3.36 7.9 – 1.5 * 6.03 3.36 7.9 – 1.4 * 9.57 3.36 7.9 – 7.2 * 10.47 3.36 4.5 – 1.5 * -3.63 3.36 4.5 – 1.4 -0.10 3.36 4.5 – 7.2 0.80 3.36 1.5 – 1.4 * 3.53 3.36

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của các dòng lúa lai ở thế hệ thứ 8 của tổ hợp lai giữa các dòng đột biến từ tám xuân đài và dự hải hậu (Trang 84 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)