5. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Một số tính trạng hình thái thân
3.1.1.1. Màu sắc thân, lá
Các dòng lai sử dụng trong nghiên cứu đều có thân màu xanh, ở cả vụ xuân và vụ mùa. Hầu hết các giống lúa hiện nay đều có thân màu xanh, thân màu xanh tạo điều kiện thuận lợi cho sự quang hợp và làm tăng năng suất sinh học của lúa.
Hình 3.1. Màu sắc thân các dòng lúa
3.1.1.2. Tính trạng chiều cao cây
Bảng 3.1. Kết quả thống kê về chiều cao cây vụ xuân
Dòng Mẫu TB SD Nhỏ nhất Lớn nhất 3.6 30 120.77 6.12 111.0 132.0 4.6 30 122.07 7.39 111.0 132.0 7.1 30 128.13 5.26 116.0 157.0 9.9 30 116.73 5.28 111.0 127.0 1.12 30 121.13 7.37 110.0 135.0 7.9 30 120.33 6.88 112.0 132.0 4.5 30 123.73 6.20 115.0 135.0 1.5 30 119.37 7.65 112.0 135.0 1.4 30 118.80 5.98 110.0 126.0 7.2 30 124.77 8.09 113.0 134.0 Tổng 300 121.58 8.54 110.0 157.0
Bảng 3.2. Sự khác biệt về TT chiều cao cây vụ xuân
Dòng Mẫu Trung bình Sai khác thống kê
9.9 30 116.73 X 1.4 30 118.80 XX 1.5 30 119.37 XX 7.9 30 120.33 XXX 3.6 30 120.77 XXXX 1.12 30 121.13 XXX 4.6 30 122.07 XXX 4.5 30 123.73 XX 7.2 30 124.77 XX 7.1 30 128.13 X
Biểu đồ 3.1. So sánh TT chiều cao cây giữa vụ xuân và vụ mùa
Chiều dài thân được đo từ mặt đất đến đầu mút bông dài nhất trong khóm, vào giai đoạn sinh trưởng 7 – 9.
. Hơn bất cứ đặc điểm nào khác, chiều dài thân có liên quan tới tính đổ ngã, tỷ lệ hạt và rơm, tính cảm ứng với phân đạm và tiềm năng cho năng suất cao. Thân rạ cao, dễ đổ ngã sớm, bộ lá rối, tăng hiện tượng bóng rợp tạo điều kiện cho sâu bệnh cư trú, gây hại, cản trở quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp về hạt làm cho hạt bị lửng và giảm năng suất. Chiều dài thân lúa thích hợp là: 80 – 100cm, có thể
đến 120 cm, trong một số điều kiện nhất định (Jenning và cs., 1979) (dẫn theo [1]). Thân cao 90-100 cm được coi là chiều cao lý tưởng về năng suất.
Hình 3.2. Sự đa dạng về TT chiều cao cây của các dòng lúa
Chiều cao thân là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất, những giống có chiều cao thân thấp, thân rạ cứng thường là những giống chịu thâm canh cao, khả năng tích luỹ vật chất lớn, có tiềm năng năng suất cao. Xu hướng hiện nay là chọn,
D3.6
tạo giống lúa mới năng suất cao, phẩm chất tốt, cây thấp, chịu thâm canh, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh.
Số liệu trong bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy chiều cao thân của các dòng lai sử dụng trong nghiên cứu ở vụ xuân luôn cao hơn so với vụ mùa, dòng lai có thân cao nhất D7.1 (128.133cm, thấp nhất là D9.9 (116.733cm) ở vụ xuân. Còn ở vụ mùa, cao nhất là D7.1 (124.267cm), thấp nhất là D9.9 (115.0cm).
Khi so sánh chiều dài thân của các dòng lai ở vụ xuân và vụ mùa chúng tôi thấy: chiều dài thân ở vụ xuân và vụ mùa có sự chênh lệch đáng kể, mức độ chênh lệch khác nhau ở các dòng khác nhau, điều đó chứng tỏ chiều dài thân không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường như: thời tiết, chế độ chăm sóc,…
Như vậy, trong các dòng lai nghiên cứu chúng tôi thấy các dòng có chiều dài ngắn nhất lần lượt là D9.9 (116.733cm); D1.4 (118.8cm); D1.5 (119.367cm), điều này rất có ý nghĩa trong công tác chọn, tạo giống cây trồng đặc biệt là trong việc rút ngắn chiều dài thân của các giống đặc sản. Các dòng D9.9 (116.733cm), D1.4 (118.8cm); D1.5 (119.367cm) có thể sử dụng trực tiếp để nhân lên phục vụ sản xuất hoặc làm nguyên liệu trong lai, tạo giống mới tốt hơn.
Nhìn chung, chiều cao của các dòng lúa lai từ tổ hợp lai giữa các dòng đột biến dao động từ 116 – 128 cm, biểu hiện biến dị liên tục về chiều cao cây, D9.9 có độ sai khác hoàn toàn so với D7.2 và D7.1, chứng tỏ chiều cao cây đã biểu hiện tính đa dạng về kiểu gen và chiều cao do nhiều locus gen quy định. (Chang 1964)