Một số tính trạng hình thái hạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của các dòng lúa lai ở thế hệ thứ 8 của tổ hợp lai giữa các dòng đột biến từ tám xuân đài và dự hải hậu (Trang 62 - 64)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.1.4. Một số tính trạng hình thái hạt

3.1.4.1. Hình dạng, kích thước hạt thóc

Hình 3.12. Hình dạng, kích thước hạt thóc của các dòng lúa

Hình dạng hạt thóc là yếu tố trực tiếp quyết định đến năng suất lúa. Các nhà chọn giống trong và ngoài nước đều thừa nhận rằng để tăng năng suất các giống lúa hiện nay, kích thước, hình dạng hạt thóc là một trong những yếu tố rất được quan tâm và cần cải thiện.

Về hình dạng hạt thóc hiện nay dựa trên tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng các nhà chọn giống phân thành 3 dạng cơ bản: tròn (dài/rộng < 1), bầu (dài/rộng: 1-2), dài

D3.6 D4.6

(dài/rộng >2).

Bằng thực nghiệm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, tiềm năng tăng chiều dài hạt cao hơn so với tiềm năng tăng chiều rộng hạt.

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: Chiều dài hạt có sự biểu hiện rất đa dạng, từ hạt có chiều dài trung bình như D1.12, D1.4 và D7.2 (8.2mm), đến dài như D1.5, D4.5 và D7.9 (9.0mm) và rất dài ở các dòng D3.6, D9.9 và D4.6 (9,9mm). Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận, đặc biệt là dòng D3.6 và D4.6 là dòng có hạt thóc dạng hình rất dài, rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất và xuất khẩu. Có thể sử dụng trực tiếp phục vụ sản suất hoặc làm nguyên liệu phục vụ lai tạo giống mới.

3.1.4.2. Mầu sắc hạt thóc

Theo Jenning và cs. (1985) [16], màu sắc vỏ trấu không ảnh hưởng đến năng suất hoặc các đặc tính quan trọng khác nhưng tính trạng này vẫn được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá nguồn gen lúa, đánh giá độ thuần chủng của giống và dòng. Màu sắc vỏ trấu là một tính trạng di truyền đơn gen nếu coi gen đó là gen kiểm soát. Hai màu cơ bản khá phổ biến ở các giống lúa trồng hiện nay là màu vàng rơm và màu vàng. Vì sự di truyền khá đơn giản này, màu sắc vỏ trấu còn được sử dụng làm tiêu chuẩn để kiểm tra, phát hiện các cá thể F1 tự thụ phấn trong các phép lai nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ở cây lúa khi cây có màu hạt vàng được dùng làm mẹ.

Khush và Toenniessen (1991), có tới 13 locus thuộc 7 NST khác nhau chi phối tính trạng màu sắc vỏ trấu, trong đó có 8 locus trực tiếp chi phối màu sắc vỏ trấu là:

Gen Bh quy định vỏ trấu màu đen do 3 alen: Bh-a, Bh-b, Bh-c trên NST 11. Gen Wh nằm trên NST 11 quy định vỏ trấu màu trắng.

Gen Pr Nằm trên NST 11 quy định vỏ trấu màu tím. Gen gf nằm trên NST 6 quy định vỏ trấu màu vàng. Gen Bp nằm trên NST 10 quy định vỏ trấu màu nâu.

Gen Rp nằm trên NST 3 quy định vỏ trấu và vỏ cám màu đỏ.

Gen gh1 nằm trên NST 2, gh2 và gh3 nằm trên NST số 8, cả 3 gen này quy định tính trạng vỏ trấu màu vàng.

Các dòng sử dụng trong nghiên cứu đều có màu sắc hạt vàng hoặc vàng nâu, màu sắc hạt ở các dòng khác nhau không có sự khác biệt dáng kể, ở các vụ khác nhau cũng có màu sắc tương tự, điều này chứng tỏ tính trạng màu sắc hạt phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen và có thể gen gf nằm trên NST 6 quy định vỏ trấu màu vàng, gen Bp nằm trên NST 10 quy định vỏ trấu màu nâu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của các dòng lúa lai ở thế hệ thứ 8 của tổ hợp lai giữa các dòng đột biến từ tám xuân đài và dự hải hậu (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)